Chưng luyện trích ly và chưng luyện đẳng phí :

Một phần của tài liệu Các Quá Trình Công Nghệ Cơ Trong SX TP Quá Trình Chưng Cất (Trang 44)

4. Các phương pháp chưng khác :

4.2.Chưng luyện trích ly và chưng luyện đẳng phí :

Đối với những hỗn hợp gồm các cấu tử có nhiệt độ sôi giống nhau hoặc rất gần nhau hay gồm những cấu tử tạo thành dung dịch đẳng phí ta không thể dùng phương pháp chưng luyện thông thường như trên để tách chúng ra dạng nguyên chất được dù cho có dùng những tháp vô cùng cao với lượng hồi lưu rất lớn. Để tách các hỗn hợp ấy chúng ta phải dùng phương pháp chưng luyện đặc biệt, thông thường người ta hay dùng phương pháp luyện trích ly và chưng

luyện đẳng phí .

a. Chưng luyện trích ly :

Phương pháp này dựa trên cơ sở thêm một cấu tử mới vào hỗn hợp ở đĩa trên cùng của tháp, cấu tử đó gọi là cấu tử

Nếu hỗn hợp tạo thành dung dịch đẳng phí, điểm đẳng phí đó sẽ mất khi thêm cấu tử phân ly vào.

Ví dụ ta có hỗn hợp gồm hai cấu tử là A và B có nhiệt độ sôi gần nhau, cấu tử phân ly là R - Trong trường hợp A và B tạo thành dung dịch đẳng phí thì đẳng phí đó cũng mất đi trong hỗn hợp ABR và cho ta khả năng tách A (cấu tử dễ bay hơi) ở dạng nguyên chất. Sản phẩm đáy tháp là B+R (hình 1-17)

R và B có độ bay hơi khác xa nhau nên ta dễ dàng

tách chúng theo phương pháp chưng cất thông

thường. Quá trình gần giống như trích ly: cấu tử phân ly R kéo cấu tử B đi và giải phóng cấu tử A. Vì thế nên ta gọi quá trình này là quá trình chưng luyện trích ly.

b. Chưng luyện đẳng phí :

Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc thêm vào

hỗn hợp một cấu tử phân ly, khác với chưng luyện trích ly là ở đây cấu tử phân ly phải có độ bay hơi lớn hơn độ bay hơi của các cấu tử trong hỗn hợp. Tác dụng của nó cũng như

trong trường hợp chưng luyện trích ly, nghĩa là làm thay đổi độ bay hơi tương đối của các cấu tử trong hỗn hợp. Thêm vào đó nó tạo thành với cấu tử dễ bay hơi(hay cả hai cấu tử) dung dịch đẳng phí có độ bay hơi lớn. Như thế trong kết quả chưng luyện sản phẩm đỉnh tháp sẽ là hỗn hợp đẳng phí và sản phẩm đáy là cấu tử ở dạng nguyên chất .

Phương pháp này tiện lợi và tiết kiệm trong trường hợp cấu tử phân ly không tan vào cấu tử dễ bay hơi. Ví dụ ta

xem sơ đồ chưng luyện đẳng phí hỗn hợp hai cấu tử A và B với cấu tử phân ly S, trong đó cấu tử A là cấu tử có độ bay hơi lớn (hình 1-18 )

Một phần của tài liệu Các Quá Trình Công Nghệ Cơ Trong SX TP Quá Trình Chưng Cất (Trang 44)