Chuyên môn hóa bộ phận phân tích tài chính trong Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO (Trang 25)

- Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp về công tác phân tích tà

3.3.1 Chuyên môn hóa bộ phận phân tích tài chính trong Công ty

3.3.2 Nâng cao trình độ cán bộ phân tích tài chính...66 3.3.3 Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo công ty về phân tích tài chính doanh nghiệp 67

3.3.4 Nâng cao chất lượng thông tin phân tích tài chính...673.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...683.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...683.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...683.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...683.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...68 3.3.4 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính...68 3.3.5 Hoàn thiện nội dung phân tích...70

3.4 Kiến nghị...72

3.4.1 Kiến nghị với Tổng công ty VINACONEX...723.4.2. Kiến nghị với Nhà nước...743.4.2. Kiến nghị với Nhà nước...743.4.2. Kiến nghị với Nhà nước...74 3.4.2. Kiến nghị với Nhà nước...74

KẾT LUẬN...76 Nâng cao chất lượng phân tích tài chính là một nội dung không mới nhưng lại rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán lại càng khẳng định tầm quan trọng của chất lượng phân tích tài chính, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của Nhà đầu tư chi đồng vốn của mình ở đâu, thời gian nào. Thực tế hiện nay nghề phân tích tài chính đang lên ngôi, được giới trẻ rất đề cao. Tuy

nhiên để có thể đưa ra được một phân tích tài chính có chất lượng là không dễ, nó cũng mang tính rủi ro cao bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính. Đây là một vấn đề nhạy cảm, nếu việc phân tích có chất lượng tốt thì nó sẽ rất hữu ích cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, ngược lại nếu nó đưa các thông tin sai lệch thì làm các chính sách tài chính và quyết định đầu tư không hiệu quả...77 Luận văn đã tổng kết được số nội dung như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản mang tính chất lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng hệ thống được một các đầy đủ và chính xác, thậm chí mỗi loại tài liệu chỉ khai thác tập trung vào một nhóm chỉ tiêu do đó việc hệ thống lại là cần thiết và là nền tảng cho quá trình phân tích...77 Thứ hai, đưa ra được cái nhìn tổng quát về chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO đồng thời cũng chỉ ra được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. VMC là mã chứng khoán của Công ty cổ phần VIMECO đang được giao dịch trên Sở GD chứng khoán Hà Nội, hiện tại nó vẫn đang nằm trong nhóm Bluechips và được các nhà đầu tư rất quan tâm vì vậy các thông tin mà luận văn đưa ra mang tính cập nhật...77 Thứ ba, luận văn đã đưa ra được các biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO...77 Do hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên luận văn còn nhiều sai sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu nhằm hoàn thiện nội dung

phân tích. Xin chân thành cám ơn các thầy cô, bạn học đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này...78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...79 PHỤ LỤC 1...79 PHỤ LỤC 4...86 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Công ty VIMECO năm 2007- 2009)...86 PHỤ LỤC 5...87

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn, lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài quá trình cạnh tranh đó. Hiện nay có rất nhiều nhà thầu xây dựng trong vào ngoài nước có tiềm lực vượt trội về tài chính, năng lực, uy tín và chuyên nghiệp cùng tham gia vào thị trường.

Để doanh nghiệp có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có chính sách, chiến lược đúng trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân tích tài chính được sử dụng như một công cụ đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn, thực chất hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Hơn thế nữa, phân tích tài chính có ý nghĩa cho việc ra các quyết định tài chính bởi phân tích tài chính làm giảm đi sự tín nhiệm vào linh cảm, sự chuẩn đoán và trực giác thuần tuý, điều này góp phần thu hẹp phạm vi không chắc chắn trong quá trình ra quyết định.

Trong những năm vừa qua, Công ty VIMECO đã tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, đặc biệt sau khi cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội-HNX tháng 12 năm 2006, tuy nhiên chất lượng phân tích còn thấp ảnh hưởng đến việc ra quyết định cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trước tính sàng lọc của nền kinh tế thị trường tạo ra, để tồn tại và phát triển buộc Công ty VIMECO phải có tình hình tài chính lành mạnh. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO và nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân tích tài chính của Công ty.

- Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần VIMECO.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, là ba vấn đề kinh tế cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải giải quyết để đạt được mục tiêu của mình.

Một công cụ hữu hiệu giúp cho việc thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản trên đó là công cụ tài chính. Hoạt động tài chính doanh nghiệp góp phần thực hiện các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp.

1.1.2 Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp

Nền kinh tế thị trường tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiểm ẩn. Để tồn tại và phát triển, các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải được hoạch định và kế

hoạch hóa. Trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp, Ban điều hành sẽ đưa ra các quyết định chiến lược và chiến thuật kinh doanh cho phù hợp.

1.2 Chất lượng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Hoạt động phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tài chính là sự phân giải, lý giải, đánh giá các quan hệ, các quá trình chuyển dịch và biến đổi các luồng tài chính và ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Về bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích xử lý thông tin tài chính để đánh giá tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: - Phân tích bảng cân đối kế toán.

- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích các chỉ số tài chính.

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian - Phân tích các đòn bẩy của doanh nghiệp

1.2.2 Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp được biểu hiện ở các tiêu chí đánh giá gồm thời gian phân tích, chi phí phân tích, quy trình phân tích, nội dung phân tích, phương pháp phân tích nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định tài chính.

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp: -Thời gian phân tích.

- Chi phí phân tích.

- Kết quả của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp: iii

- Chất lượng của thông tin phân tích.

- Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Trình độ cán bộ phân tích.

- Nhận thức về phân tích tài chính của chủ doanh nghiệp. - Nội dung phân tích.

Các nhân tố ngoài doanh nghiệp: - Môi trường pháp lý.

- Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần VIMECO

Công ty cổ phần VIMECO, đơn vị thành viên của Tổng công ty VINACONEX, thành lập ngày 24/03/1997 với mục tiêu xây dựng một đơn vị thi công cơ giới mạnh có khả năng thi công các dự án lớn với yêu cầu về chất lượng, tiến độ, kỹ thuật phục vụ chiến lược phát triển của Tổng công ty.

Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ngày 07/11/2002 Công ty chuyển đổi thành công ty cổ. Hiện nay, Vốn điều lệ của Công ty VIMECO là 65 tỷ đồng trong đó Tổng công ty VINACONEX giữ cổ phần chi phối (51%). Cổ phiếu của Công ty VIMECO đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Trải qua 12 năm phát triển, Công ty đã tham gia thi công các công trình lớn: Trung tâm Hội nghị quốc gia, Sân vận động Mỹ Đình, Đường Láng Hòa lạc, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Cẩm Phả, Đường Hồ Chí Minh, Thủy điện Cửa Đạt, Buôn Kuốp….

2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại Công ty VIMECO

2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính tại Công ty

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty VIMECO là sự kết hợp của phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty VIMECO đã được so sánh với Công ty mẹ là Tổng công ty VINACONEX.

2.2.2 Thực trạng phân tích tại Công ty VIMECO

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích là Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kì.

Từ số liệu của Bảng kết cấu tài sản của Công ty VIMECO năm 2007- 2009 ta thấy về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cụ thể: năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 77,89%, tài sản dài hạn chiếm 22,11%; năm 2008 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 82,77%, tài sản dài hạn chiếm 17,23%; năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 80,05%, tài sản dài hạn chiếm 19,95%. Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên, còn tài sản dài hạn có xu hướng giảm xuống. Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên cả về giá trị và tỷ lệ qua các năm. Năm 2008 tăng lên 42,966 tỷ (tương đương 104,63% so với 2007, năm 2009 tăng 45,651 tỷ (tương đương 54,33%) so với năm 2008. Tuy nhiên các khoản phải thu khách hàng cũng tăng lên rất nhanh, năm 2008 tăng 81,174 tỷ so với 2007, năm 2009 tăng lên 37,231 tỷ so với 2008.

Tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên qua các năm. Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, cụ thể là: năm 2007 chiếm 13,65%, năm 2008 chiếm 12,91%, năm 2009 chiếm 17,11%. Hệ số nợ của Công ty dao động khoảng 4,84 lần đến 6,75 lần. Về mặt giá trị, Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty VIMECO được bổ sung bằng nguồn duy nhất là từ lợi nhuận sau thuế qua các năm. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã khai thác tốt các khoản nợ ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn ngắn hạn

cho sản xuất. Vốn vay ngắn hạn của Công ty chỉ chiếm từ 8,3% đến 13,5% so với nợ ngắn hạn.

2.2.2.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu tài chính

Bảng 1: Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Chỉ số về khả năng thanh toán Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn lưu động ròng Triệu đ 56.341 59.396 59.269

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,344 0,394 0,527

Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,084 1,065 1,078

Qua bảng số liệu, chỉ tiêu vốn lưu động ròng, khả năng thanh toán hiện hành vẫn được duy trì qua các năm và khả năng thanh toán nhanh của Công ty VIMECO tăng lên qua các năm trong thời kỳ phân tích 2007-2009.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong giai đoạn 2007- 2009 vẫn được duy trì lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của mình.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành: mỗi đồng nợ ngắn hạn của Công ty được bảo đảm bằng 1,065 đến 1,084 đồng tài sản lưu động.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: Thông qua bảng số liệu ta thấy, khả năng thanh toán của Công ty năm 2007 là 0,344 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn; năm 2008 là 0,394 đồng; năm 2009 là 0,527 đồng.

Vốn lưu động ròng của Công ty được duy trì về mặt giá trị nhưng tỷ lệ thì giảm xuống. Vốn lưu động ròng thấp, chiếm khoảng 7% tài sản lưu động.

Bảng 2: Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của VINACONEX Chỉ số về khả năng thanh toán Đơn

vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn lưu động ròng Tỷ đ 926 (480) (1.368)

Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,027 0,687 0,611

Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,297 0,898 0,80

So với Tổng công ty VINACONEX: khả năng thanh toán nhanh của vi

Tổng công ty tương đối tốt và tốt hơn VIMECO nhưng chỉ tiêu này giảm xuống rõ rệt và có nguy cơ xấu, thể hiện vốn lưu động ròng của Tổng công ty đã giảm xuống đến mức âm (mất cân đối nguồn vốn).

Bảng 3: Nhóm chỉ số khả năng cân đối vốn VIMECO Chỉ số về khả năng cân đối vốn Đơnvị Năm2007 Năm2008 Năm2009

Hệ số (nợ/Tổng tài sản) Lần 0,86 0,87 0,83

Hệ số (nợ/Vốn chủ sở hữu) Lần 6,33 6,75 4,84

Tỷ suất tự tài trợ Lần 0,14 0,13 0,17

Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ: hệ số này của Công ty năm 2007 là 0,14; năm 2008 giảm xuống còn 0,13; năm 2009 là 0,17; mức độ chủ động nhu cầu về vốn thấp, Công ty chủ yếu hoạt động dựa vào nợ và vốn vay.

Chỉ tiêu hệ số (Nợ /Tổng tài sản): qua số liệu phân tích ta thấy gánh nặng nợ nần của Công ty không có xu hướng giảm xuống. Trong giai đoạn phân tích, cứ 1 đồng tài sản thì Công ty phải đi vay từ 0,83 đồng đến 0,87 đồng.

Chỉ tiêu hệ số (Nợ/Vốn chủ sở hữu): trong thời kỳ phân tích có xu hướng giảm, năm 2007 là 6,33 lần; năm 2008 là 6,75; năm 2009 giảm xuống còn 4,84 lần. Như vậy một đồng vốn Chủ sở hữu phải gánh từ 4,84 đến 6,75 đồng nợ vay.

Cơ cấu vốn của Công ty là mất cân đối, khả năng tự tài trợ thấp. Công ty phải hoạt động dựa vào vốn vay và nợ nhà cung cấp.

Bảng 4: Nhóm chỉ số khả năng cân đối vốn VINACONEX Chỉ số về khả năng cân đối vốn Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hệ số (Nợ/Tổng tài sản) Lần 0,87 0,89 0,80 Hệ số (Nợ/Vốn chủ sở hữu) Lần 6,47 8,37 3,90 Tỷ suất tự tài trợ Lần 0,13 0,11 0,20

Hệ số nợ của VINACONEX cũng rất cao trong năm 2007-2008 và được cải thiện đáng kể trong năm 2009 đồng thời tỷ suất tự tài trợ đã tăng lên đảm

bảo khả năng tự chủ trong nguồn vốn.

Qua các số liệu, ta thấy khả năng cân đối vốn của VIMECO đã tốt lên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần VIMECO (Trang 25)