Biến động diện tích đất sản

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh nghệ an năm 2013 (Trang 38)

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

2. Biến động diện tích đất sản

xuất nông nghiệp % 25 18

Các chương trình ưu tiên được thực hiện để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường gồm:

- Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường.

- Chương trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

- Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu gây tác động tới khu vực nông nghiệp nông thôn.

*Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường.

Mục tiêu:

Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) hiệu quả, có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương và tăng cường đóng góp của các dịch vụ môi trường từ rừng.

Nội dung:

- Bảo vệ nghiêm ngặt, chấm dứt tình trạng khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật, cải thiện chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế bảo vệ rừng theo hướng phân cấp quản lý cụ thể hơn cho địa phương trong cơ chế thị trường, xã hội hóa nghề rừng có sự quản lý của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực quản lý về lâm nghiệp.

-Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý và đầu tư rừng đặc dụng, phòng hộ.

*Chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra, nhiều khu vực nông thôn nông nghiệp đang chịu tác động trực tiếp như: khí hậu trở nên bất thường, hạn hán, mưa lũ diễn ra nặng. Tình trạng thuỷ triều dâng cao gây ngập úng nhiều vùng đất thấp, thời tiết đã có những thay đổi bất thường trái quy luật đang tác động xấu đến sản xuất và đời sống.

- Mục tiêu của chương trình là tập trung nghiên cứu khảo sát đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất và đời sống do nước biển dâng, do biến đổi nhiệt độ, và sự thay đổi của hạn hán, mưa, lũ lụt, vv...trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản ứng phó thích hợp.

- Nội dung:

+ Củng cố nâng cao mức bảo đảm chống lũ của các hệ thống công trình chống lũ.

+ Củng cố hệ thống đê biển để nâng cao mức bảo đảm chống được các tác động do ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi của khí hậu.

+ Phát triển các giải pháp phi công trình để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ .

3.4 Mục tiêu nâng cao năng lực quản lý ngành có hiệu lực và hiệu quả

Để đạt mục tiêu tăng năng lực quản lý ngành, tập trung vào các chương trình sau:

- Chương trình cải cách tài chính công, thực hiện luật phòng chống tham nhũng, luật tiết kiệm, chống lãng phí.

*Chương trình cải cách tài chính công và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục tiêu của Chương trình: Tạo thế chủ động cho cở sở triển khai thực hiện kế hoạch thông qua khung chi tiêu trung hạn, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đảm bảo thực hiện kế hoạch hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu.

Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình:

- Thực hiện xã hội hoá huy động nguồn lực tài chính trong các hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và các hoạt động khác.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo và cấp uỷ, nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị; nghiêm túc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung của Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của luật pháp. Chấn chỉnh và tăng cường hệ thống Thanh tra chuyên ngành kể cả về cán bộ và thể chế để thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra một cách chủ động. Công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào những lĩnh vực có tính nhậy cảm như quản lý, sử dụng đất, xây dựng cơ bản, cổ phần hoá, thương mại,...

*Chương trình hiện đại hoá, tin học hoá quản lý ngành

Mục tiêu của Chương trình: Hiện đại hoá quản lý ngành phù hợp với công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình: Thực hiện các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, bao gồm quản lý hành chính, quản lý sản xuất, quản lý chiến lược - kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tài nguyên. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành có khả năng kết nối từ tỉnh đến địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường

KẾT LUẬN

Bản kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2013 do em soạn lập đã nghiên cứu tiềm năng,thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh đồng thời đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2013.

Trong bài em có sử dụng số tài liệu tham khảo sau:

1. Giáo trình kế hoạch hóa phát triển.

2. Số liệu do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cung cấp.

3. Kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015. 4. Bộ chỉ số thí điểm giám sát và đánh giá (M&E) thực hiện kế hoạch 5 năm ngành NN và PTNT.

5. Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê Việt Nam:www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh nghệ an năm 2013 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w