- Xác định tập hợp các đối tượng cần mã hóa Xác định các xử lý tra cứu cần thực hiện
2.4.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
Sơ đồ luồng dữ liệu: Biểu diễn mối quan hệ thông tin bên trong cũng như bên ngoài.
Các định nghĩa và các ký pháp.
Sổ nợ
Luồng dữ liệu (Data flow): Dòng các dữ liệu di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong hệ thống. Tên luồng dữ liệu là một mệnh đề danh từ như phiếu đã kiểm tra, hóa đơn đã duyệt,…vv.
Kho dữ liệu (Data store): Nơi lưu trữ các dữ liệu. Tên kho dữ liệu là một mệnh đề danh từ như sổ nợ, sổ xe vào, sổ nhập,…vv.
Tiến trình (Process): Một công việc hoặc một hành động có tác động lên các dữ liệu làm cho nó thay đổi, di chuyển hoặc được phân phối tới các đối tượng khác. Tên tiến trình có thể là tên chức năng của bộ phận thực hiện tiến trình đó. Nó là một mệnh đề gồm động từ (có hoặc không có bổ ngữ).
Tác nhân (Actor): Đối tượng bên ngoài có liên hệ thông tin với hệ thống. Tên tác nhân là một mệnh đề danh từ như khách hàng, nhà cung cấp,…vv.
Một số quy tắc xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu Đối với tiển trình:
GVHD: Th.S Trịnh Phú Cường SV: Nguyễn Thị Thắm– Khóa 11B 1.0 Tên tiến trình Tên tác nhân
Tên luồng dữ liệu Kho dữ liệu
- Không một tiến trình nào chỉ có cái ra (output) mà không có cái vào (input). Nếu một đối tượng chỉ có cái ra thì nó chỉ có thể là tác nhân nguồn.
- Không một tiến trình nào chỉ có cái vào (input) mà không có cái ra (output). Nếu một đối tượng chỉ có cái vào thì nó chỉ có thể là tác nhân đích.
- Cái vào của một tiến trình phải khác với cái ra của nó. Dữ liệu qua một tiến trình phải có sự thay đổi. Nếu không thì tiến trình đó là không cần thiết.
Đối với kho dữ liệu:
- Dữ liệu không thể di chuyển từ một kho này đến một kho khác, nó phải qua xử lý.
- Không thể di chuyển dữ liệu trực tiếp từ một tác nhân tới một kho dữ liệu mà phải qua xử lý.
- Không thể di chuyển dữ liệu từ một kho dữ liệu trực tiếp đến một tác nhân mà phải qua xử lý.
Đối với tác nhân: Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân này
tới một tác nhân khác mà phải qua xử lý.
Đối với luồng dữ liệu:
- Một luồng dữ liệu phải có hướng chỉ hướng di chuyển của nó. - Một luồng dữ liệu không thể quay lại nơi nó vừa đi ra.
- Một luồng dữ liệu đi vào một kho tức là kho đó được cập nhật. - Một luồng dữ liệu đi ra khỏi một kho tức là kho dữ liệu được đọc.
- Các đối tượng phải có tên duy nhất, tuy nhiên một số tác nhân ngoài và các kho dữ liệu có thể được vẽ lặp lại ở nhiều vị trí khác nhau nhằm tráng các luồng dữ liệu cắt nhau.
Các mức của sơ đồ DFD.
Sơ đồ ngữ cảnh: - Sơ đồ ngữ cảnh CD (Context Diagram): Thể hiện rất
khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ cần nhìn một lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Trong sơ đồ ngữ cảnh có thể bỏ qua kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ ngữ
GVHD: Th.S Trịnh Phú Cường SV: Nguyễn Thị Thắm– Khóa 11B
cảnh bao gồm:
+ Một tiến trình duy nhất mô tả toàn bộ hệ thống. Tên của tiến trình là tên của hệ thống hoặc tên con của hệ thống.
+ Các tác nhân (bên ngoài hệ thống) có mối quan hệ về thông tin với hệ thống. + Các luồng dữ liệu đi từ tác nhân vào/ra hệ thống.
Sơ đồ mức 0: Phân rã từ ngữ cảnh.
Sơ đồ mức i (i>=1): Phân rã từ mức i-1.
Phân rã DFD: Quá trình phân nhỏ mỗi tiến trình của một DFD thành một DFD mới.
- Bảo đảm sự cân bằng: Mọi luồng dữ liệu vào và ra, các tác nhân ngoài và kho dữ liệu (nếu có) ở mức trước phải được bảo toàn trong sơ đồ mức sau.