Phân tích tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty in Ba Đình (Trang 44)

Tài liệu gốc(bản thảo)

2.2.2.1Phân tích tình hình công nợ phải thu và công nợ phải trả

Bảng 2.6: Phân tích tình hình công nợ năm 2009 – 2008 của công ty in Ba Đình Đvt: Trđ Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) I II III IV = II - III V = IV/III A) Các khoản phải thu 17.199,876 10.682.178 6.517,698 61 I) Các khoản phải thu ngắn hạn 17.199,876 10.682.178 6.517,698 61 1) Phải thu của khách hàng 16.710,193 9.802,474 6.907,719 70,46 2) Phải thu nội bộ ngắn hạn 414,890 423,372 - 94,2 - 22,25 3) Các khoản phải thu khác 74,793 123,485 - 48,692 - 39,43

II) Các khoản phải dài hạn - 323,845 -323,845 -

B) Các khoản phải trả 12.124,591 11.277,031 847,530 7,55

I) Nợ ngắn hạn 12.055,483 11.207,953 847,530 7,56

1) Phải trả người bán 6.784,075 2.122,018 4.662,057 219,7 2) Người mua trả tiền trước 121,856 3.529,419 - 3.407,583 - 96,5 3) Thuế và các khoản phải nộp nhà

nước

1.962,054 2.158,873 -196,819 -9,11 4) Phải trả công nhân viên 929,445 30,670 898,755 2930.4

5) Chi phí phải trả 38,830 323,310 -284,48 87,9

6) Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.219,241 3.043,661 -824,45 -27,08

II) Nợ dài hạn 69,078 69,078 0 0

Vay và nợ dài hạn 69,078 69,078 0 0

( Nguồn : Bảng CĐKT năm 2008, 2009, Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng 2.6 ta nhận thấy qua hai năm 2008,2009 thì các khoản phải thu và phải trả đều tăng nhanh. Tuy nhiên các khoản phải thu tăng nhanh hơn các khoản phải trả.

- Tổng các khoản phải thu tại thời điểm ngày 31/8/2008 là 10.682,178 trđ thì đến ngày 31/12/2009 đã là 17.199,876 trđ, tăng 6.517,698 với tỷ lệ tăng 61 %. Các khoản phải thu tăng lên là các khoản phải thu ngắn hạn, còn các khoản phải thu dài hạn hầu như là không có

Nhìn vào các khoản phải thu ngắn hạn thì bộ phận tăng nhiều nhất là phải thu của khách hàng. Khoản này tăng 6.517 trđ với tỷ lệ tăng 61 %. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang mở rộng phạm vi cấp tín dụng cho khách hàng, và tỷ lệ này là

tương đối cao, nó không hề tốt bởi cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn, nguyên nhân chính là do công ty cho khách hàng nợ quá nhiều. Nếu công ty không có những biện pháp thu hồi vốn và có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa những khoản thu này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, dế mất vốn, từ đó làm chậm vòng quay vốn của công ty. Ngoài ra các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác đều giảm.

- Các khoản phải thu tăng mạnh trong khi các khoản phải trả cũng có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều. Trong đó phải trả cho nợ dài hạn là không biến đổi mà ở đây chỉ có sự biến đổi của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 847,530trđ với tỷ lệ tăng 7,56%, trong khi các khoản người mua trả tiền trước, chi phí phải trả và các khoản phải trả phải nộp khác giảm đi thì phải trả người bán tăng mạnh, tăng lên 4.662,057 trđ với tỷ lệ tăng 219,7 % , điều này cho thấy mặc dù bị khách hàng chiếm dụng vốn nhưng công ty cũng đã tăng cường chiếm dụng vốn của bạn hàng, khách hàng…để lấy vốn kinh doanh. Đây là một điều tốt vì càng chiếm dụng vốn được nhiều và được lâu sẽ giảm được chi phí vay vốn. Nhưng cũng không nên chiếm dụng vốn của khách hàng và bạn hàng quá nhiều, quá lâu, điều đó dễ làm mất lòng tin từ phía đối tác

Xem xét mối tương quan giữa các khoản phải thu và phải trả tại thời điểm cuối năm 2008 ta thấy các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu là 594,853 trđ, nhưng đến thời điểm cuối năm 2009 thì các khoản phải thu lại lớn hơn rất nhiều so với các khoản phải trả là 5.075,315 trđ. Như vậy các khoản phải thu đã tăng đột biến, nó đã cho thấy một sự thật rằng công tác quản lý thu nợ của công ty là chưa tốt. Nếu tình trạng này không được quan tâm và khắc phục thì công ty sẽ dễ rơi vào khủng hoảng về vốn, dễ mất vốn.

Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của công ty in BA Đình năm 2008 - 2009

STT Chỉ tiêu Cuối năm

09 Cuối năm 08 Chênh lệch 09 - 08 Giá trị Chênh lệch 1 Tổng tài sản(trđ) 46.401,941 43.158,377 3.243 7,5% 2 Tổng nợ phải trả(trđ) 12.124,562 11.277,032 847 7,5% 3 Tài sản ngắn hạn(trđ) 27.749,985 21.896,751 5.853 26,73% 4 Nợ ngắn hạn(trđ) 12.055,483 11.207,953 848 7,5% 5 Hàng tồn kho(trđ) 5.426,951 4.324,563 1.102 25,48% 6 Tiền và các khoản tương

đương tiền(trđ) 4.872,458 6564,707 -

1.692 -34,7%

7=1/2 Khả năng thanh toán tổng quát 3,82 3,82 0 0

8=3/4 Khả năng thanh toán hiện thời 2,3 1,95 0,35 17,9% 9=(3-

5)/4 Khả năng thanh toán nhanh 1,85 1,56 0,29 18,59% 10=6/4 Khả năng thanh toán tức thời 0,4 0,58 -0,18 -31%

(Nguồn Bảng CĐKT năm 2008, 2009, phòng tài chính kế toán) Dựa vào bảng 2.7 ta sẽ đi phân tích lần lượt các chỉ số:

a) Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tại cả hai thời điểm cuối năm 2008,2009 đều không có sự thay đổi gì đáng kể và đều đạt mức 3,82 lần. Hệ số này lớn hơn 1 rất nhiều, điều đó chứng tỏ công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ bằng lượng tài sản hiện có của mình là tương đối tốt

b) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở cuối năm 2008 là 1,95 lần và con số này ở thời điểm cuối năm 2009 là 2,3 lần, tăng 0,35 lần

và tại cả hai thời điểm thì hệ số này cũng đều lớn hơn 1. Như vậy là khả năng thanh toán hiện thời của công ty vẫn ở trong mức độ an toàn

c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng về cuối năm 2009. Cụ thể, cuối năm 2008 hệ số này đạt 1,56 lần nhưng đến cuối năm 2009 đã tăng lên 1,85 lần với tỷ lệ tăng 18,59%. Tất cả các hệ số thanh toán nếu lớn hơn 1 thì nó luôn chứng tỏ được mức độ tài chính an toàn và khá đảm bảo d) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Chúng ta biết rằng trong các loại tài sản ngắn hạn thì tiền mặt luôn là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nó luôn trong trạng thái sẵn sàng chuyển đổi thành các tài sản khác, các khoản chi khác hoặc thanh toán ngay các khoản nợ quá hạn…Tại thời điểm cuối năm 2008 thì khả năng thanh toán nhanh là 0,58 lần và có xu hướng giảm ở cuối năm 2009, hệ số này chỉ đạt 0,4 lần, tỷ lệ này giảm 31 lần. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt tồn quỹ ở thời điểm cuối năm 2009 giảm so với cuối năm 2008 khi công ty không thu được tiền của khách hàng. Lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều quá cũng không tốt vì nó không sinh lời, tuy nhiên nếu thấp quá thì cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Vì vậy nên tính toán và duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ là vừa đủ để bản thân mình có thể tự chủ về tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại ta thấy rằng các hệ sô khả năng thanh toán của công ty là tương đối cao và an toàn, lý do chủ yếu là do cơ cấu tài sản công ty chủ yếu nghiêng về phía tài sản hơn là nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty in Ba Đình (Trang 44)