2.3.3.1.Giới thiệu
Windows CE là hệ điều hành Microsoft Windows nhỏ nhất so với các hệ điều hành Windows khác. Windows CE được thiết kế để phù hợp với điều kiện nhỏ gọn để nạp trong ROM với một bộ giao diện lập trình trình ứng dụng (Application Programming Interface - API).
Windows CE hỗ trợ đa luồng với giao diện đồ hoạ cho người sử dụng. Điểm mạnh của nó nằm ở kích thước nhỏ bé, tập giao diện lập trình ứng dụng Win32.
2.3.3.2.Lịch sử phát triển
Hệ điều hành Windows CE được phát triển từ khi còn là phiên bản 1.0 – khi nó là một hệ điều hành tổ chức đơn giản. Bắt đầu từ phiên bản Windows CE 2.0 đến ngay, Microsoft đều phát hành các phiên bản nhúng cho hệ điều hành, hỗ trợ người lập trình có thể sử dụng các phần cứng cắm thêm.
Windows CE 2.0 được giới thiệu đồng thời với thiết bị quản lý công việc cầm tay tại triển lãm Fall Comdex 1997. Windows CE 2.0 hỗ trợ thêm hoạt động mạng, bao gồm các chức năng hoạt động mạng chuẩn của windows. Một mô hình bộ điều khiển hiển thị được giới thiệu để trợ giúp mô phỏng độ sâu của điểm ảnh hơn là màn hình hiển thị đơn sắc nguyên thuỷ của Window
CE 1.0. Windows CE 2.0 cũng là hệ điều hành đầu tiên dược phát hành tách biệt hẳn với sản phẩm phần cứng. Người phát triển có thể sử dụng bộ phát triển nhúng cho Windows CE (ETK), cho phép họ có thể tuỳ biến Windows CE thành một nền phần cứng chuyên biệt.
Với sự phát triển của máy tính xách tay dạng Palm đầu những năm 1998, Windows CE cũng đã phát triển lên phiên bản Windows CE 2.01, thư viện chạy C đã được thêm một số hàm xử lý chuỗi, đây là bước chuyển từ thư viện kết nối tĩnh tới file exe và dll sang hệ điều hành. Sự thay đổi này thực sự làm giảm đi kích thước của hệ điều hành và làm giảm kích thước chính các trình ứng dụng chạy trên Windows CE.
Trong tháng 8 năm 1998, Microsoft giới thiệu H/PC Professional với phiên bản mới của hệ điều hành – Windows CE 2.11. Windows CE 2.11 đã được nâng cấp từ Windows CE 2.1. Vài năm sau, Windows CE 2.11 được phát hành cho các môi trường nhúng như là Microsoft Windows CE Platform Builder phiên bản 2.11. Phiên bản phát hành này bao gồm cả hỗ trợ đối với kho đối tượng lưu trữ, cho phép các file trong kho đối tượng có thể lớn hơn 4MB. Phiên bản này cũng hỗ trợ cho dạng bảng điều khiển và một chương trình ngoại trú cmd.exe. Windows CE 2.11 cũng bao gồm cả cổng hồng ngoại tốc độ cao, lên tới 4Mb cũng như là một số chức năng đặc biệt cho việc quảng bá gói tin trên môi trường mạng. Một sự khởi đầu về ý tưởng an ninh đã được giới thiệu trong hệ điều hành Windows CE 2.11, một thiết bị có thể kiểm tra và huỷ bỏ các module không xác định trong quá trình tải. Vào giữa năm 2000, Windows CE 3.0 được phát hành. Điểm mới của phiên bản này là nhân kernel, được tối ưu để hỗ trợ thời gian thực tốt hơn. Nhân mới hỗ trợ 256 luồng ưu tiên (phiên bản trước đó chỉ có 8 luồng), có định lượng để điều chỉnh luồng,... Sự phát triển của Windows CE 3.0 không dừng lại ở nhân. Một thành phần COM mới được thêm vào để bổ sung COM in- proc được hỗ trợ từ Windows CE phiên bản 2.0. Thành phần mới này cũng
bao gồm toàn bộ COM out-of-proc và hỗ trợ DCOM. Lưu trữ dữ liệu cũng đã hỗ trợ 256MB RAM. Kích thước file giới hạn cho phép lên 32MB mỗi file.
Windows CE 3.0 Add-on Pack cho Flatform Builder được thêm nhiều đặc tính sự kiện hơn, bao gồm sự phát triển đa phương tiện hỗ trợ qua một đối tượng media player, phát triển hoạt động mạng (và hỗ trợ XML) với PPTP và hỗ trợ hiển thị màn hình từ xa và lần đầu có sự “trình làng” của giao diện lập trình trình ứng dụng DirectX.