Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất công trình cho công trình ngầm (Trang 39)

Yêu cầu làm sáng tỏ hình thái và cấu trúc bề mặt địa hình khu vực như cao độ, độ dốc, độ phân cắt, lồi lõm của bề mặt, nguồn gốc đất đá cấu tạo nên bề mặt địa hình đó,... Các đặc trưng địa mạo sẽ chi phối việc quy hoạch chọn nơi đặt cửa vào và đường trục của CTN, cao độ của nó, tiết diện, chiều dài của công trình. Ở trong môi trường đá, cửa vào thường được chọn nơi địa tầng có lớp đá dày và đá có cường độ cao, không được chọn những nơi có vách đá cao dễ sạt lở, có hiện tượng trượt, đá đổ, đá lở, lũ bùn đá,... Những nơi ứng suất kiến tạo cao thì đường trục công trình phải chọn theo hướng song song với phương của ứng suất chính trên mặt phẳng nằm ngang. Ứng suất kiến tạo gây nên bởi lực kiến tạo phát sinh từ các vận động địa chất nội lực trong vỏ trái đất. Môi trường đất đá sau khi đã hình thành, trong suốt quá trình tồn tại nó luôn trải qua nhiều kì vận động địa chất như vận động nâng hạ mặt đất, vận động tạo núi. Ứng suất kiến tạo theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đều có giá trị khác nhau, đồng thời trên mặt phẳng nằm ngang thường xuất hiện ứng suất chính lớn nhất và nhỏ nhất, giá trị của chúng không bằng nhau. Một lần xảy ra vận động địa chất sẽ tạo nên ứng suất kiến tạo hiện diện bên trong địa tầng, về sau chúng có thể biến đổi

http://congtrinhngam.org

Biên soạn: ThS. Phan Tự Hướng (tuhuongdcct36@gmail.com) Page 40

và giải thoát gây nên các hiện tượng địa chất trong CTN, tạo nên những biến dạng dị thường hoặc hiện tượng phụt mảnh đá, gây mất ổn định của công trình. Đường trục công trình phải giao cắt nhau với đường phương của địa tầng hoặc đường phương của đứt gãy thành một góc lớn không nhỏ hơn 400, đồng thời bố trí dọc theo đường đỉnh của khối núi, không được bố trí cắt qua vùng trũng thấp hoặc các khe hẻm. Trường hợp bất khả kháng phải bố trí đường trục công trình đi qua những đơn nguyên địa mạo kém ổn định thì bắt buộc phải có biện pháp gia cố, thoát nước hoặc thiết kế kết cấu chống đỡ.

Công tác đo vẽ ĐCCT nghiên cứu các bề mặt kết cấu, các tổ chức khe nứt, vị trí thế nằm các đứt gãy, kích thước và trạng thái gắn kết và mức độ chứa nước của đứt gãy, của khe nứt, nghiên cứu các đặc trưng địa mạo và các hiện tượng địa chất ngoại sinh, hình thái và sự ổn định của địa hình.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất công trình cho công trình ngầm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)