0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG (Trang 64 -64 )

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ

Phong cách nghệ thuật trước hết là sự thống nhất toàn vẹn của các yếu tố tạo nên tác phẩm, trong đó sự thống nhất giữa hình thức và nội dung mang tính chất quyết định. Quy luật về mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức được thể hiện một cách tinh tế nhất thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hoá của hệ thống ngôn ngữ. Đối với thơ ca ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. “Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kỳ diệu, vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm mà tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn…. tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ”

20,tr361

. Ngôn ngữ được coi như một biểu hiện vô thức xã hội, giải toả đời sống xã hội, biến cái vô thức thành cái có ý thức.

Phong trào Thơ mới ra đời là “cả một cuộc cách mạng trong thơ ca” (Lê Đình Kỵ) là “một bước tiến mới của thơ ca Việt Nam trên con đường hiện đại hoá” (Phan Cư Đệ) và là “sự đổi mới của thi pháp thơ trữ tình Việt Nam(Trần Đình Sử). Cái mới trong thi pháp trước hết biểu hiện ở một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ.

Xưa, trong thơ cổ người ta quen với hệ thống ngôn ngữ mang tính chất sáo mòn, ước lệ, kém sinh lực biểu hiện với “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” (Hồ Chí Minh). Nay những từ ngữ ấy không nằm trong tiếng nói sinh động của quần chúng và ngày càng trở nên xưa cũ, xa lạ. Phong trào Thơ mới với những phong cách lãng mạn, độc đáo đã khai thác và sử dụng một hệ thống từ ngữ mới mẻ, giàu sức gợi cảm. Bàn về thơ, Xuân Diệu nói: “Tôi muốn sát nhập thơ vào xứ sở thần tiên mà âm nhạc mở ra cho chúng ta. Không chỉ tạo

ra những câu thơ du dương vang động đầy tính nhạc mà còn tạo nên những chất xạ mê li đầy ảo thuật huyền bí nhờ có phép luyện kim đơn của ngôn ngữ”.

Mỗi nhà thơ có một cách biểu hiện riêng, nhưng nói chung “để phù hợp với những đề tài phổ biến trong Thơ mới, hệ thống từ ngữ trong phong trào Thơ mới thường nhẹ nhàng, nhậy cảm, mơn man như : bâng khuâng, mong manh, nhè nhẹ, im lìm, dìu dịu, vu vơ, lả lơi, đường trăng, hiu quạnh, dậy vang, du dương, tha thiết, dìu dặt, bơ vơ, đượm buồn, dãi dầu, thương nhớ, yêu, cảm, du, mơ, ngân, vang, mong, xiết,…

20,tr.372

Vũ Hoàng Chương đến với Thơ mới mang theo một tâm trạng cơ đơn, bế tắc của cái Tôi cá nhân. Hơn thế nữa linh hồn thơ thoát li khỏi thế giới thực tại để tìm về thế giới của mộng ảo, của tiềm thức tràn đầy tình yêu thương. Cho nên hư ảnh là khái niệm trung tâm trong thơ ông với những nguyệt điện, sông ngân, mộng Liêu Trai, mầm tinh mơ, nguồn tiêu sơ, nẻo say hư thực bóng muôn đời. Đó là thứ tư duy có tính chất siêu hình, không gần gũi với thế giới thực tại. Với cái nhìn mới, một quan niệm mới, một triết lý mới, thi sĩ đã tìm đến những ảo ảnh cao siêu ngoài thế giới. Vậy có thể nói ngôn ngữ trong hai tập Thơ say Mây là ngôn ngữ của thế giới hư ảo. Với những xứ Mộng,

thuyền mây , trời Quên, chốn Bồng lai, Thiên đường, Thiên thai, Nát bàn, cõi

Vô cùng, cõi Cao rộng, thi sĩ muốn đưa người đọc thoát khỏi cuộc sống trần gian mà ở đó “bùn nhơngập quá nửa linh hồn”.

Tìm hiểu trường từ vựng của Thơ sayMây ta thấy ngôn ngữ thơ Vũ Hoàng Chương đã biểu hiện một cơ chế phát sinh và vận động của hai thế giới đối lập nhau mơ và thực, trong đó hư ảnh là trung gian. Tuy nhiên ranh giới giữa mơ - thực, thực - mơ là vô hình, khó xác định bởi giữa thế giới bị phân đôi ấy là khoảng trống của hư ảnh mỗi khi say:

Ta quá say rồi Sắc ngã màu trôi

Có ai ghì hư ảnh sát kề môi” (Say đi em)

Hồn cũ thịnh Đường muôn nẻo sáng Có ai ghì hư ảnh chút mà thôi

(Chân hứng)

Sự đi về giữa hai thế giới mơ thực với hư ảnh làm trung tâm đã đem đến cho thơ Vũ Hoàng Chương một cái đẹp mang màu sắc siêu thực chủ nghĩa. Ta biết rằng thơ ca là loại hình nghệ thuật mang nặng yếu tố cảm xúc. Thơ không thể thuần tuý được làm được bằng óc, bằng sự tỉnh táo của lý trí mà nó được dựng lên qua trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Mỗi chúng ta dù ít dù nhiều, có hay không bao giờ cũng có một ước vọng. Ước vọng đó có thể được xây trên cuộc sống hiện thực nhưng cũng có khi ở một thế giới vượt khỏi cõi thông tục, tưởng vọng về linh hồn và suy ngẫm, đánh giá số phận riêng tư của mình. Với tư cách là một con người, nhà thơ đã tiếp nhận và cảm thụ thế giới ấy, đắm mình trong thế giới nghệ thuật của riêng mình. Hai tập thơ Thơ say

Mây của Vũ Hoàng Chương đã lấn một phần sang thế giới phi thực, thế giới của cảm giác, của tiềm thức. Nhà phê bình nghệ thuật Pháp H.Tơnơ (1828 – 1893) nói: “ảo giác, vẻ như quái trạng, đã dệt thành đời sống tinh thần chúng ta”. Từ đó ông đánh giá cao những hình ảnh xuất hiện từ trong trí não khi ngủ , khi say và trong giấc mộng. Ta thấy saymộng là đường dây nối liền và xuyên nối hai tập Thơ sayMây của Vũ Hoàng Chương. Và thi sĩ hết sức tâm đắc, thậm chí tuyệt đối hoá nó là “Toàn Hương”, “Tận Mỹ ”. Có điều thơ của ông chưa tới mức tâm linh mê sảng , tất cả mọi vật chưa bị cảm giác siêu hình làm biến dạng một cách phi lý mà đó chỉ là thực tế vượt ra ngoài khuôn khổ của lý tính, ngoài phạm vi lý trí bình thường của con người. Đó là trạng thái tâm lý thường có, nhưng ít khi được chú ý đến mà thôi.

Như vậy mặc dù mang tính chất siêu hình nhưng thơ của Vũ Hoàng Chương không cầu kì, khó hiểu như lối thơ mà nhóm Xuân Thu nhã tập khởi sướng :

Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y

(Nguyễn Xuân Sanh)

mà nó sâu xa, đầy cá tính. Có thể nói rằng Vũ Hoàng Chương chẳng giống ai trước mình và sau này cũng chưa có ai đi theo con đường đó. Bởi vì Vũ uống rượu để làm thơ, để tạo màu sắc âm thanh và nhịp điệu cho thơ. Chính vì thế mà ngôn ngữ thơ của ông có lúc đạt đến độ điêu luyện, có thể so sánh bất kỳ bài thơ hay nào của phong trào Thơ mới :

Gợn trắng ngàn mai thoảng dáng xuân Màu trinh e lệ gió ân cần

Mươi bông cúc nõn chờ tay với Một chút hưu đào vướng gót chân (Dịu nhẹ)

Thơ sayMây của Vũ Hoàng Chương bên cạnh những bài thơ có ngôn ngữ gân guốc, góc cạnh như Mười hai tháng sáu, Tuý hậu cuồng ngâm, Bài hát cuồng là những vần thơ mượt mà, biểu cảm như thế. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nhận xét về thơ của Vũ Hoàng Chương có viết “Vũ Hoàng Chương rất chú trọng đến sự gọt dũa lời nên thơ ông là của một thanh niên mà nhiều lúc già cóc cách”

37,tr.133

.

Quả thật ngôn ngữ Thơ sayMây đôi chỗ có xu hướng chau chuốt, đẽo ngọt công phu, có lúc ru người đọc bằng âm thanh, nhịp điệu nhiều hơn là rung cảm, nhưng phần lớn vẫn là biểu cảm. Xin được nhắc lại rằng sự rung cảm trước cuộc sống là gốc phát ra điệu thơ Vũ Hoàng Chương. Bí quyết sáng tạo thơ ông nằm ngay trong khối óc và những mất mát thăng trầm của cuộc đời mình. Cho nên dù cách thể hiện là lãng mạn, tượng trưng hay siêu thực thì cái đích cuối cùng trong sáng tác của ông vẫn là hướng tới con người, giải phóng con người mà trước hết phải giải phóng cái Tôi. Ngôn ngữ thơ ông đã đi sâu vào những tình cảm tế nhị, sâu kín và diễn tả chúng bằng cảm nhận tinh tế, nhạy cảm. Chỉ cần có một chiếc lá rụng, một con sóng nhỏ nhấp nhô, một ánh

sao ngà lấp loáng, hay một giọt sương long lanh còn sót lại trên ngọn lá, ngọn cỏ cũng đủ cho trái tim si tình của nhà thơ trào dâng những con sóng cảm xúc:

Lá khô Rụng

Kín gương hồ Sóng

Nhấp nhô…

Mũi thuyền rẽ lá vàng khô Sao ngà vụt tự đáy hồ bay lên … Thuyền trôi vẫn quyến sao đêm Hào quang vẫn ngủ êm đềm trong mơ

(Tình si)

Thơ Vũ Hoàng Chương thật buồn. Nỗi buồn thấm đẫm, lan toả bao trùm lên cả cảnh vật. Đây là cảnh chợ chiều:

Chợ tan ngàn nẻo cô phòng

Sầu dâng bàng bạc cánh đồng tịch liêu Hồn đơn lắng bước chân chiều

Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời

(Chợ chiều)

Đó là cảnh chợ chiều dưới mắt tác giả, cũng là cảnh chợ chiều trong lòng tác giả. Mang hơi thở của Đường thi, của thơ cổ truyền thống bởi hàng loạt các từ Hán Việt và từ cổ: mộng, gió sương, cô phòng, tịch liêu, hồn, chia ly, chăn gấm, lầu, ly biệt, ái ân, hoàng hôn… nhưng âm điệu của bài thơ thì thật phong phú: buồn, đau khổ, nhớ thương … Trong rất nhiều thi phẩm như Đà Giang, Hơi tàn Đông Á, Nửa truyện Hồ Ly, Dâng tình, Đào Nguyên lạc lối … Vũ Hoàng Chương đã sử dụng từ cổ cùng với điển tích của văn hoá phương Đông như đất Vũ Lăng, cõi Thiên Thai, Nát Bàn, thuở Tần Vương .... làm cho thơ ông đậm màu sắc cổ xưa .

Có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, cùng với biệt tài sử dụng ngôn ngữ, Vũ Hoàng Chương luôn tạo tranh, tạo nhạc chơ thơ. Có thể nói ngôn ngữ thơ ông là ngôn ngữ tạo hình. Điều đó được thể hiện rõ trong bài Say đi em, Mười hai tháng sáu, Tuý hậu cuồng ngâm .

Đọc thi phẩm Say đi em không những ta hiểu thêm bi kịch của một cá nhân, một thế hệ mà còn hiểu thêm khả năng kỳ diệu của ngôn ngữ tiếng Việt qua ngòi bút của một thi sĩ tài hoa. Bài thơ lôi cuốn người đọc ở lối say quay cuồng, lời giục giã riết nóng. Sự cách tân về mặt tổ chức lời thơ đã diễn tả sát hợp những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp của cái Tôi trữ tình. Ta thấy, ở đây cuộn lên ba đợt sóng cảm xúc, từ than vãn não nuột:

Một trời phấn hương Đôi người gió sương

Đầu xanh lận đận cùng xót thương, càng nhớ thương Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình này sao héo

đến gấp gáp cuồng si :

Lui đôi vai, tiến đôi chân; Riết đôi tay, ngã đôi thân

Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ Hãy thêm say còn đó rượu chờ ta

Để làm nổi bật điều đó, nhà thơ đã sử dụng hàng loạt những tính từ miêu tả là những từ láy : du dương, lơ lẳng, tha thiết, lả lướt, đê mê, gờn gợn, mềm mại … , cùng với những động từ mạnh đã đặc tả khoái lạc đốt mình trong những thú vui trần tục khi thì theo “âm thanh gờn gợn nhỏ”, lúc vụt lên rộn ràng cùng cảm xúc bốc lửa và cuối cùng rã rời sau cơn say:

Chân rã rời

Quay cuồng chi được nữa Gối mỏi gần rơi

Trong men cháy giác quan vừa bén lửa Say không còn biết chi đời

Những chi tiết, hình ảnh, tiết tấu cùng giai điệu của bài thơ đều rất chính xác và sống động tựa như một đoạn phim nghệ thuật được quay bởi một nghệ sĩ tài ba. Tất cả đều nhờ vào cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và đầy biểu cảm của Vũ Hoàng Chương.

Mười hai tháng sáu là một bài thơ hay, hay cả về giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ, đặc biệt là cách sử dụng hợp lý từ cổ “hề” trong việc diễn đạt, cảm xúc và tạo âm hưởng bi phẫn, chua chát, đau đớn, xót xa. Số từ “hề” trong bài thơ không nhiều, chỉ vẻn vẹn có ba từ nhưng lại được đặt trong một câu cảm thán mở đầu cho ba khổ thơ cuối :

- Kiều Thu hề Tố em ơi!

- Kiều Thu hề trọn kiếp thương! - Kiều Thu hề Tố hỡi em!

Sự sắp xếp khéo léo này tạo ra một kết cấu trùng điệp có tác dụng làm tăng tính nhạc cho thơ đồng thời cụ thể hoá nỗi đau làm ta có cảm giác có thể cầm nắm được vào nó.

Ngược với bài Mười hai tháng sáu, bài Tuý hậu cuồng ngâm lại sử dụng khá nhiều từ “hề”. Bài thơ có 35 câu mà có tới 28 từ “hề” xuyên suốt các câu thơ gây cho người đọc cảm giác về sự chật chội, tù túng, quẩn quanh không lối thoát. Nhờ đó bài thơ có một ý tưởng rộng lớn và có tính khái quát cao về thân phận con người. Vấn đề này được lặp đi lặp lại như một điệp khúc với âm hưởng buồn đơn điệu trong nỗi chán chường bế tắc luẩn quẩn như nghiệt ngã về quy luật :

Lều nát hề chơ vơ, ngõ mưa lầm lội Trăng lạnh, đèn mờ, hồn đơn hề le lói Đọc truyện cổ nhân hề lòng ta quặn đau Gió bụi xôn xao hề thương vay người sau

Hai bài thơ thể hiện hai nỗi đau khác nhau. Một bên là đau cho mất mát trong tình yêu, một bên là do cảm giác lạc loài, một là cồn cào nức nở (Mười hai tháng sáu), một phẫn uất, trầm lắng (Tuý hậu cuồng ngâm). Nhưng nhìn chung nỗi đau ấy được cụ thể hoá như có hình , có khối. Và nó được cá thể hoá cao độ ở Bài hát cuồng. Ở đây gắn với lời bộc bạch, hơi thở dài, tiếng sầu não, câu tâm sự là ngôn từ, giọng điệu đầy màu sắc, ấn tượng khó quên. Từ “hề”

trải khắp bài thơ, đặc biệt là ở khổ thơ cuối như thâu tóm và thể hiện nỗi đau ở trạng thái tột đỉnh. Nhân vật trữ tình đau đớn, xót xa, muốn mượn men để làm

“điên đảo thời gian”, “lẫn lộn không gian” nhưng tất cả chỉ là “vô vi”: Say gắng say hề lên tận độ;

Gắng say hề cho tỉnh nhé ai ơi!

Điên đảo thời gian hề linh đài vụt sáng Lẫn lộn không gian hề trần tâm sẽ vơi Sụp đổ bóng đêm hề năm đường cảm giác Tiềm thức bừng lên hề muôn ánh Sao Mai

Đó là những vần thơ đau đớn, chứa đựng trong đó cả tấm chân tình của một thi sĩ tài năng, xuất chúng nhưng không hợp thời

.

Để làm tăng giái trị biểu cảm của ngôn ngữ, Vũ Hoàng Chương có cách tổ chức lời thơ rất độc đáo. Kết cấu trùng điệp trong thơ ông không lạ nhưng mang bản sắc riêng biệt. Phía trên đã đề cập tới kiểu kết cấu này trong bài Mười hai tháng sáu. Nếu ở ba khổ thơ cuối kết cấu trùng điệp được tạo ra bởi từ “hề” thì ở bốn khổ thơ đầu là do cụm từ “Tố của Hoàng”. Bốn lần “Tố của Hoàng” được lặp lại dưới bốn khổ thơ là bốn lần tâm trạng của một lần nhân quả đau thương: nhớ thương với “Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương!”; mơ tưởng với “Tố của Hoàng ơi! Tố của anh!”; gần gũi, ấm áp với “Tố của Hoàng xưa! Tố của tôi” và một ảo giác với “Tố của Hoàng nay! Tố của ai?”.

Hai tiếng “xưa”“nay” như tiếng sét định mệnh giết chết tình yêu khiến

Trong rất nhiều bài thơ, kết cấu trùng điệp được vận dụng trong những chủ âm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa biểu cảm của hình tượng thơ:

Ai rằng thu khơi nguồn tiêu sơ Ta rằng thu gây mầm tinh mơ

Chính tay thu reo rắc mến thương hờ Bởi Nàng Thu là chị của Nàng Thơ

Xuyên suốt khổ thơ là điệp từ “thu” kết hợp với các động từ khơi - gây -

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG (Trang 64 -64 )

×