Đánh giá sự cố các CTN hiện nay ở trong nước

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất công trình cho công trình ngầm (Trang 25)

Nguyên nhân sự cố liên quan đến khâu khảo sát ĐKT (bỏ qua, khối lượng, chất lượng và phương pháp không đảm bảo,...) là thường thấy trong các dự án, đặc biệt trong điều kiện ĐKT phức tạp và các công trình đa dạng về hạng mục. Sự vắng mặt một phương án khảo sát ĐKT chất lượng cao, nhất quán xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án từ khi lập dự án khả thi đến thiết kế bản vẽ thi công trong các dự án nhà máy xi măng (Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hải Phòng,..) không chỉ làm tăng chi phí khảo sát đến con số đáng kể mà còn gây nhiều lãng phí trong các khâu thiết kế tiếp theo. Chỉ riêng khái niệm về hang cactơ khoa học nhất quán sẽ có thể làm giảm tới 1/3 kinh phí khảo sát. Tại một dự án chung cư cao tầng (18-28 tầng) ở Hà Nội, tài liệu khảo sát ĐKT trong 3 lần ở 3 giai đoạn khác nhau

http://congtrinhngam.org

Biên soạn: ThS. Phan Tự Hướng (tuhuongdcct36@gmail.com) Page 26

vẫn chưa đủ và ít tin cậy cho các tính toán thiết kế hố đào sâu của hố móng. Theo các số liệu này, tường cừ thép sâu 18m nếu không chống ngang sẽ chuyển vị tới 40 - 60cm. Nhưng trong thực tế, qua các quan sát trực tiếp đất khi khoan và đào hố móng, các kỹ sư đã quyết định lược bỏ các thanh chống, và tường cừ theo các đo đạc chỉ chuyển vị chừng 2 đến 4cm (theo PGS.TS. Đoàn Thế Tường).

Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật yếu, chưa tiến hành kiểm tra, báo cáo nhật ký công trình thường xuyên, đặc biệt chủ đầu tư ngại tốn kém,... là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt sự cố trong xây dựng các CTN gần đây tại TP. HCM. Tại hội thảo khoa học về CTN do Bộ Xây dựng tổ chức, nhiều bài học từ sự cố và giải pháp phòng chống cho dự án ngầm hoặc có tầng hầm đã được gần 50 tham luận của nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này mổ xẻ.

Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM Nguyễn Văn Hiệp, các sự cố tầng hầm vừa qua đều bắt nguồn từ lỗi thi công sai và giám sát chưa đủ tầm hoặc chưa làm hết trách nhiệm. Chủ đầu tư ngại tốn kém, không phải người trong nghề, nên đã gây nên nhiều tai nạn đáng tiếc. Ông Hiệp giải thích rằng, tầng hầm công trình Pacific (quận 1, TP HCM) làm sập Viện Khoa học xã hội bắt nguồn từ việc chủ đầu tư tự tiện thi công theo ý mình, làm liều, bất chấp pháp luật và vi phạm nhiều lỗi kỹ thuật trong công trình này.

"Sự cố sập Viện Khoa học xã hội đã được báo trước nhưng nhà thầu và đơn vị giám sát không đủ năng lực đánh giá các dấu hiệu này. Thành phố đang thiếu trầm trọng lực lượng tư vấn, quản lý dự án", ông Hiệp nói.

Trong khi đó, Giám đốc Liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường PGS.TS. Đặng Hữu Diệp kết luận, các tai nạn tầng hầm là do đơn vị thi công chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hố móng sâu, không đặc biệt quan tâm và thi công hố móng như một hạng mục riêng biệt, chỉ làm qua loa. Ông khuyến cáo, Việt Nam còn thiếu những kỹ sư giỏi chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng CTN, vì vậy các hạng mục đi sâu vào lòng đất phải được đầu tư chất lượng và nghiêm túc để đảm bảo an toàn.

TS. Trịnh Việt Cường, đại diện Viện Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng cho biết, đào đất thi công phần ngầm nhà cao tầng thường làm thay đổi và biến dạng điều kiện địa chất thủy văn trong đất, do đó dễ tác động đến khu vực xung quanh. Theo ông, sự cố xảy ra khi công trình gặp phải nền đất yếu hoặc nền cát dưới

http://congtrinhngam.org

Biên soạn: ThS. Phan Tự Hướng (tuhuongdcct36@gmail.com) Page 27

mực nước ngầm. Những hố đào sâu dùng cừ, cọc khoan nhồi tự tạo không đạt chuẩn khi gặp phải vùng có nước ngầm hoặc đất lấp chứa nhiều nước cũng dễ xảy ra sụt lún. Ông đề nghị các chủ đầu tư, nhà thầu phải chú trọng biện pháp thi công và tiến hành quan trắc kỹ lưỡng từng khâu như ĐKT, ĐCTV, mực nước ngầm, độ nghiêng các công trình lân cận, độ chuyển vị ngang trong đất, độ lún của nền đất,...

Vụ trưởng Khoa học công nghệ và môi trường, ông Nguyễn Trung Hòa khẳng định TP. HCM đã có bản đồ địa chất từ thế kỷ trước để tham khảo. Bản thân mỗi công trình đều phải khảo sát thêm để nắm cụ thể địa chất từng nơi. Ông lấy dẫn chứng các tòa nhà cao nhất thành phố như: Saigon Center, Metropolitan, Ocean

Palace,... đã được xây từ những năm 1990 và đều ổn định. Tất cả các nhà thầu, tư vấn, giám sát của những công trình này đều là tổ chức nước ngoài dày dặn kinh nghiệm và có giải pháp hợp lý. "Vấn đề ở đây không phải do địa chất mà là giải pháp kỹ thuật như thế nào. Vì thế, cho rằng không có bản đồ địa chất dẫn đến xảy ra sự cố tầng hầm là thiếu cơ sở", ông Hòa phân tích.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang nhấn mạnh rằng, đối với các dự án cao tầng có hạng mục ngầm, bên cạnh quy định kỹ thuật, việc mua bảo hiểm đối với chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị giám sát, tư vấn là điều khoản bắt buộc, có quy định trong luật. Ông Quang cho hay, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề xây dựng CTN, trong đó, có quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm.

http://congtrinhngam.org

Biên soạn: ThS. Phan Tự Hướng (tuhuongdcct36@gmail.com) Page 28

Bài 4: Các vấn đề ĐCCT khi xây dựng CTN

Vấn đề ĐCCT là những vấn đề địa chất bất lợi phát sinh khi xây dựng và sử dụng công trình, nguyên nhân do điều kiện ĐCCT không đáp ứng được yêu cầu làm việc của công trình. Như vậy, điều kiện ĐCCT bao gồm các yếu tố địa chất tự nhiên tồn tại khách quan trước khi xây dựng công trình. Còn vấn ĐCCT phát sinh do xây dựng công trình gây nên, nó tồn tại mang tính chủ quan và phụ thuộc vào loại, quy mô công trình. Như vậy, trước khi tiến hành thiết kế, xây dựng công trình, vấn đề ĐCCT chưa phát sinh nên ta cần dự báo và đưa ra biện pháp phòng chống. Trong điều kiện tự nhiên, khối đất đá đã có trạng thái ứng suất ban đầu. Khi tiến hành thi công CTN, ứng suất phần đất đá xung quanh hầm sẽ bị thay đổi, khác với ban đầu. Đất đá xung quanh CTN có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống bên trong dưới áp lực của đất đá xung quanh CTN gây ra, thường được gọi là "áp lực đất đá", "áp lực mỏ" hay "áp lực địa tầng". Ngoài ra, nước dưới đất cũng có ảnh hưởng đến sự ổn định CTN. Và như vậy, CTN sẽ có nguy cơ mất ổn định. Với CTN, vấn đề ĐCCT có thể phát sinh như sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng địa chất công trình cho công trình ngầm (Trang 25)