Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn– chi nhánh Từ Liêm (Trang 30)

AGRIBANK là đơn vị hoạt động rất năng động trên thị trường tiền tệ với các đối tác là các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, trong nước và quốc tế.

Hoạt động kinh doanh nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ giúp AGRIBANK sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình, đảm bảo thanh khoản và góp phần tạo ra nguồn thu nhập tốt cho AGRIBANK.Số dư tiền gửi

ngắn hạn trên thị trường tiền tệ của AGRIBANK vào ngày 31/12 theo các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 11,93 ngàn tỷ đồng, 10,96 ngàn tỷ đồng, 13,86 ngàn tỷ đồng và 33,674 ngàn tỷ đồng.

Trong hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, AGRIBANK đã tận dụng được các thời điểm khi lãi suất chiết khấu của các trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên mức rất cao đề ra các quyết định đầu tư hợp lý.Do vậy, danh mục trái phiếu của AGRIBANK có tỷ trọng trái phiếu chính phủ chiếm phần lớn với hiệu quả đầu tư cao, đồng thời AGRIBANK có thể sử dụng linh hoạt các trái phiếu này cho các hoạt động thị trường mở với NHNN khi cần thiết.

Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được AGRIBANK tư vấn cung cấp cho các khách hàng và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình.

Năm 2010, với mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của khách hàng, AGRIBANK đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch ngoại tệ cho khách hàng DN và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng là DN hay tổ chức tập trung vào 1 số mục đích cụ thể như thanh toán quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi giao dịch ngoại tệ của khách hàng cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh,...

AGRIBANK đã giao dịch với khách hàng hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, đô la HongKong, đô la Úc, đô la Canada, đô la Singapore, Franc Thụy Sỹ... thông qua đồng tiền đối ứng là đồng Việt Nam hoặc 1 loại ngoại tệ khác. Tỷ giá giao dịch với khách hàng luôn ở mức cạnh tranh và chiếm được niềm tin của các khách hàng lớn và uy tín.

Bên cạnh thế mạnh là giao dịch ngoại hối với khách hàng, AGRIBANK là 1 trong những ngân hàng có doanh số giao dịch lớn trên thị trường liên ngân hàng. Từ năm 2007 đến nay, AGRIBANK được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là 1 trong những ngân hàng có hệ thống giao dịch và quản trị rủi ro tiên tiến

theo các chuẩn mực quốc tế và có sự ảnh hưởng lớn tới thị trường ngoại hối Việt Nam. Đồng thời AGRIBANK được các ngân hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao qua việc liên tục tăng hạn mức giao dịch ngoại hối cho AGRIBANK trong điều kiện uy tín các đối tác tại Việt Nam đang suy giảm.

Các sản phẩm ngoại hối được giao dịch bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ.Tổng doanh số giao dịch tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số giao dịch ngoại hối năm 2010 là 3,6 tỷ đô la Mỹ; năm 2011 là 4,7 tỷ đô la Mỹ (tăng 131% so với năm 2010), năm 2012 con số trên đã là 6,27 tỷ đô la Mỹ (tăng 33% so với năm 2011).

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn– chi nhánh Từ Liêm (Trang 30)