II. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Hà Tây 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Techcombank Hà Tây.
2. Chất lượng công tác huy động vốn
Đánh giá theo chỉ tiêu về quy mô của huy động vốn
Bảng 9: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng qua các năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động 450 670 748
Tốc độ nguồn vốn huy động
so với năm trước - 148,89 111,64
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank Hà Tây ta có thể nhận thấy: tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2010 tốc độ tăng trưởng là 148,89% thì đến năm 2011 con số này chỉ còn 111,645%. Mặc dù trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra gay gắt, tình hình lạm phát gia tăng, thị trường tài chính biến động không ngừng, song tập thể nhân viên chi nhánh vẫn quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Điều đó được thể hiện bằng thông qua danh hiệu “Phòng giao dịch huy động vốn cao nhất trong toàn chi nhánh” mà ngân hàng đã đạt được trong năm 2011 vừa qua.
Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn
Bảng 1 0 : Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu chi phí huy động vốn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chi phí huy động vốn 209 125 528
Tổng chi phí 379 250 742
Chi phí HĐV/ Tổng chi phí 55% 50% 71%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011)
Chi phí huy động vốn bao gồm lãi phải trả cho những người gửi tiền và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động thu hút vốn như chi phí về quảng cáo, chi phí về cơ sở vật chất, tiền lương cho cán bộ huy động vốn. Trong cơ cấu chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 65% vì chủ yếu Ngân hàng thu hút khách hàng đến gửi tiền bằng yếu tố lãi suất. Việc Ngân hàng có chi phí trả lãi hàng năm đều tăng cũng là điều tất nhiên, đó là để tăng nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên thị trường. Chi phí lãi tăng kéo chi phí vốn của Chi nhánh cũng tăng theo, năm 2009 chi phí vốn bình quân là 55% đến năm 2010 giảm xuống còn 50%, năm 2011 là 71%. Sở dĩ năm 2009 ngân hàng có sự tăng đột biến chi phí bình quân huy động vốn vì các NHTM đã có những cuộc chạy đua lãi suất huy động, đẩy lãi suất tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngân hàng không thể không tăng lãi suất huy động. Đến năm 2011, một lần nữa ngân hàng nhà nước lại điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do giá vàng và tỷ giá ngoại tệ tăng quá cao, một tất yếu là tỷ lệ chi phí huy động vốn của ngân hàng cũng tăng theo nhanh chóng.
Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động
Bảng 1 1 : Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu sinh lời của vốn huy động
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị % Tăng trưởng Giá trị % Tăng trưởng Giá trị % Tăng trưởng [1] Vốn huy động 450 - 670 48,88 748 11,64
[2] Lợi nhuận sau thuế 18 - 25 38,88 35 40
Khả năng sinh lời (%) =[2]/[1] 4 - 3,7 - 4,6 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011)
Từ bảng trên có thể thấy, dù tổng vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm nhưng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại có sự biến động lớn, giảm trong năm 2010 và tăng đột biến trong năm 2011, dẫn đến sự bất ổn của chỉ tiêu khả năng sinh lời. Cụ thể, năm 2009, khả năng sinh lời của Chi nhánh chỉ đạt 4% và tiếp tục giảm trong năm kế tiếp xuống còn 3,7%. Tuy nhiên, sang năm 2011, chỉ tiêu này đã có sự cải thiện đáng kể, đạt mức 4,6%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng vượt bậc 40% của lợi nhuận sau thuế trong khi tổng vốn huy động chỉ tăng 11,64%. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, khả năng sinh lời từ vốn huy động của chi nhánh còn rất thấp, vì vậy, Chi nhánh cần phải có các biện pháp khắc phục.