Ban giám hiệu cần tích cực tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học :

Một phần của tài liệu SKKN:VỀ CHỈ ĐẠO CM (Trang 26)

pháp dạy học :

Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục là: Ban giám hiệu khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn do Phòng giáo dục Krông Buk tổ chức ở các trường trong huyện. Các đồng chí giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng.

Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hàng năm Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Krông Buk cũng như Ban giám hiệu nhà trường đều có kế hoạch triển khai một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số môn nhất định.

Mỗi khi Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề ở trường nào, Ban giám hiệu nhà trường đều tạo điểu kiện để các đồng chí khối trưởng và một số đồng chí giáo viên đi

dự để nắm phương pháp. Sau đó có kế hoạch triển khai chuyên đề đó ở trường mình, mời tất cả giáo viên dự, trao đổi ý kiến và rút ra phương pháp giảng dạy hợp lý nhất của môn đó để các giáo viên học tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ môn đó.

Để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy chuyên đề, Ban giám hiệu cần làm những bước sau:

Nghiên cứu thực trạng việc dạy của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh về bộ môn đó bằng cách dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh cuối gìơ học.( VD ở phần phụ

lục 3)

Với biện pháp này, tôi muốn tìm thấy những học sinh giỏi, kích thích tư duy của học sinh, đồng thời cũng chỉ cho giáo viên thấy bài giảng của họ đã thành công hay vẫn còn thiếu sót trong việc chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh giỏi.

Đưa ra tổ chuyên môn trao đổi về những khó khăn mà giáo viên gặp trong từng bài của môn học.

Mỗi bài dạy có một nội dung khác, một cách truyền thụ khác nhau và có những bài thật khó tiếp thu đối với học sinh như bài : “ Phép chia phân số”- Toán lớp 5, bài “ Đại lượng tỉ lệ nghịch”- Toán lớp 4, bài “ Vua Lê Thánh Tông với bộ luật Hồng Đức” - Lịch sử lớp 4... Chính việc đưa ra trao đổi như vậy đã một phần nào giúp cho sự nâng cao chuyên môn của giáo viên.

Trò chuyện với học sinh về kiến thức bộ môn để phát hiện những cái được, cái

chưa được trong hiểu biết của học sinh, từ đó mà giảng dạy cho phù hợp.(VD ở phần

phụ lục 4)

Đối với 1 chuyên đề, Ban giám hiệu thường tổ chức theo các bước sau:

+ Tổ chức 1 tiết để giáo viên dạy.

+ Rút kinh nghiệm, thống nhất qui trình dạy.

+ Triển khai dạy đại trà ở tất cả các lớp, Ban giám hiệu và giáo viên trong tổ cùng dự.

+ Tổng kết chuyên đề, so sánh giữa phương pháp cũ và phương pháp mới, cái được và chưa được để giáo viên học tập và áp dụng trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu SKKN:VỀ CHỈ ĐẠO CM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w