Mọi người không ý thức được cảm giác của chúng ta là kết quả trực tiếp của sự kiện bên ngoài. Nhưng, có thể thẳng định: Nếp nghĩ "đi" trước cảm giác. Những lời nói sau đã biểu hiện mọi người thường "nhầm lẫn" giữa nếp nghĩ và cảm giác.
+ Tôi cảm thấy cậu cáu giận với tôi
+ Tôi cảm thấy bản thân thường mềm yếu
+ Tôi cảm thấy nếu tôi có sự thay đổi, đức lang quân của tôi sẽ yêu tôi hơn
Những câu này biểu hiện nếp nghĩ, niềm tin và sự lý giải làm nảy sinh cảm giác tương ứng. Hãy nghiên cứu những loại cảm giác nảy sinh do nếp nghĩ.
+ "Tôi cảm thấy cậu cáu giận với tôi".
Thực tế đây là một cách lý giải. Chuẩn xác hơn là "tôi thấy cậu cáu giận với tôi nên tôi cảm thấy lo sợ, đau khổ, tổn thương và phẫn nộ".
+ "Tôi cảm nhận bản thân thường mềm yếu", nên "tôi coi thường đối với anh ấy, cho rằng bản thân cao hơn và cảm thấy thất vọng, đau đầu, trăn trở, vô dụng".
+ "Tôi cho rằng nếu tôi thay đổi, đức lang quân sẽ càng yêu tôi hơn. Do vậy, tôi cảm thấy bản thân thua em kém chị, không gây hứng thú cho mọi người".
Sự phân biệt khác nhau không chỉ là sự khu biệt về mặt chữ nghĩa. Học để phân biệt những nếp nghĩ từ trong cảm giác là vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành tiến bộ của bạn.
Để trở thành người chủ trong cuộc sống của chính mình, trước tiên bạn cần khống chế tư tưởng của bản thân.
Tách rời nếp nghĩ và cảm giác, đồng thời thừa nhận cuối cùng những nếp nghĩ này giúp bạn thay đổi hành vi và phản ứng. Khi bạn phân biệt được sự khác nhau giữa nếp nghĩ và cảm giác, bạn sẽ bắt đầu có thể khống chế được phản ứng của bản thân.
Quá trình lý giải tư duy
Để giúp đỡ khách hàng về phương diện này, chúng tôi đã yêu cầu họ tập hợp “nếp nghĩ". Khác với cảm giác, nếp nghĩ không có những dấu mốc bên ngoài đặc thù, nếp nghĩ thường mơ hồ. Bài luyện tập sau nhằm làm rõ mối liên hệ giữa quá trình tư duy và cảm giác của bạn. Đồng thời với những cảm giác đã liệt kê bao gồm trong những vấn đề bạn đáp trong bản "điều tra các loại tình cảm".
Xem xét những "bình luận về các loại cảm giác" nêu trên, bạn sẽ chú ý đến những nếp nghĩ nào, loại cảm giác nào ở bản thân. Hãy rèn luyện ít nhất một lần trong ngày. Liên hệ chặt chẽ giữa cảm giác với những nếp nghĩ trước khi nảy sinh cảm giác ở bạn.
Giả dụ bạn vừa mua món quà sinh nhật cho người bạn thân, bạn cảm thấy hài lòng, phấn khởi với cảm giác “cái tôi” tốt lành.
Nếp nghĩ trước cảm giác khả năng là: "Tôi là một người tốt", "Tôi thật lương thiện", "Tôi cởi mở thẳng thắn", "Bạn tôi sẽ thích món quà này", "Tôi mong muốn làm cho người tôi quan tâm hạnh phúc, vui vẻ".
Ngược lại, tặng quà khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng mọi nếp nghĩ có thể là: "Có lẽ bạn mình không thích món quà này", "Mình tiêu hơi nhiều tiền", "Tôi chưa từng mua quà cho người khác", "Liệu có phải tôi dùng món quà đổi lấy tình yêu của bạn?"
Bằng mọi cách đi tìm điểm liên hệ của nếp nghĩ và cảm giác của bạn, thoạt đầu bạn sẽ thấy lóng ngóng, vụng về và máy móc. Nhưng, có thể luyện tập như thế này sẽ giúp bạn học được cách làm thế nào để "ngăn chặn" phản ứng tự động của bạn, đặc biệt là khi tâm trạng đang căng thẳng.
Yếu tố cấu thành hành vi
Hành vi là kết quả của tư duy và cảm giác nên chúng ta cần tập trung để nghiên cứu nó. Những luyện tập sau đề cập đến cảm giác và nếp nghĩ đối với quan hệ vợ chồng của các bạn.
Trả lời "đúng" hoặc "không" cho những câu hỏi sau. Sau đó liệt kê những vấn đề của chính bạn, đưa ra những phương diện và hành vi khác trong quan hệ vợ chồng của bạn.
Hành vi của bạn
- Bạn thường nhận lỗi?
- Khi trong quan hệ vợ chồng có những điều phiền phức bạn cam tâm tiếp nhận những lời chỉ trích của chàng?
- Bạn luôn có cảm giác mỏng manh? Bạn thường cẩn thận ngại nói “sai” dù chỉ một từ? Để không phạm lỗi với đàn ông bạn còn thường diễn tập những lời cần nói?
- Bạn không ngừng răn đe bọn trẻ cẩn thận đừng làm cha cáu bực? - Bạn hay khóc thầm?
- Bạn thường áp chế tình cảm, nhất là khi cáu bực?
- Bạn có nghĩ cách để tranh thủ sự đồng tình của cánh đàn ông? Bạn thường "cuộn tròn" những điều "uất ức" để thích ứng với yêu cầu đa biến của người đàn ông?
- Bạn có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ, hy vọng, niềm tin và lý tưởng của chính mình?
- Bạn phải tự hạn chế bản thân trong sự tiến bộ trong giáo dục và trong nghề nghiệp?
- Bạn có kiếm cớ đối với hành vi của người đàn ông đối với bạn hoặc người khác? - Bạn có "bỏ mặc" về phương diện sinh lý? Thể trạng của bạn tăng hay giảm? Bạn giống như trước đây chú trọng đến hình thức? Bạn thường xuyên kiếm cớ không rời khỏi gia đình?
- Cuộc sống của bạn có phải chỉ "loanh quanh" với việc làm thế nào "mua vui" cho người bạn đời, tránh để chàng tức giận hoặc phản đối ý kiến và cách làm của bạn?
Chúng tôi rất hiểu, một khi tương thân tương ái khiến mọi người thoả mãn quan hệ của vợ chồng nhưng, bạn sẽ đau khổ. Song, không thể phủ nhận "nó" để có được sự thoải mái tạm thời. Sự nguy hại tự lừa mình lừa người rất lớn.
Yếu tố cuối cùng chúng ta nên nghiên cứu là hành vi của đức ông chồng. Trước khi hồi đáp vấn đề, bạn có thể đưa ra một số vấn đề miêu tả những phương diện khác về hành vi của người bạn đời.
Hành vi của người bạn đời của bạn
- Chàng có khống chế cuộc sống, tư tưởng ý nghĩ và hành vi của bạn? - Chàng có luôn bới lông tìm vết, dòm ngó bạn?
- Nếu bạn không làm theo cách nghĩ của chàng, chàng có kêu gào hay uy hiếp rời bỏ bạn?
- Chàng có hay không dùng bạo lực uy hiếp bạn?
- Chàng có phải là người gây bất ngờ lúc thì làm cho mọi người quỷ thần điên đảo, lúc thì tức tối lồng lộn điên cuồng?
- Chàng thường đánh giá thấp chị em nhất là đánh giá bạn?
- Khi bạn làm cho chàng kém vui, chàng có "thu về" tình yêu, tiền bạc, sự tán đồng và dùng cuộc sống gối chăn để trừng phạt bạn?
- Chàng có hay quy kết thất bại và khuyết điểm của chính mình là do bạn hoặc do người khác?
- Chàng bằng cách sỉ nhục, chửi mắng để công kích nhân cách của bạn? - Chàng đánh giá thấp những ý kiến và cảm giác của bạn?
- Khi chàng công kích bạn bạn thể hiện sự lo lắng, chàng có trách bạn là quá nhạy cảm hoặc phản ứng quá độ?
- Chàng từ chối việc nhìn thẳng vào vấn đề, phủ nhận, lén thay đổi luận đề, hoán cải lịch sử hoặc sau khi nổi trận lôi đình giả bộ như không có việc gì xảy ra mà vẫn khiến bạn mê hoặc?
- Chàng có tranh luận về sự quan tâm của bạn với các con và những người thân quan trọng khác có liên quan với bạn?
- Chàng có phải là con người vô cùng đố kỵ và có dục vọng chiếm hữu mạnh mẽ? - Chàng kiên quyết đòi bạn vứt bỏ những thứ quý báu và quan trọng nhất của bạn để nhằm thoả mãn yêu cầu của chàng?
- Chàng luôn phê phán những người thân quan trọng trong cuộc sống của bạn? Chẳng hạn bạn bè và những thành viên trong gia đình bạn?
- Chàng đánh giá thấp thành tích của bạn?
- Chàng ép buộc bạn trong "cuộc sống gối chăn" và làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và đau khổ?
- Chàng có bạn tình?
- Chàng yêu cầu tình dục đối với bạn bằng thái độ lạnh lùng?
- Chàng nghiễm nhiên tỏ ra là một chính nhân quân tử trước mặt văn võ bá quan nhưng khi chỉ hai người thì ra sức chỉ trích bạn?
- Chàng có làm bạn ngượng ngùng trước mọi người? Nếu bạn trả lời khẳng định 10 câu hoặc hơn nữa, bạn là người đã thuộc về "mối quan hệ hận phụ nữ".