Áp dụng công nghệ cao – CNTT vào hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải (Trang 34)

3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

I.11.Áp dụng công nghệ cao – CNTT vào hoạt động xuất khẩu

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế, thương mại điện tử là một kênh đặc biệt quan trọng, nhất là với những thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn như Mỹ và các nước Châu Âu. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần Bắc Mỹ và châu Âu đã lên tới hơn 80%. Phương thức kinh doanh này đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội trong các giao dịch thương mại toàn cầu.

Do đó một điều tất yếu để thúc đẩy xuất khẩu ở công ty TNHH gốm sứ Minh Hải đó là phát triển thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty?

• Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp

• Dịch vụ tốt hơn cho khách hàngTăng doanh thu

• Giảm chi phí hoạt động

Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử mà cụ thể là mạng Internet và website. Ví dụ: việc trưng bày hình ảnh hàng hóa, thông tin về Công ty trên website cũng là một phần của Thương mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet v.v...

Có nhiều cấp độ thực hiện Thương mại điện tử. Ở cấp độ cơ bản, Công ty có thể chỉ mới có website trưng bày thông tin, hình ảnh, tìm kiếm khách hàng qua mạng, liên hệ với khách hàng qua email mà thôi. Cấp độ cao hơn thì Công ty đã có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng v.v...

2. Những nguyên tắc chung khi áp dụng Thương mại điện tử

Trong Thương mại điện tử, người mua và người bán giao tiếp qua thế giới ảo, họ không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy, làm sao họ có thể tin tưởng mà giao dịch với nhau? Cho nên, trong Thương mại điện tử cần có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch:

Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.

Tính tin cậy (Reliability): bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (người bán phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (người bán phải đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng) và tính tin cậy trong các vấn đề chứng thực (như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử).

Tính bảo mật và riêng tư (Confidentiality và Privacy): những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, email,

điện thoại v.v… phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa là người bán không được tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Cuối cùng, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

3. Những bất lợi cho Công ty khi không có website

Nếu không có website, Công ty gặp một số bất lợi sau:

Thị trường và tiếp cận thị trường

- Không tiếp cận được thị trường thế giới

- Khó tiếp cận được thị trường rộng với chi phí nhỏ

Chất lượng phục vụ khách hang và cung cấp thông tin

- Không cung cấp được đầy đủ thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi

- Không giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả

- Không cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho khách hàng chọn hàng, đặt hàng

Những yếu tố nói trên thực sự quan trọng khi Công ty có đối tượng khách hàng ở xa, ở nhiều địa phương, quốc gia.

Marketing

- Bị giới hạn phạm vi địa lý

- Không truyền tải được nhiều thông tin, thời lượng

- Không dễ dàng theo dõi hiệu quả, nhận tương tác của khách hàng

Chi phí

- Chi phí marketing rất cao

- Chi phí in ấn, gửi tài liệu, liên lạc qua phone, fax... đặc biệt là khi người nhận ở xa (liên tỉnh, quốc tế)

- Chi phí nhân sự, mặt bằng cao (cho trường hợp siêu thị, phòng trưng bày...)

- v.v...

- Khi đối thủ cạnh tranh có website mà doanh nghiệp không có thì doanh nghiệp khó giữ khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới

- Tính chuyên nghiệp trong thời đại Toàn cầu hóa, Kỹ thuật số, Thông tin, Kinh tế Tri thức... “Một doanh nghiệp không có website ắt hẳn không theo kịp thời đại, không chuyên nghiệp” – đó là những gì mọi người nghĩ và tin như thế.

4. Thực trạng thương mại điện tử ở công ty TNHH gốm sứ Minh Hải, và giải pháp thương mại điện tử hóa

Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải thực hiện marketing sản phẩm, cũng như giới thiệu sản phẩm thông qua một kênh mua bán chung, với lượng truy cập thấp. Chủ yếu tất cả các giao dịch của công ty đều theo hình thức truyền thống.

Khách hàng mất không ít thời gian để có thể có thông tin về sản phẩm và về công ty. Không kể thị trường nước ngoài, thậm chí thì trường nội địa cũng khó tránh khỏi tình trạng mù thông tin nếu không được giới thiệu.

Vậy giải pháp xây dựng một website riêng cho công ty TNHH gốm sứ Minh Hải là cần thiết để ko chỉ riêng việc thúc đẩy xuất khẩu mà còn đẩy mạnh sự phát triển của công ty tới nhiều thị trường tiềm năng.

Có thể thấy hàng loạt các lợi ích mà thương mại điện tử mang tới cho công ty như:

- Cung cấp thông tin nhanh chóng, mang tính cập nhật để phục vụ tốt các đối tượng khách hàng.

- Khối lượng thông tin cung cấp không hạn chế như quảng cáo trên báo đài

- Quảng bá ở thị trường toàn cầu (báo chí VN không giúp được điều này). - Thông tin luôn sẵn có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào,

tìm kiếm dễ dàng.

- Tiết kiệm chi phí quảng cáo (giá xây dựng và duy trì một website rẻ hơn nhiều so với chi phí quảng cáo trên báo đài, nội dung lại không giới hạn) - Thông tin dễ dàng được thay đổi mà không phải in lại như brochure,

- Tương tác với đối tượng khách hàng (hỗ trợ, tư vấn, đặt hàng...)

- Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng (siêu thị điện tử), nhân sự (nhân viên phục vụ)

- Làm tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp (thời đại kỹ thuật số mà trên danh thiếp của doanh nghiệp không có địa chỉ website thì chắc chắn phải là doanh nghiệp nhỏ)

- Rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn (trên website - nếu làm chuyên nghiệp – thì không ai biết đây là doanh nghiệp lớn hay nhỏ vì Thương mại điện tử có tính chất “không biết mặt nhau, không thăm viếng thực sự”)

- và một số lợi ích khác.

5. Giải pháp thương mai điện tử hóa tại công ty TNHH gốm sứ Minh Hải.

Việc đầu tiên trong quá trình thương mại điện tử hóa tại công ty TNHH gốm sứ Minh Hải là bắt tay vào xây dựng website trưng bày hàng hóa của công ty. Website này có cơ sở dữ liệu sản phẩm, hiển thị hình ảnh, mô tả ngắn, giá... Website có chức năng giỏ mua hàng hoặc hỏi thông tin hàng (Product Inquiry). Công ty có thể bán lẻ hoặc không bán lẻ. Công ty không nhất thiết phải thực hiện thanh toán qua mạng nếu không chuyên về bán lẻ.

Hàng hóa trên website phải phong phú, giống như catalogue hàng hóa chi tiết. Một vấn đề công ty e ngại bị sao chép mẫu mã khi trưng bày hết mẫu mã mới của mình lên website. Giải pháp: Công ty trưng bày một số mẫu điển hình trên website – ai cũng có thể xem được. Còn những mẫu mã mới, cũng được trưng bày nhưng được bảo vệ bởi ID và password. Công ty tuyên bố những ai thực sự quan tâm thì có thể liên hệ Công ty để được cung cấp ID và password vào xem cơ sở dữ liệu sản phẩm đầy đủ nhất, mới nhất.

Trên website cũng phải có đủ thông tin giới thiệu về công ty, quy trình sản xuất, thế mạnh của công ty, điều khoản mua – bán, giao hàng...

- Hỗ trợ khách hàng, khách hàng tiềm năng qua mạng: thông dụng nhất là email, nếu được thì có chức năng chat để người quan tâm có thể trao đổi ngay với công ty.

- Tận dụng Internet để marketing sản phẩm của mình: Thường xuyên vào các sàn giao dịch (www.alibaba.com,www.ec21.com,...) để tìm kiếm những ai đang tìm mua mặt hàng doanh nghiệp có bán, để đăng thông tin rao bán, để đăng thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm... Doanh nghiệp có thể trả tiền để được xây dựng những e-catalogue giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại những sàn giao dịch này.

Chủ động marketing mình đến với các nhà nhập khẩu bằng cách mua hoặc tìm kiếm (thông qua Google chẳng hạn) thông tin liên lạc của các nhà nhập khẩu trên thế giới và sau đó gửi email tự giới thiệu mình, thậm chí có thể fax, gửi thư qua bưu điện... trong đó nên giới thiệu ngắn gọn, quan trọng là giới thiệu địa chỉ website để các nhà nhập khẩu vào website xem thông tin chi tiết.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng Internet, WWW để tìm kiếm các mẫu mã mới đang được bán trên thế giới bằng cách tìm kiếm các website siêu thị điện tử ở nước ngoài, các website của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề ở các nước khác v.v...

- Hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến: Bằng nhiều hình thức thanh toán khác nhau công ty cần xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến sao cho có thể mang lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng trong việc thực hiện giao dịch với công ty.

- Không ngừng nâng cấp website, đảm bảo tính rõ ràng, tăng cường sự tin tưởng trong lòng khách hàng, nâng cao tính bảo mật và riêng tư của khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải (Trang 34)