Các giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 36 - 39)

Trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển sang cơ chế thị trường nhiều vấn đề cơ bản của cơ chế thị trường chưa được nghiên cứu kỹ. Chính vì vậy do nhiều tác đọng khách quan và chủ quan mà hệ thống pháp luật ở nước ta còn chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Còn có nhiều văn bản của các ngành các cấp chồng chéo nhau đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ thể kinh doanh đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại. Trong điều kiện đó giải pháp tốt nhất để hoàn

thiện hệ thống pháp luật kinh tế là vừa tiến hành xây dựng các văn bản pháp luật về kinh tế vừa nghiên cứu để ban hành bộ luật mới nhằm thống nhất các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật kinh tế.

Trong thời gian qua nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng như: Luật doanh nghiệp, luật thuế và đặc biệt quan trọnglà luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng hai bộ luật này đã tạo hành lang pháp lý khá thuận tợi cho hoạt động của các Ngân hàng. Tuy nhiên sau hơn 1 năm đưa vào đến nay chúng ta vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện hai bộ luật này dẫn đến việc áp dụng chúng chưa được đồng bộ. Chính vì vậy, để luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng thực sự đi vào hoạt động của các ngân hàng thương mại thì cần thiết các cấp các ngành phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực thi hai bộ luật này.

Hiện nay trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp trong các Ngân hàng do còn thiếu các văn bản quy định của nhà nước cho nên việc giải quyết còn gặp rất nhiều khó khăn. Để từng bước tháo gỡ những khó khăn này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của các ngân hàng thương mại cần thiết phải có một số giải pháp như sau :

+Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập một thị trường bất động sản thông qua việc sửa đổi luật đất đai nhằm tháo gỡ những cản trở về mặt pháp lý, làm cho đất đai thực sự được giải phóng, trở thành hàng hóa đặc biệt có khả năng chuyển hóa dễ dàng, linh hoạt như mọi hàng hóa khác trên thị trường.

+Thành lập một ủy ban đặc biệt của chính phủ hoạt động với cơ chế đặc biệt có đủ thẩm quyền sử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh không phải thông qua các cơ quan chức năng giải quyết.

+Đề nghị quốc hội ủy ban thường vụ quốc hội ra các văn bản cho giảm miễn thuế thu nhập trước bạ, lệ phí đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương ... Đối với tài sản đuợc xử lý để tạo điều kiện cho phát mại tài sản giải phóng vốn ứ đọng . +Đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính pháp lý không cần thiết để taọ điều kiện cho tài sản được mua bán chuyển nhượng được dẽ dàng nhanh chóng.

+Thành lập một công ty có chức nănh kinh doanh bất động sản và mua bán dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài.

+Nhà nước cần có phương án quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thông qua việc sắp xếp, phân loại doanh nghiệp, mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cấp thêm vốn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, từng bước tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp mà nhà nước không cần lắm giữ 100% vốn. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước cần phải có những chính sách đầu tư thích đáng, có chính sách thuế phù hợp để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.

Mặt khác nhà nước phải có chính sách lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp như các chính sách về thanh lý tài sản cố định , sử dụng và quản lý các qũy dự phòng tổ chức cơ quan kiểm tra, quản lý thế chấp tài sản và kiểm tra tình hình tài chính của các doanh nghiệp khi vay vốn và sử dụng vốn. Tiếp tục giảm lãi suất Ngân hàng cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta. Nhà nước cũng cần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, thực hiện các chính sách khuyến khích toàn diện. Cần có chính sách ưu đãi hơn nữa cho các nhà đầu tư, tạo một môi trường bình đẳng giữa các nhà đâù tư thuộc các thành phần trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện cơ chế một

cửa trong quan hệ giữa các nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước. Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập nhiều loại quỹ đầu tư để trợ giúp vốn cho các dự án, mở rộng diện cho vay vốn trung và dài hạn từ qũy hỗ trợ đầu tư quốc gia, bổ sung cho qũy này chức năng bảo lãnh tín dụng và trợ cấp thêm một phần lãi suất cho các khoản vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w