4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
4.1.2. Mô hình máy trạng thái
Một máy trạng thái được đặc tả với năm thành phần: một tập các trạng thái (states) J, một tập các cái vào (inputs) K và hàm chuyển dịch T (transition function) xác định trạng thái tiếp theo khi đã cho trạng thái hiện thời và cái vào, một tập các trạng thái bắt đầu (initial) S, một tập các trạng thái cuối cùng (final states) F. Phát biểu một cách hình thức hơn: một máy trạng thái được xác định bởi một bộ (J,K,T,S,F), trong đó:
J- là tập hữu hạn, khác trống các trạng thái {(1),(2), (3), (4), (5)}
K- là tập hữu hạn, khác trống các cái vào (1R, 1L, 2R, 2L, 3R, 3L)
F J là tập các trạng thái cuối cùng (báo động, bộ an toàn không khóa) Cách tiếp cận máy trạng thái được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin: Mỗi giao diện người dùng điều khiển bằng thực đơn là sự triển khai một máy trạng thái hữu hạn. Hiện một thực đơn là tương ứng với
một trạng thái, và đưa vào một thông tin từ bàn phím hay lựa chọn một biểu tượng bằng chuột là một sự kiện gây ra việc chuyển sang trạng thái khác. Trong trường hợp này mỗi sự chuyển trạng thái đều có dạng:
(Trạng thái hiện thời) [thực đơn] và (sự kiện) [tuỳ chọn được chọn]
trạng thái sau
Để đặc tả một sản phẩm phần mềm, người ta mở rộng FSM bằng cách thêm vào một thành phần thứ sáu gọi là tập tiền định P, mà trong đó mỗi phần tử của nó là một hàm của trạng thái tổng thể Y của sản phẩm (Kampen, 1987[10]). Khi đó, hàm chuyển đổi T là hàm từ (J~F)x KxP vào J. Quy tắc chuyển trạng thái bây giờ có dạng sau:
(trạng thái hiện thời) và (sự kiện) và (tiền định) (trạng thái sau) Máy trạng thái là một công cụ hình thức hoá mạnh để đặc tả những sản phẩm có thể mô hình hoá bằng thuật ngữ trạng thái và sự di chuyển giữa các trang thái