Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘ
2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘ
SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI
2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI NIÊN HÀ NỘI
Tính tới thời điểm năm 2009, dân số Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu người. Từ khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế, Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Xu hướng hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng có xu hướng gia tăng. Tất cả những yếu tố đó đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống của thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên Hà Nội nói riêng.
* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với giới tính và khu vực cư trú
Cũng giống như các nước Châu Á khác, Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ và thanh thiếu niên là một bộ phận quan trọng trong phát triển đất nước (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:11). Thanh thiếu niên những trụ cột cho tương lai của đất nước sau này nhưng trước sự cám dỗ của xã hội ngày nay không ít thanh thiếu niên đã và đang lao vào những tệ nạn mà vẫn chưa tìm được lối ra. Quá trình phát triển thanh thiếu niên bị kìm hãm một phần do việc sử dụng các chất gây nghiện, trong đó có rượu, bia. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy sử dụng rượu, bia tạo ra những gánh nặng rất lớn về mặt sức khỏe, kinh tế và xã hội; làm giảm khả năng độc lập và tinh thàn trách nhiệm của thanh niên khi trưởng thành và làm giảm sự tham gia của các thanh niên vào các hoạt động xã hội (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự; 2010:11). Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, ta thấy, tình trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi
30 gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng sử dụng rượu, bia với 33,5% nam và 15,5% là nữ đã từng uống rượu, bia (xem bảng 1). Nam thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia cao gấp 02 lần so với nữ thanh thiếu niên. Điểm phần trăm chênh lệch giữa nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu bia là 18.
Trong SAVY 1 và 2 cũng cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ trong hành vi sử dụng rượu, bia. Khi 80% nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên đã từng uống hết một cốc/vại bia hay một chén/ly rượu thì tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 37%. Tỷ lệ uống rượu, bia trong thanh thiếu niên năm 2003 thấp hơn nhưng khác biệt giữa nam và nữ vẫn tương tự: 69% thanh thiếu niên nam đã từng uống hết một cốc/vại bia hay một chén/ly rượu và tỷ lệ này cao hơn hản 28% là tỷ lệ trong thanh thiếu niên nữ (Trích theo Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:13). Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, so với nữ thanh thiếu niên thì nam thanh thiếu niên có xu hướng sử dụng và tiếp cận rượu, bia nhiều hơn.
Hộp 1: Nữ sinh viên cũng “trăm phần trăm”
Trong một quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi, một nhóm bạn gồm ba trai, ba gái đang ngồi với nhau “hò dô” uống rượu tưng bừng. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía họ bởi những tiếng bắt nhịp chúc tụng và cạn ly đều do các cô gái chủ trì.
Thỉnh thoảng, tiếng nói lanh lảnh của một trong ba cô gái đó lại vang lên khi ép các anh chàng uống rượu: “Anh uống với em hết chén này làm quen nha... "Bắc Cạn" đi... Bọn em uống rượu không biết say là gì đâu.
“Con gái bây giờ uống rượu, nhậu nhẹt và quậy phá tưng bừng không còn là chuyện lạ nữa rồi”, Sơn, sinh viên ĐH Thủy Lợi nói.
Vòng quanh một số đường Thanh Niên, Cầu Giấy… những quán nhậu đêm ở đây không bao giờ thiếu vắng các “bóng hồng”. Khác hẳn với dáng vẻ yểu điệu thục nữ ban ngày, khi các nàng ngồi vào bàn nhậu đêm là một con người khác hẳn khi phải “hết mình”và “chơi đẹp” với bạn rượu.
31 “Uống đi, con trai nhậu được thì con gái cũng nhậu được, thời đại nam nữ bình đẳng rồi!”, Oanh (sinh viên ĐH Thương Mại), mở đầu buổi nhậu của nhóm “ngũ đại cô nương” bằng tuyên bố hùng hồn đó.
Hưởng ứng lời của Oanh, bốn cô gái còn lại cùng nâng chén “1, 2, 3, dzô” khiến cả quán giật mình quay sang nhìn. Và để chứng minh cho sự bình đẳng nam nữ, 5 cô gái lần lượt chúc rượu nhau và lần nào cũng phải uống cạn chén đúng kiểu đàn ông. Lý do các nữ sinh này tụ tập uống rượu đòi quyền bình đẳng là vì một bạn nam trong lớp lỡ mồm chê “con gái thì làm được trò trống gì”.
Cũng đi theo “chủ nghĩa” nhậu để thể hiện quyền bình đẳng nam nữ, Thanh (sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) đã cùng nhóm bạn nữ bền bỉ luyện “tửu lượng thần công” mỗi tuần vài ba lần.
Là con gái Hải Phòng, lại chăm chỉ luyện uống rượu, tửu lượng của Thanh được nâng cao trông thấy. Sau đó, cứ mỗi lần có liên hoan, tiệc tùng, Thanh lại khiến bạn bè kinh ngạc khi đứng ra thách rượu các đấng nam nhi. Không ít bạn nam đã gục trên bàn rượu trong khi Thanh vẫn chưa hề hấn gì.
Lần lượt nhiều bạn nam ở khu trọ, ở lớp, nhiều khi là cả ở quán bia, quán rượu trở thành “bại tướng” dưới tay Thanh. Mỗi lần thắng, Thanh đều tự hào nói với mọi người xung quanh rằng: “Còn ai dám nói con gái uống rượu không bằng con trai”. Dần dần, Thanh được mọi người phong cho những danh hiệu như “Thanh tiên tửu” hay “Thanh bợm nhậu”.
04/01/2012- http://tintuconline.com.vn/vn/nhipsongtre/508446/index.html
Thanh thiếu niên ở khu vực thành thị có tỷ lệ sử dụng rượu, bia nhiều hơn khu vực nông thôn, tuy nhiên sự khác biệt này là không lớn (thành thị 50,0% so với nông thôn 46,6%).
32 Bảng 1: Thực trạng nam và nữ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia ( %) Thực trạng sử dụng rượu, bia Giới tính Khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Đã từng sử dụng rượu bia 33,5 15,5 50,0 46,6
Tổng (N) 3167 3196 4550 1813
Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006
Tuy nghị định 40 đã quy định “không đuợc bán rượu cho người dưới 18 tuổi”, tình trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên vẫn phổ biến. Kết quả cho thấy, tuổi trung bình của thanh thiếu niên lần đầu sử dụng rượu, bia là 18 tuổi. Bên cạnh đó, số thanh thiếu niên uống rượu, bia ngay khi họ mới 15, 16 và 17 tuổi chiếm tỷ lệ không nhỏ (22,7% ; 33,5% và 45,4%). Kết quả này tương đồng với kết quả cuộc Điều tra Y tế quốc gia (2006) (nam giới từ 15 tuổi trở lên uống rượu, bia 1 lần/tuần trở lên có hơn 1/3 đã uống trước tuổi 20). Kết quả ở cả hai năm điều tra của SAVY cũng cho thấy, quá nửa số thanh thiếu niên được hỏi bắt đầu sử dụng rượu, bia trước khi họ tròn 18 tuổi. Trung bình thanh thiếu niên nam bắt đầu sử dụng rượu, bia khi họ khoảng 16 tuổi rưỡi trong khi nữ bắt đầu muộn hơn thế khoảng một năm hay khoảng 17 tuổi rưỡi (Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự, 2010:15).
“Em bắt đầu uống rượu ốc khi mới 13 tuổi. Anh trai em nói ốc có tính lạnh nên phải uống rượu có tính nóng vào mới không bị đau bụng. Em uống nhiều thành quen. Những lần sau đi cùng hội bạn, em mời thử, ai ngờ tụi bạn em cũng thích. Giờ mỗi lần tụ tập, bọn em đều uống” (phỏng vấn sâu nam, 17 tuổi, học sinh trường THPT Cầu Giấy, Cầu Giấy, Hà Nội ).
* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên với môi trường học tập
Do cuộc nghiên cứu này không phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên nên sẽ có những hạn chế nhất định như: trong việc tìm hiểu sự tác động của môi trường học tập đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu
33 niên không có được thông tin về sự tác động của môi trường học tập đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, trong thời điểm hiện tại, vì vậy, trong phân tích tiếp theo chúng tôi chỉ xin phân tích sự tác động của môi trường học tập trong suốt quá trình học tập (theo đánh giá của thanh thiếu niên) đến hành vi đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.
Đối với thanh thiếu niên thì môi trường học tập trong nhà trường vừa là yếu tố bảo vệ nhưng đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ. Kết quả trên biểu đồ 1 cho thấy trong 6.363 thanh thiếu niên được hỏi có 111 trường hợp cho rằng trường học của họ là môi trường không tích cực thì có 58,6% đã từng sử dụng rượu, bia; với 903 trường hợp cho rằng môi trường học tập của họ là bình thường không tích cực mà cũng không tiêu cực, có 56,2% đã từng sử dụng rượu, bia. Đối với 5.322 trường hợp còn lại cho rằng trường học của họ là môi trường tích cực thì có 47,5% thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia (xem biểu đồ 1). Kết quả phân tích mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa môi trường học tập dựa theo đánh giá của thanh thiếu niên trong suốt quá trình học tập đến khả năng đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên, vì vậy, chưa thể có được những kết luận về sự tác động trực tiếp của môi trường học tập mà thanh thiếu niên đang học tập đến khả năng đã từng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên nhưng đây sẽ là một gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia theo môi trường học tập (%)
47.5 56.2 58.6 56.2 58.6 52.5 41.4 43.8 0 10 20 30 40 50 60 70
Moi truong tich cuc Binh thuong Moi truong khong tich cuc
Da tung Chua tung
Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006
34
* Mối tương quan giữa việc đã từng sử dụng rượu, bia với lực học và bị ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém trong suốt quá trình học tập
Trong tổng số 6.363 thanh thiếu niên có: 617 nam thanh niên trong suốt quá trình học tập của mình đạt học lực giỏi; 3.318 thanh thiếu niên đạt học lực khá và 2.428 thanh thiếu niên đạt học lực trung bình. Nhóm thanh thiếu niên có học lực giỏi, có 35,8% đã từng sử dụng rượu, bia, nhóm nam thanh thiếu niên có học lực khá thì tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia 45,5% và nhóm thanh thiếu niên có học lực trung bình thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia là 57,1%. Kết quả so sánh cho thấy nhóm thanh thiếu niên có học lực trung bình là nhóm có tỷ lệ phần trăm thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia cao nhất trong ba nhóm (xem bảng 2).
Khi được hỏi: “Từ trước tới nay, có bao giờ bạn bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém không?”. Có 469 trường hợp thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém, trong đó, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia chiếm 70,8% và 5.894 thanh thiếu niên chưa từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém thì tỷ lệ đã từng sử dụng rượu, bia 47,3%. Tỷ lệ những thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia của nhóm thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém cao gấp 1,5 lần so với nhóm thanh thiếu niên không bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém (xem bảng 2).
Do đây là một nghiên cứu cắt ngang, số liệu không cho biết yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau. Vì vậy, có thể do sử dụng rượu, bia nên thanh thiếu niên học hành chểnh mảng dẫn đến kết quả học tập không được tốt hoặc cũng có thể vì thanh thiếu niên có kết quả học tập không tốt nên chán nản và đã tìm đến rượu, bia. Và, trong trường hợp đã từng/chưa từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém cũng có thể lý giải như sau: những thanh thiếu niên đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém và đã từng sử dụng rượu, bia có thể: do uống rượu, bia và nhà trường “bắt gặp”
nên bị ghi vào sổ học bạ là có hành vi ứng xử kém và cũng có thể do bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém nên thanh thiếu niên buồn chán nên dễ dàng tiếp cận rượu, bia. Để
35 có thể lý giải được hiện tượng trên thì cần có sự bổ sung của nghiên cứu định tính về chủ đề này.
Hộp 2: Nhậu kiểu sinh viên
11h đêm, dãy quán nhậu ốc nóng, mực nướng, chân gà vỉa hè đầu đường Lê Đức Thọ dẫn vào SVĐ Mỹ Đình vẫn chan chát tiếng cụng ly. Tại đây, từ 5 giờ chiều trở về đêm là “điểm hẹn” khá xôm tụ, trong đó, có nhiều khách nhậu là SV. Không chỉ riêng SV nam mà còn các SV nữ cũng tham gia nhậu để “khẳng định mình cũng chẳng kém giới mày râu”.
Một nam sinh viên mặt phừng phừng, đỏ tía giọng méo mó tuyên bố: "Hôm nay là sinh nhật tao, tất cả không say không về, mai thi thì mặc mai thi". Ngồi bàn bên cạnh, chúng tôi được bà chủ rỉ tai: "Đám này cứ có vụ gì là chúng nó kéo nhau ra đây nhậu đến khuya, đuổi cũng không về”.
Giải thích cho tần suất nhậu 4 lần/tuần của mình, Tùng, SV ĐH Xây dựng cho biết: “Đi nhậu để thư giãn sau những giờ phút căng thẳng trên giảng đường ấy mà! Học hành bây giờ cũng mệt mỏi lắm, đi nhậu với anh em cho nó thoải mái, lấy hứng để hôm sau còn học tiếp chứ!”.
“Hội nhậu” của Tùng có gần chục nam SV. Khi đi nhậu, món không thể thiếu đương nhiên là chai rượu đục ngàu được các chủ quán giới thiệu là “rượu nếp quê hảo hạng”. Đồ nhắm cũng còn tuỳ “túi tiền” mà gọi.
Thành thói quen rồi, nhưng bạn nhậu của Tùng vẫn phải giải thích cho rõ ngọn ngành vì sao phải thường xuyên đi nhậu: “Bọn mình học Cầu đường, sau này đi công trường suốt mà không biết uống rượu thì cũng hơi mệt đấy. Thế nên từ bây giờ đã phải “luyện công” rồi!”.
Cũng có những lí do mà chính bạn trong hội của Tùng cũng không sao cắt nghĩa nổi cho rõ ràng: “Đã là SV mà không biết uống rượu thì … còn gì là SV đúng chất nữa!?”. Chính vì thế mà đa số SV coi uống rượu là để … thể hiện “đẳng cấp”!?
Nhiều nhóm sinh viên sẵn sàng nhào vô bàn nhậu mà không cần biết tới lý do. Cứ định kỳ hàng tuần, nhóm bạn của Long (Thái Bình) lại sum họp tại nhà trọ “làm bữa kết thúc tuần”. Nam vô tửu như kỳ vô phong - phải có chén rượu thì "vào chuyện" mới được xôm tụ - Long phân trần! 04/01/2012 - http://tintuconline.com.vn/vn/nhipsongtre/508446/index.html
36 Bảng 2: Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia theo học lực và đã từng bị ghi sổ học bạ… (%)
Biến phụ thuộc Giỏi Học lực của thanh thiếu niên Khá Trung bình Có từng bị ghi sổ học bạ… Có Không Đã từng sử dụng
rượu, bia 35,8 45,5 57,1 70,8 47,3
Nguồn: Số liệu điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006
* Mối tương quan giữa tần suất sử dụng rượu, bia trong tháng của thanh thiếu niên với