Các kiến nghị (với bộ Công Thương, bộ NNg và PTNT…)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải (Trang 41)

3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

I.13.Các kiến nghị (với bộ Công Thương, bộ NNg và PTNT…)

Để khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu, để nâng cao uy tín hàng hoá Việt Nam trên thị trờng Quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu là phần đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, chính phủ cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

1. Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô

Sự ổn định kinh tế vĩ mô trước hết phải hiểu là sự ổn định về các chính sách tài chính, thương mại, đầu tư, tiền tệ. Đó cũng là một trong những điều kiện tạo sự ổn định và quan tâm cho các nhà đầu tư, các công ty. Vì vậy Nhà nước cần:

- Ổn định tỷ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền: điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết đợc xuất khẩu. Sự điều tiết này sẽ làm hạn chế hay tạo cơ hội tham gia hoạt động xuất khẩu của Công tyđến chiến lợc đa dạng hoá mặt hàng, thị trờng kinh doanh của công ty.

- Duy trì và ổn định chế độ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, hình thành thị trờng đồng bộ, thông suốt, gắn nước ta với kinh tế và thị trờng thế giới, thể hiện trong cả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. Do vậy,phát triển nền kinh tế hớng về xuất khẩu vừa coi trọng thị trờng trong nước với nhiều thành phần kinh tế khác là 1 vấn đề cần quan tâm hiện nay.

2. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hớng đơn giản hơn thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trờng.

Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu ở nước ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước phải đợc đổi mới và hoàn thiện. Cụ thể là:

- Hệ thống các văn bản pháp lý: các quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công ty liên doanh xuất nhập khẩu, tránh tình trạng khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng rào nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế, công tác quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước còn một số mặt bất cập với điều biến của hoạt động xuất khẩu, nhiều khi có không ít những thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục.

3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu

- Đầu tư vốn công nghệ cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Hiện nay, hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta chủ yếu là hàng thô, hàng qua sơ chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xuất khâu thì Nhà nước cần khuyến khích đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị kinh tế tạo ra nguồn hàng phong phú và đa dạng đảm bảo cho xuất khẩu, cần tập trung tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến thích hợp từ nước ngoài, chú ý hạn chế các công nghệ sản xuất gây tốn năng lợng nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trờng, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách tổ chức các trờng lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra các cán bộ nắm vững công nghệ sản xuất mới, kinh doanh giỏi, có khả năng nắm bắt cái tiên tiến, cải tạo cái cũ làm hạt nhân cho các cơ sở sản xuất.

4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Nhà nước chủ động đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, chú trọng hợp tác với các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tạo điều kiện, để doanh nghiệp tiếp cận đợc với thị trường với khách hàng, bạn hàng một cách tốt nhất.

KẾT LUẬ N

Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã xây dựng cho mình đường lối mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như của từng nghành. Đó là khắc phục những trở ngại khó khăn trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh việc xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Thương mại quốc tế là hoạt động không thể tách rời được trong công việc thực hiện mục tiêu chung đó.

Trong tình hình chung kinh tế hiện nay, cùng với chiến lược kinh tế mà nhà nước và Đảng đã đề ra, Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực trong kinh doanh, tích lũy nguồn ngoại tệ, hướng về xuất khẩu các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Qua 3 chương, đề tài đã đề cập đến tình hình xuất khẩu của công ty TNHH gốm sứ Minh Hải, những thuận lợi khó khăn, những thành tựu đạt được và những yếu kém còn tồn tại của công ty. Đề tài cũng đi sâu, tập trung phân tích về quy trình tổ chức thực hiện việc xuất khẩu, nêu ra những ưu nhược điểm và những vướng mắc cần khắc phục. Từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện việc xuất khẩu để hoạt động kinh doanh xuất khẩu công ty ngày càng tốt hơn.

Do thời gian và điều kiện kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô và bạn đọc.

Một lần nữa, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn, đến ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong công ty TNHH gốm sứ Minh Hải

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải (Trang 41)