5. Cấu trúc luận văn
2.2. Trốn vào tình yêu, tìm thú vui thân xác
Phong trào Thơ mới nói chung có sẵn một hướng thoát ly thực tại, đó là tình yêu. Chính Xuân Diệu đã từng thốt lên “Những giọng anh em đầy rẫy trong văn chương, không khí trĩu nặng những chàng và nàng không khéo thở thì chết ngạt mất”16,tr.84 .
Vũ Hoàng Chương đến với tình yêu với những nét cá biệt, độc đáo. Tình yêu đối với Vũ Hoàng Chương chỉ được coi như là một phương tiện để thoát ly tìm đến thế giới vẹn toàn và lý tưởng chứ không được coi như một “thế giới ” riêng như tình yêu của Xuân Diệu. Bởi chịu sự mất mát quá lớn trong tình yêu
nên thơ tình của ông nếu không lã chã nước mắt như bài Mười hai tháng sáu, U tình thì cũng là thứ tình yêu một chiều mơ hồ như trong Tình si hoặc như làn gió hững hờ thoảng qua như trong bài Tạm ghé thuyền.
Ta biết rằng, xưa Nguyễn Du mô tả tình yêu trong cái bản sắc phương Đông sâu sắc, tinh tế, kín đáo: "chập chờn cơn tỉnh cơn mê" hay "bâng khuâng như tỉnh như say một mình". Còn nay tình yêu trong Thơ mới mang bản sắc phương Tây tha thiết, chân thành, tinh tế và tinh vi :
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
( Vội vàng - Xuân Diệu)
Nhưng ở Vũ Hoàng Chương thứ tình yêu có tính chất bản thể như vậy rất hiếm hoi mà chỉ là:
Chập chờn bến thực hay nguồn mơ Hay chính bâng khuâng là ái tình.
(Yêu mà chẳng biết)
Chính "chập chờn", "bâng khuâng"... là những nhịp rung trong cảm giác ở đó không hẳn là "bến thực", hay "nguồn mơ" mà là mơ mơ thực thực, một sự hoà nhập nhất định của mơ, thực. Sự hoà hợp nhất định trong tâm trạng ấy đã dẫn đến tình yêu với đủ mọi sắc thái của nó. Từ "bâng khuâng", "nao nao" trong sáng của chớm yêu, yêu thầm ( Dịu nhẹ ) đến : “ cùng nín đau buồn khi chia phôi”. Nhưng dường như tình yêu đã bị nhìn bằng con mắt tầm thường, thuần tuý xác thịt chứ không trong trắng, mơ mộng như Huy Cận (Áo trắng), hay say đắm, nghẹn ngào, e thẹn như Xuân Diệu (Xuân đầu).
Trong Thơ say và Mây hiếm khi thi sĩ trở về với trần thế, với bản thể trong hình hài khuôn diện là "anh" và "em" bởi thi sĩ ở trên, cao siêu hơn tình yêu. Hơn thế nữa thi sĩ lại bị ảnh hưởng của cái nhìn duy lý nên đã coi tình yêu như một lạc thú để quên cái đời thường, thoát khỏi cuộc sống quên đi những bùn nhơ nơi hạ giới. Bởi thế nhiều lúc thi sĩ say sưa miêu tả tỉ mỉ nên thơ ông thường bị coi là sa ngã, truỵ lạc :
Nặng chĩu hai vai, Nàng cố gượng Thắt vòng tay ghì riết lưng ta
Những luồng run chạy khắp thịt da ngà Run vì sợ hay vì ngây ngất
( Tối tân hôn)
Trong Thơ mới Xuân Diệu cũng có những vần thơ viết về tình yêu bằng cảm giác nhục thể, những câu thơ mô tả tình yêu như sự kiếm tìm cảm giác: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần", "uống hồn em", "tuôn âu yếm", "lùa mơn chớn"..., lại có cả những câu thơ viết về tình yêu bằng sự đụng chạm thân thể :
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc gắn dài
(Xa cách)
Xuân Diệu đến với tình yêu là muốn khám phá thực chất ý nghĩa của nó và qua đó trình bày quan niệm sống của mình. Vốn là người có lòng khát khao sự sống, Xuân Diệu đã thổi vào thơ những nét sôi nổi, cuồng nhiệt rất phương Tây và làm náo động thơ mới bằng triết lý hưởng thụ của mình :
Mau với chứ vội vàng lên với chứ Em em ơi, tình non sắp già rồi
Và Xuân Diệu kêu gọi chúng ta phải sống một cuộc sống có ý nghĩa, sống nồng nhiệt say mê, phải tận hưởng cái giây phút hiện tại. Chịu ảnh hưởng của triết lý này Vũ Hoàng Chương kêu gọi :
Hãy buông lại gần đây làn tóc rối Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên
hay: Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn,
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt Rượu, rượu nữa và quên, quên hết
Nhưng ta đã biết men và khói chỉ là phương tiện trong cuộc phiêu lưu tìm đến thế giới mộng tưởng và thi sĩ đã thất bại. Đến với tình yêu thi sĩ cũng rơi vào tình trạng như vậy. Trong Tối tân hôn và Động phòng hoa chúc - thời điểm mà hạnh phúc của tình yêu lên tới tột đỉnh - thi sĩ không thể tìm thấy cho mình một niềm khoái lạc theo đúng nghĩa của tình yêu, mà nhân vật trữ tình rơi vào trạng thái phân tâm, tâm hồn hai đối tượng không có sự hoà hợp mà chỉ hóng nghe, tìm sự trở về của vũ trụ xa xăm :
Ngực sát ngực, môi kề môi
Nàng cùng ta nhìn nhau cười chẳng nói Ôm vai nhau cùng lắng tiếng xa xôi
(Tối tân hôn)
Cho đến khi "Đờn tiên thôi gọi/ Âm thầm xa bặt tiếng tiêu" thì cuộc sống trần gian chẳng còn ý nghĩa gì, chỉ còn lại sự ngao ngán, chán chường cùng sự chua chát của một con người muốn chạy trốn hiện thực nhưng lại không muốn chối bỏ lạc thú đời thường:
Thôi hết nhé! Thoả đi, niềm rạo rực! Từ cung trăng rơi ngã xuống trần gian Ta sắp uống bùn nhơ và sự thực
Sẽ mai đây dầy xéo giày xéo giấc mơ tàn
Ngược hẳn với Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu luôn tìm cõi huyền diệu ngay ở trần gian. Vượt lên trên tất cả những cảm giác mà người ta coi là “nhục thể", Xuân Diệu muốn vươn tới cái lý tưởng của tình yêu đó là sự hoà hợp tuyệt vời giữa tâm linh và thể xác. Đó là sự khái quát mang tư tưởng triết lý về tình yêu mà cả Vũ Hoàng Chương và Hàn Mặc Tử chưa thể đạt tới. Cho nên Xuân Diệu chưa bao giờ dừng lại ở khoái cảm bản năng mà sau mỗi bài thơ ông thương thâu tóm toàn bộ tư tưởng tình yêu và nâng thêm một tầng nghĩa mới:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn Như hương thấm tận qua sương tuỷ
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn
( Huyền diệu )
Vũ Hoàng Chương đã không tìm thấy trong giây phút ấy cái "âm điệu thần tiên thấm tận hồn" - sự rung cảm ở tần số tối đa như Xuân Diệu mà chỉ là sự thờ ơ của cảm giác bị tê liệt. Dường như thi sĩ coi yêu như là của riêng phần xác cũng như say và mộng là của riêng phần hồn vì thế mà tâm hồn và thể xác chưa có sự hài hoà. Với một trạng thái tinh thần như vậy thì sự hưởng thụ cũng chưa tận mà sự giải thoát của tâm hồn cũng chưa tới. Điều đó chứng tỏ khoái lạc của thân xác không phải là cái cao nhất của cuộc sống thực tại, cũng không phải là cái đích trong cuộc hành trình thoát ly mà đó là lối thoát bất đắc dĩ hay một sự thể nghiệm trong cuộc kiếm tìm sự giải thoát. Vũ Hoàng Chương muốn dựa vào tình yêu để trốn chạy nhưng tình yêu ấy xen nhiều nhục thể và không có chỗ bấu víu nên lại đi ra ngoài cuộc đời.
Khác với Vũ Hoàng Chương và cũng không giống với Xuân Diệu, Nguyễn Bính không đắm đuối ca ngợi tình yêu hưởng lạc và những thú vui thân xác. Tình yêu trong thơ ông luôn gắn bó với cuộc đời thực. Cái Tôi trữ
tình trong thơ và cái Tôi trong đời vẫn luôn thống nhất. Bởi vậy Nguyễn Bính khi tìm đến tình yêu không ở trong tình trạng thoát ly mà vẫn luôn chan hoà gắn bó với đời. Trong tình yêu, Nguyễn Bính có ý thức không để những ham muốn trong tình yêu lứa đôi cuốn vào vòng truỵ lạc. Ông luôn vươn tới một hạnh phúc nhỏ bé dung dị thường nhật với " một gian nhà nhỏ đi về có nhau", một mái ấm gia đình, một hạnh phúc đơn sơ, giản dị và đầy thơ mộng. Và ông luôn vươn tới cái quả hạnh phúc viên mãn mà ai cũng hằng mong muốn là kết vợ chồng. Có lẽ trong Thơ mới Nguyễn Bính là nhà thơ duy nhất nói lên được điều đó. Bởi vì, chủ nghĩa lãng mạn nói chung và Thơ mới nói riêng coi tình yêu như một cuộc trốn tìm trong đó mỗi cá thể là một thế giới riêng tây. Trong cuộc đuổi bắt, nhà thơ luôn đướng ở vị trí cao hơn đối tượng, luôn tạo ra một khoảng cách vô hình nên không bao giờ bắt được. Vì vậy Thơ mới coi yêu là một chuyện và hôn nhân lại là chuỵên khác. Ta hãy nghe Xuân Diệu nói về tình yêu :
Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách Mà tình yêu như quán trọ ven đường Mái tranh tàng đỡ rét một đêm sương Vò nước lã mát xoàng đợi buổi nắng
Đã là “ quán trọ” thì làm sao có sự chung thuỷ, chung tình ? Trong thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm yêu đương rất mới mẻ : đừng coi sự chung thuỷ là lý tưởng của tình yêu. Đối với ông hạnh phúc mà ái tình đem lại cho con người không phải là sự thuỷ chung mà là sự hoà hợp tuyệt vời của hai cá thể về cảm xúc và cảm giác. Như thế tình yêu chỉ mãi mãi là hoa chứ không bao giờ kết trái. Đó là triết lý chung của chủ nghĩa lãng mạn.
Nhưng Vũ Hoàng Chương là một ngoại lệ. Ông coi tình yêu là keo sơn chung thuỷ nên một lòng, một dạ tôn thờ mối tình đầu. Với Vũ Hoàng Chương đời người và và đời thơ là của mối tình đầu. Cho nên khi tình yêu tan vỡ ông rầu rĩ than khóc: "Chút ngây thơ còn lại cũng vừa tan". Có lẽ sự tan vỡ của
mối tình đầu khiến ông có cái nhìn quá khắt khe với tình yêu. Tình yêu - một sự sáng tạo, một ân huệ kỳ diệu của tạo hoá ban cho đời đã bị ông nhìn với một con mắt đầy khinh bỉ. Vũ yêu mà không tin , yêu mà không có sự rung động của con tim, của bay bổng tâm hồn. Khi yêu Vũ luôn tách bạch tâm hồn và thể xác. Đó là bi kịch khiến Vũ Hoàng Chương không bao gìơ có thể bứt khỏi vòng luẩn quẩn đầy mâu thuẫn. Không giải quyết được mâu thuẫn thì tâm trạng buồn nản, chán chường bế tắc là điều tất yếu. Có thể nói Thơ say đến phần Lỡ làng là những mâu thuẫn, là nỗi thất vọng, là lời thú nhận sự thất bại trong tình yêu.
Tình yêu thất bại, quá đau đớn thi sĩ đắm mình trong dòng sông men, chôn vùi sự thật. Hơn nữa say với Vũ Hoàng Chương đã thành kiếp rồi, say làm mờ đi nỗi đắng cay nhưng lại làm cho Vũ mê, đưa thi sĩ vào cảm giác mộng mị. Vậy thì Vũ Hoàng Chương chưa quên được tình yêu. Và vì thế tình yêu trần thế nay đã chuyển sang một thứ tình yêu trong mộng mị, hư ảo "chập chờn bến thực hay nguồn mơ" ; một thứ tình Liêu Trai, Giấc hồ ; một thứ tình không có đau khổ cũng chẳng có hạnh phúc mà chỉ là " tình anh nghìn kiếp thoáng dư ba” bảng lảng ở cõi tiên.
Vũ Hoàng Chương khao khát nuôi giấc mộng lên tiên để được quên hết. Nhưng ở cõi tiên ông vẫn không thể quên được mối tình đầu. Tuy nhiên ở đó không còn là tâm trạng nhớ nhung luyến tiếc mà tất cả chỉ là sự chua chát đắng cay. Bởi vậy nhà thơ thấy người yêu mình là do Hồ Ly Tinh biến thành:
Ai đó? phải chăng hồn Cỏ Cây - Mộ vắng lầu hoang, ngơ ngác sợ- Cùng đêm nương về đây
Cùng mưa vương về đây
Nửa truỵên, Hồ Ly trang sách dở Lung linh tiếng giày
(Nửa truyện Hồ Ly)
Hay là hậu thân của những cô gái Việt ở Giang Nam từ thửa Việt Vương Câu Tiễn :
Hơn gió xa khơi lời nhỏ nhẹ,
- Em nghìn thu cũ gái Giang Nam! Bừng thức tiền thân choàng cảm giác, - Ai nghìn thu cũ gái Giang Nam ?
( Giang Nam người cũ)
Ta cảm tưởng như ở chốn này Vũ Hoàng Chương vẫn còn vấn vương tình yêu nơi trần thế. Cho nên những người đàn bà ấy có thể chỉ là hoá thân của thi nhân để chạy trốn cô đơn, chạy trốn đau khổ. Nhưng ta biết rằng cuộc chạy trốn ấy là cuộc chạy trốn bằng tâm tưởng nên sự bất lực là lẽ đương nhiên.
Tìm hiểu thơ tình của Vũ Hoàng Chương ta thấy tình yêu trong thơ ông thường đắm đuối , đam mê và có phần bệnh hoạn mà chính bản thân nhà thơ cũng cảm thấy chán chường tuyệt vọng. Nhưng dù sao trong mạch thơ tình thắm thiết chảy từ Thơ say và Mây đã giúp người đọc cảm nhận dược một chút hương nhuỵ của cuộc đời, bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn mà từ trước tới nay thơ ca chưa thể giãi bày.
Thoát ly thực tại xã hội, thi sĩ ẩn mình trong men, khói, tình yêu nhưng đều thất bại. Vẫn không thoát khỏi thực tế của cuộc đời, một cuộc sống nhàm vô nghĩa tầm thường mà con người không thể hoà đồng khiến chàng thi sĩ hiện đại phải quay về quá khứ theo lối ứng xử cổ truyền Á Đông.
2.3. Trở về quá khứ
Quy luật của cuộc sống, của cái đẹp là luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Nhưng trong thời đại của Vũ Hoàng Chương, trước thực tại là những “ bùn nhơ” , “ tiêu sơ”các thi sĩ phải tìm đến những con đường thoát ly để giải phóng bản thể trước những thực tại ấy. Sẵn có một tinh thần mang
đậm màu sắc Á Đông Vũ Hoàng Chương đã trở về với bầu trời phương Đông xưa để mê tưởng, tiếc nuối về một thời dĩ vãng đã qua “mê ly cả một trời Đông Á”
Trốn khỏi thực tại, trở về với quá khứ là lối thoát ly chung của các nhà Thơ mới. Xuân Diệu đã từng nhớ tiếc một thời qúa vãng “ hạc theo trăng , tiên còn lẫn với người”. Thế Lữ thì kí thác vào hình tượng con hổ bị giam ở vườn bách thú vẫn đau đáu một nỗi “nhớ rừng” để nói lên bi kịch của cả thời đại Thơ mới, bi kịch “sống mòn”. Vẫn còn đó trong Thơ mới một Huy Thông muốn tìm trong lịch sử một giấc mộng anh hùng của Hạng Vũ, Kinh Kha; một Chế Lan Viên quay về quá khứ để nhớ tiếc một dân tộc “ điêu tàn” hay một Vũ Đình Liên từ một thi sĩ của “ thân tàn ma dại” trở về xu hướng hoài cổ để mong tìm lại một chút “ hồn xưa” của dân tộc :
Lòng ta là những hàng thành quách cũ Tự ngàn năm vẫn vọng tiếng loa xưa
Vũ Hoàng Chương đã tìm đến lối đi chung mà Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy Thông và Vũ Đình Liên đã đi. Sẵn có một thế giới mơ màng của men và khói, trong nỗi hoài niệm thi sĩ nhớ tới một thời đã qua tươi ngọt “ hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt , gối xưa kề”. Ta có cảm giác như nhà thơ đang thả hồn mình theo dòng chảy của lịch sử để tận hưởng một cảm giác sung sướng, rũ bỏ mọi quá khứ đau buồn, bỏ qua mọi ham muốn tầm thường để thanh thản bước lên thiên đường chỉ có mơ và mộng, một thiên đường giống như cảnh của thiên thai nơi chàng Từ Thức xưa đặt chân tới với :
Hoa chờ, tươi ; mây đợi , thắm lưng đèo Suối quanh co bờ đá dựng cheo leo
( Đào Nguyên lạc lối )
Có những lúc quê hương xưa hiện lên trong một dĩ vãng mơ hồ của kỷ niệm tuổi ấu thơ :
Tre làng mươi đảo biếc trong sương
Dĩ vãng mơ hồ sau khóm tre Đâu đây trường học trống tan về Bờ ao gợn đỏ màu hoa sắn
Kỷ niệm khơi cùng vết bánh xe
( Sai lạc )
Đây có thể nói là kỷ niệm đẹp và trong sáng nhất của thi sĩ để lại cho Thơ