Thẩmđịnh về phương diện tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32)

Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dựán vay vốn nào. Nội dung thẩm định bao gồm:

+Tổng mức vốn đầu tư +Nguồn tài trợ

+Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến +Dòng tiền của dựán

+Lãi suất chiết khấu

+Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính +Độ nhạy

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dựán bao gồm vốn cốđịnh và vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên). Trong phần này cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tưđãđược tính

toán hợp lý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dựán có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo các dựán tương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dựán sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân vàđưa ta nhận xét. Từđóđưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dựán để xác định mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dựán

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn cốđịnh và vốn lưu động. Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dựán đi vào hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cốđịnh đãđầu tư vào nhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủđầu tư mà xác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn

* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn

Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng tham gia của mỗi nguồn cả về quy mô và tiến độ. Một dựán có thểđược tài trợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự huy động. Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp của từng nguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn. Đối với mỗi nguồn vốn, cần đánh giá các mặt sau:

- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồn vốn: Dựán thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau. Nếu là nguồn

ngân sách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dựán. Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể

- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dựán được thực hiện vàđi vào vân hành đúng như dự kiến

* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến. Trên cơ

sở những phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến,… cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, chi phí quản lý…) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng lưu thông và các chi phí khác). Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định cần tiến hành đánh giá tính chính xác của từng khoản mục phí (vídụ giá cả nguyên vật liệu đầu vào mà doanh nghiệp đưa ra có phù hợp với chế độ kế toán không?…). Phân bố chi phí vay ngân hàng, tính toán các mức thuế phải nộp, tránh thừa hay thiếu, áp dụng sai mức thuế. Tiếp đó cần kiểm tra việc tính khấu hao xem cách tính khấu hao đã tuân thủđúng quy định của Bộ tài chính hay chưa, kiểm tra việc tính khấu hao và lãi vay và phân bổ khấu hao và lãi vay vào giá thành sản phẩm

- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từđó rút ra kết luận. Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý.

- Kiểm tra cách xác định doanh thu và lợi nhuận của dựán. Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ thu được trong năm dự kiến bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu hàng năm của dựán được xác định trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dựán. Doanh thu cần được xác định rõ ràng từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động, công suất thiết kế thường thấp hơn dự kiến (50-80%) và mức tiêu thụ cũng đạt không cao (60-80%) và do đó doanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định). Lợi nhuận của Dựán là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất các sản phẩm. Chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phíđã bao gồm cả lãi vay gọi là lợi nhuận trước thuếđối với Nhà nước là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận của Dựán mà ngân hàng quan tâm bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế, lợi nhuận ròng sau thuế...

Trên cơ sở tính toán lại các chi phíđầu vào, ước tính mức sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm cán bộ thẩm định cần lập bảng dự trù doanh thu, chi phí của dự án theo mẫu:

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 1 Năm 2 Năm… 1. Sản lượng

2.Tổng doanh thu không có VAT 3. Tổng chi phí

+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu + Chi phí nhân công

+ Chi phí bán hàng và quản lý + Chi phí khấu hao

+ Chi phí lãi vay + Chi phí khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w