Khi hỗn hợp lỏng gồm hai thành phần cần phân
riêng đã được nạp đầy nồi nấu 1 thì dừng nạp. Cấp nhiệt bằng hơi nước vào thiết bị đốt nóng loại ống xoắn dặt ngay trong lòng nồi nấu, gia nhiệt để hỗn hợp lỏng sôi và giữ cho nó sôi trong suốt quá trình chưng cất .
Hơi bay lên từ nồi nấu có nhiều thành phần dễ bay hơi theo ống đi vào đáy tháp chưng cất 2 rồi đi qua các đĩa chóp (hoặc lớp vật đệm nếu là tháp đệm ) để lên đỉnh tháp. Khi đi ra từ đỉnh tháp, pha hơi đã có nồng độ chất dễ bay hơi như ý muốn, nó được đưa qua thiết bị hồi lưu 3 làm mát bằng nước. Một phần pha hơi được biến thành pha lỏng có nồng độ xem như của pha hơi, từ thiết bị hồi lưu chảy qua ống chữ U (tránh pha hơi đi ngược ) chảy về đỉnh tháp (chảy vào đĩa trên cùng). Phần hơi còn lại sẽ ngưng tụ hết nhờ thiết bị ngưng tụ 4, làm mát bằng nước, sản phẩm lỏng chảy qua thiết bị đo nồng độ rồi xuống thùng
Dòng lỏng hồi lưu có nồng độ cao ở đỉnh tháp, giảm dần khi xuống đáy tháp, theo ống chảy sang nồi nấu. Theo thời gian làm việc thì nồng độ thành phần dễ bay hơi trong nồi nấu và trong pha hơi bay lên, liên tục giảm xuống. Đến khi nào pha lỏng còn lại
trong nồi có nồng độ chất dễ bay hơi như tính toán thì dừng quá trình chưng cất( ngừng cấp hơi đốt ), tháo cặn bã khỏi nồi nấu. Nếu cặn bã còn có giá trị kinh tế thì có thể gọi là sản phẩm đáy tháp. Khi cặn bã không còn giá trị kinh tế thì xử lý như chất thải rồi trả về
3.3. Cân bằng vật liệu của tháp chưng luyện:
Lượng sản phẩm đỉnh, sản phẩm đáy được xác định khi biết nồng độ cấu tử dễ bay hơi, và ngược lại có thể xác định nồng độ cấu tử dễ bay hơi khi biết lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy bằng phương trình cân bằng vật liệu của toàn tháp :
F = P + W
trong đó : F - lượng hỗn hợp đầu đi vào tháp kmol/h. P - lượng sản phẩm đỉnh kmol/h
W - lượng sản phẩm đáy kmol/h Nếu viết theo cấu tử dễ bay hơi ta có :