Sự khác nhau

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 38 - 42)

Nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ còn khá non trẻ trong các hoạt động nghiệp vụ của Sacombank, chỉ với một số ít cán bộ công nhân viên tham gia vào nghiệp vụ TTQT thì rõ

ràng NH chưa thể đáp ứng được sự mong muốn của khách hàng. Tuy trình độ chuyên môn khá cao, thực hiện các quy trình thanh toán khá chặt chẽ nhưng đôi khi vẫn gặp phải nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

Ví dụ:

Đối với phương thức tín dụng chứng từ (L/C): Đây là phương thức được sử dụng phổ biến vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ” - UCP 600 do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành, (bản sửa mới nhất). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này có thể gặp rủi ro cho các bên tham gia:

- Rủi ro đối với nhà XK: Việc thanh toán của NH cho nhà XK chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hóa sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà NK vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

- Rủi ro đối với nhà XK: Khi mà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (Chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà XK sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng quay về. Nhà XK phải trả toàn bộ chi phí như: lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa... trong khi đó không biết nhà NK có đồng ý nhận hàng hóa hay từ chối nhận hàng vì bộ chứng từ bị sai sót.

Bên cạnh đó thì NH cũng hứng chịu rủi ro từ việc phát hành L/C.:

NH phát hành là NH đại diện cho người NK, nó cung cấp tín dụng cho người NK. NH này thường được hai bên NK và XK thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Rủi ro ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

- Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham cố tình thwucj hiện không đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

- Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị:

một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Sự suy thoái kinh tế và biện động chính trị đều ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và gioa lưu thương mại quốc tế.

Nói tóm lại: so với lý thuyết thì thực tế trong nghiệp vụ TTQT về phương thức, điều kiện hay quy trình thanh toán chẳng khác là mấy, chỉ khác ở chỗ NH sẽ gwpj một vài rủi ro như đã nêu trên.

2.2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân

Qua thực tế cho thấy hoạt động TTQT ở NH Sacombank Huế đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy mọi mặt hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh. Song bên cạnh đấy không còn ít hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan cần đựơc từng bứơc khắc phục hoàn thiện nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Chi nhánh.

So với những năm trước hoạt động nghiệp vụ thanh toán L/C hàng XK đã có nhưng vẫn phát triển chậm và khối lượng thanh toán nghiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền tuy có phát triển nhưng so với các NH thương mại khác là vẫn chưa cao.

Nguyên nhân khách quan

Yếu tố kinh tế - Chính trị:

Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta nói chung và của Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn thấp, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhập siêu, các DN có quan hệ với NH chủ yếu là các DN NK.

Hành lang pháp lý cho hoạt động NH nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu, bất cập, mặc dù luật NH đã ban hành và có hiệu lực, nhưng chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao.

Cán cân vãng lai và cán cân thương mại quốc tế còn thâm hụt. Do cán cân vãng lai và cán cân thương mại quốc tế thâm hụt dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NH thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT.

Hai bên mua và bán ở hai nước khác nhau do đó không có điều kiện để hiểu biết tình hình của nhau.

Hai nước khác nhau thì có luật lệ, tập quán mua bán khác nhau do đó phải biết để xử lý khi xảy ra tranh chấp.

Trong buôn bán quốc tế thì mức độ rủi ro cao hơn trong thanh toán trong nước.

Khoa học công nghệ:

Có thể khẳng định một điều là công nghệ Sacombank rất hiện đại và có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Nhất là hệ thống thanh toán ngoại tệ và TTQT. Tuy nhiên cũng do Sacombank luôn muốn sử dụng, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tốt nhất nên Sacombank luôn đổi mới công nghệ. Việc thay đổi này là rất tốt, tuy nhiên vẫn có mặt hạn chế, nhất là đối với Chi nhánh nhỏ như Huế. Hạn chế ở đây là việc sử dụng công nghệ đó. Phải mất thời gian đào tạo, hướng dẫn nhân viên, cán bộ sử dụng chương trình, công nghệ mới.

Khách hàng:

Về phía khách hàng có những khó khăn như việc bên cạnh những DN lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT thì cũng có không ít những đơn vị chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhưng sai sót gây tổn hại không những đến chính DN mà còn gây tổn hại đến uy tín của NH. Hầu hết các bộ chứng từ đều có sai sót, nhẹ thì Chi nhánh báo cho đơn vị sửa, nhưng còn một số lỗi không thể sửa được thì Chi nhánh chỉ còn cách báo cho NH nhận L/C biết và chờ chỉ thị của họ. Chính vì vậy việc thanh toán có thể bị chậm, bị phạt, thậm chí còn phải huỷ bỏ.

Đối thủ cạnh tranh:

NH ngoại thương do thực hiện nghiệp vụ này từ lâu nên các DN kinh doanh XNK đều thanh toán L/C XK qua NH ngoại thương. Đây có thể nói là đối thủ lớn của Sacombank Huế. Bên cạnh đó số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Exim Bạnk, ACB, VP bank,...) ngày càng khốc liệt.

Nguyên nhân chủ quan

- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất NK chưa được đẩy mạnh: Nguồn ngoại tệ của NH Sacombank Huế vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng cho

việc thanh toán; Hình thức dịch vụ chưa đa dạng: Hiện nay NH sacombank Huế có các dịch vụ như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, rút tiền tự động... Luợng L/C thanh toán hàng XK của NH chưa cao, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ. Chi nhánh nằm ngay trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Thừa Thiên Huế, nơi thu hút số lượng rất lớn khách du lịch, tuy nhiên dịch vụ thanh toán thẻ của Chi nhánh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

- Trình độ cán bộ của NH làm công tác TTQT tuy có đảm bảo yêu cầu song vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ mới do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác trong việc xử lý các tình huống đôi khi còn mắc khiếm khuyết. Hoạt động TTQT là hoạt động cần nhân viên có hiểu biết nhiều về thứ tiếng, ngôn ngữ nước ngoài. Điều này đang là hạn chế đối với Sacombank Huế.

- NH có thể chịu rủi ro trong trường hợp NH bảo lãnh cho người NK đi nhận hàng khi chứng từ chưa về đến, người NK có thể có thể dây dưa thậm chí không thanh toán cho NH trong khi NH chi nắm gữi của họ một số tiền ký quỹ không lớn. Hoặc trường hợp người NK và người XK cấu kết để lừa đảo thì mọi hậu quả NH sẽ phải gánh chịu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w