TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Công suất không có đơn vị đo là

Một phần của tài liệu Tài liệu soạn đề KT (Trang 87)

II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ (Thời gian là bài 45 phút)

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1 Công suất không có đơn vị đo là

Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là

A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s)

C. Kilô oát (KW) D. Kilô Jun (KJ)

Câu 2. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau?

A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 3. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào

A. khối lượng của vật B. độ tăng nhiệt độ của vật

C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. D. trọng lượng của vật

Câu 4. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì: A. nhiệt năng của miếng sắt tăng.

B. nhiệt năng của miếng sắt giảm.

C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. nhiệt năng của nước giảm.

Câu 5. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.

B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.

Câu 6. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào kho hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là

A. 100W B. 7500W C. 312,5 W D. 24W

B. TỰ LUẬN

Câu 7. Phát biểu định nghĩa Nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của một vật?

Câu 8. Trình bày các cách làm biến đổi nội năng của một vật? cho ví dụ minh họa?

Câu 9. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 5 lít nước từ 200C lên 400C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

Câu 10. Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC.

a) Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b) Tính nhiệt lượng nước thu vào?

c) Tính nhiệt dung riêng của chì?

d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D A D B C A

B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 7:2 điểm.

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J).

- Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 8. 2 điểm

Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Thực hiện công: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. Ví dụ, khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công. - Truyền nhiệt: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. Ví dụ, nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên.

0,5 điểm 0,75 điểm

0,75 điểm

Câu 9. 1 điểm

Nhiệt lượng cần thiết: Q = c.m(t2 - t1) Thay số tính được: Q = 420000J

0,5 điểm 0,5 điểm

Câu 10. 2 điểm

Một phần của tài liệu Tài liệu soạn đề KT (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w