DỰ THẢO HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN, BAN THƯ KÝ EITI QUỐC TẾ, 20/01/

Một phần của tài liệu Bộ Quy tắc EITI phiên bản 2011 (Trang 82)

20/01/2009

Bối cảnh

Theo báo cáo của Nhóm tư vấn quốc tế được thông qua tại Hội nghị Oslo vào tháng 10 năm 2006, HĐQT EITI gồm 20 thành viên đã được thành lập và thực hiện nhiệm vụ cho đến kỳ hội nghị EITI tiếp theo. HĐQT EITI bao gồm: • Chủ tịch

• 05 đại diện của các quốc gia thực hiện EITI; • Đại diện của các nhà tài trợ;

• Đai diện từ các tổ chức phi chính phủ; • Các công ty; và

• 01 nhà đầu tư.

Tất cả các thành viên, ngoại trừ Chủ tịch, đều có thể có thành viên dự khuyết.

Đề xuất thành lập HĐQT EITI và Ban thư ký được xem xét tại Đại hội thành viên EITI tổ chức tại Doha vào tháng 2 năm 2009. Đề xuất này được xây dựng trên cơ sở báo cáo của Nhóm tư vấn quốc tế. Theo đó, báo cáo đề nghị các bên liên quan khác nhau có thể đại diện tham gia theo một cách thức giống như hiện nay.

Cũng theo báo cáo của Nhóm tư vấn quốc tế, “mỗi nhóm thành viên nên đồng thuận về cách thức họ được đại diện trong HĐQT EITI. Vấn đề này đòi hỏi mỗi nhóm cần có cân nhắc trước về cách thức xác định bên có đủ điều kiện: (i) được chọn làm đại diện; và (ii) được tham gia vào quá trình lựa chọn”.

Hướng dẫn

Nhận thức rằng nguyên tắc quan trọng của EITI là mỗi nhóm đều có quyền xác định tiến trình nội bộ riêng, tài liệu này sẽ cung cấp một số hướng dẫn cơ bản về quy trình làm việc nội bộ cho các nhóm.

Các nhóm được quy định cụ thể trong Điều lệ Hội, trong đó quy định quy mô thành viên của nhóm trong Hiệp hội và với số ghế trong HĐQT. (Phần lớn nội dung của bản hướng dẫn này được xây dựng dựa trên mẫu hướng dẫn cho thành viên của Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét).

Một số nhóm thành viên EITI, nhất là đối với khối doanh nghiệp, được chia thành các nhóm nhỏ hơn. Ví dụ, hiện nay các công ty khai thác khoáng sản sẽ tổ chức thành nhóm tương đối độc lập với nhóm các công ty dầu khí. Do đó, các nguyên tắc sau đây sẽ được áp dụng với cả những nhóm nhỏ.

• Quá trình làm việc của các nhóm khác nhau cần được công khai và minh bạch;

• Thông tin về quá trình làm việc cần được công bố trên website EITI, bao gồm cả thông tin liên lạc để các bên liên quan khác muốn liên hệ nếu muốn tham gia.

• Quy trình làm việc của nhóm mang tính linh hoạt và cởi mở đối với các thành viên mới. Các nhóm thành viên cần lưu ý nhu cầu cân bằng giữa tính liên tục, đổi mới, mở rộng quyền sở hữu EITI. • Nhận thức vai trò quan trọng của HĐQT EITI, các

quốc gia và các tổ chức luôn được khuyến khích có đại diện tham gia ở cấp độ cao nhất này.

Các nhóm thành viên cũng cần lưu ý đến tầm quan trọng của tính đại diện cho các bên liên quan khác nhau trong Hiệp hội và HĐQT EIIT. Ví dụ, các quốc gia từ các vùng khác nhau, các công ty và tổ chức xã hội dân sự tại các vùng khác nhau đều nên có đại diện của mình. Tuy yêu cầu cân bằng giới chưa được thực hiện trong HĐQT EITI, các nhóm thành viên được khuyến khích đảm bảo có sự đại diện đồng đều của hai giới. Quy định cụ thể đối với từng nhóm thành viên khác nhau:

Nhóm các quốc gia

Hiệp hội thành viên EITI

Tất cả các quốc gia thực hiện hoặc hỗ trợ EITI đều có quyền trở thành thành viên của Hiệp hội.

HĐQT EITI

• Các quốc gia thực hiện EITI: Thành viên HĐQT EITI có thể được lựa chọn từ chính phủ các quốc gia “chứng tỏ đang thực hiện EITI”. Cụ thể, các quốc gia đã công bố ít nhất một báo cáo EITI trong vòng 12 tháng gần nhất sẽ được mời đại diện tham gia (nội dung này được rút ra từ biên bản cuộc họp

6.1 ĐIỀU LỆ CỦA HIỆP HỘI

6.1 ĐIỀU LỆ CỦA HIỆP HỘI

Một phần của tài liệu Bộ Quy tắc EITI phiên bản 2011 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)