HÌNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.1. Tương lai của loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Sự xuất hiện mô hình Doanh nghiệp xã hội là một nhu cầu khách quan. Tại Việt Nam, mặc dù phong trào Doanh nghiệp xã hội mới trong giai đoạn gây dựng ban đầu nhưng dự báo sẽ trở thành xu hướng trong tương lai về sự kết hợp hài hòa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh.
Không quá khi nói rằng chỉ vài năm nữa, mô hình Doanh nghiệp xã hội sẽ nhanh chóng được nhân rộng và trở thành đội ngũ chủ lực trong giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội.
Điều đó là hoàn toàn có căn cứ bởi hiện nay, phong trào đã và đang nhận được sự quan tâm ủng hộ từ khá nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau, thậm chí có cả chiến lược dài hạn cho việc đẩy mạnh phong trào do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng CSIP (tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam hoạt động vì sự phát triển của Doanh nghiệp xã hội Việt Nam) thực hiện.
Thông qua những hoạt động và sự kiện của CSIP, các Doanh nghiệp xã hội có điều kiện kết nối chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức xã hội, tạo nên sức mạnh “bó đũa” trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội cũng như tăng cường nội lực cho chính mình.
3.2. Một số ý kiến đưa ra nhằm phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hội ở Việt Nam
+ Tận dụng điểm mạnh về con người
Còn người Việt Nam, từ xưa đến nay đều có bản chất là cần cù lao động, sáng tạo. Đó là một nhân tố không thể thiếu với doanh nhân nói chung và doanh nhân xã hội nói riêng. Không có thành công nào là không cần đến nỗ
lực, đặc biệt là với những hoạt động của doanh nghiệp xã hội, để tạo lập được một doanh nghiệp đã là rất khó, phát triển nó lại là một điều còn khó hơn. Con người là một thế mạnh, là tiềm năng của chúng ta, vì vậy cần phải biết tận dụng sự thông minh, khéo léo, khả năng tiếp thu nhanh, sự ham học hỏi của người Việt Nam…
Doanh nghiệp xã hội hoạt động vì lợi ích của của xã hội, quan tâm đến vấn đề của môi trường, không phải vì lợi nhuận của bản thân mình mà là lợi ích của cả cộng đồng, nên để phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội cần phải có tinh thân tương thân tương ái, sẵn sàng cảm thông, sẻ chia. Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lại của đất nước, tràn đầy nhiệt huyết và được cung cấp những kiến thức, những kỹ năng tốt nhất họ sẽ là những doanh nhân xã hội thành công trong tương lai
+ Mở trường lớp, xây dựng các khóa đào tạo có bài bản về loại hình doanh nghiệp xã hội
+ Đưa ra những tiêu chí rõ ràng về việc xác định doanh nghiệp xã hội
+ Tăng cường sự hộ trợ của nhà nước cũng như các doanh nghiệp phát triển trong nước và quốc tế
+ Ban hành các điều luật về doanh nghiệp xã hội, các chế tài nhằm giám sát hoạt động của các doanh nghiệp đó
Đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội mới thành lập cần có sự hỗ trợ về pháp luật như hỗ trợ trực tiếp, hoặc hướng dẫn cho các tổ chức đăng ký dưới các hình thức phù hợp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước cần ban hành những luật định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này, tiêu chí thành lập, khuôn khổ hoạt động và những điều lệ cần tuân thủ.
+ Phổ biến rộng rãi hình thức doanh nghiệp xã hội bằng các kênh thông tin xã hội
Tài liệu về các Doanh nhân xã hội xuất sắc, nổi bật và công việc của họ tại Việt Nam có thể sẽ góp phần vào nâng cao nhận thức của người dân về Doanh nhân xã hội và vai trò của họ trong việc phát triển xã hội. Nó cũng sẽ giúp vận động các nhà ra chính sách hiểu về vai trò của Doanh nghiệp xã hội không chỉ trong việc giải quyết các nhu cầu xã hội cấp bách mà còn là một bộ phận quan trọng của xã hội dân sự đang lớn mạnh trong đó quyền của tất cả mọi người sẽ được lắng nghe và tôn trọng.
- Phổ biến mô hình Doanh nghiệp xã hội quốc tế cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức, sự thừa nhận và tạo sự hỗ trợ từ các nhà hoạch định chính sách và từ công chúng.
- Phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và quảng bá về Doanh nghiệp xã hội. Cuộc phỏng vấn với Biên tập viên Kim Ngân 14 (VTV3) và các phóng viên khác cho thấy họ nhiệt tình giúp giảm các thiên kiến, nâng cao nhận thức của công chúng đối với Doanh nghiệp xã hội, ủng hộ và thúc đẩy Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
- Các tờ rơi, sách giới thiệu, trang web được thiết kế tốt bằng tiếng Việt giới thiệu về Doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về một thế hệ Doanh nhân xã hội mới xuất hiện.
- Hội thảo, seminar về Doanh nghiệp xã hội và các mô hình hoạt động của nó sẽ góp phần vào việc lôi cuốn các nhà công tác thực tiễn phát triển, các nhà tài trợ và các nhà hoạch định chính sách về vấn đề đang thảo luận.
- Mạng làm việc đang trở nên quan trọng để kết nối mọi người với nhau, kết nối Doanh nghiệp xã hội với Doanh nhân xã hội với những người khác. Tuy nhiên, mạng này cần kết nối với các mạng kinh doanh và phát triển rộng hơn để trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm, lôi cuốn mọi người tham gia và ủng hộ. Cũng cần một mạng kết nối với các đối tác quốc tế...
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tư liệu của trung tâm sáng kiến phục vụ cộng đồn CSIP
Cẩm nang pháp lý dành cho doanh nhân và doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ( CSIP)
The power of unreasonable people ( Harvard business)- Sức mạnh của người phi lý
Entrepreneourship in the social sector Doanhnghiepxahoi.vn