Tài liệu gốc(bản thảo)
IV 1 Nguyên giá TSCĐ 42.117,363 42.417,030 299,666 0,71
2 Hao mòn lũy kế 20.948,737 - 23.873,074 - 2.924,337 13,96 - 3 Giá trị còn lại(1-2) 21.261,625 50,48 18.543,955 43,7 2.717,670 12,78 -30,92 4 Chi phi XDCB dở dang 93,000 0,22 108,000 0,25 15,000 16,12 15,95 Cộng 21.354,625 - 18.651,955 - 2.732,670 - -
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán, phòng taì chính kế toán)
Nguyên giá TSCĐ cuối năm 2009 có tăng nhưng tăng không đáng kể so với đầu năm, chỉ là 299,666 trđ, với tỷ lệ tăng 0,71%. Kéo theo đó là sự tăng lên tương ứng của hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng lên 15 trđ, với tỷ lệ tăng 16,12%. Như vậy có thể nói công ty đang có ý định mở rộng hoạt động sản xuất trong thời gian tới.Nói chung thì ta nhận thấy trong năm 2009 TSCĐ của công ty đã không có sự thay đổi gì đáng kể.
Qua phân tích sơ bộ như trên ta nhận thấy rằng tình hình tài sản công ty in Ba Đình có tăng lên so với năm 2009. Tuy nhiên sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng lên của phần TSNH.
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty in Ba Đình năm 2009
ĐVT: trđồng
Mục Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Tăng giảm(%) Tỷ trọng tăng giảm (%)
I II III IV V=III-I VI=V/III VII=II-
IV A Nợ phải trả 11.277,032 26,13 8.305,731 21,72 2.971,301 35,77 4,41 1 Nợ ngắn hạn 11.207,953 99,38 8.236,653 99,16 2.971,300 36,07 0.22 2 Nợ dài hạn 68,078 0,62 69,078 0,84 -1,000 -1,44 -0.22 B Nguồn vốn chủ sở hữu 31.881,345 73,87 29.928,880 78,28 1.952,465 6,5 1.59 1 Vốn chủ sở hữu 31.707,435 99,45 29.582,458 98,8 2.124,977 7,18 0.65 2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác 173,910 0,55 364,421 1,2 -190,511 -52,27 -0.65 Tổng cộng nguồn vốn 43.158,377 100 38.234,611 100 4.923,766 12,87 -
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, phòng tài chính kế toán) Tương ứng với sự tăng lên của phần tài sản là sự tăng lên của nguồn vốn, qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2009 tăng lên 4.923,766
trđ so với đầu năm, với tỷ lệ tăng 12,87%. Trong đó cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đều tăng. Tuy nhiên bộ phận đóng góp chủ yếu vào sự tăng lên của nguồn vốn đó chính là các khoản nợ phải trả. Mặc dù có sự gia tăng về số tuyệt đối, nhưng nếu xét về cơ cấu nguồn vốn thì ta thấy không có sự thay đổi đáng kể. Cơ cấu nguồn nghiêng về phần vốn chủ sở hữu, tại cả hai thời điểm đầu và cuối năm thì Vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn là trên 70%, điều đó là khá tốt vì nó đảm bảo được rằng doanh nghiệp có tình hình tài chính khá an toàn . Cơ cấu nguồn vốn ở đây nghiêng về nguồn vốn chủ sở hữu. Để xem xét kỹ hơn ta đi phân tích từng bộ phận của nguồn vốn
* Về Phần nợ phải trả: Nợ phải trả của doanh nghiệp cuối năm 2009 tăng so với đầu năm là 2.971,301 trđ, với tỷ lệ tăng 35,57%, và tỷ trọng tăng là 4,41%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn các khoản nợ phải trả. Nợ ngắn hạn cuối năm 20009 tăng 2.971,300 trđ so với đầu năm với tỷ lệ tăng lên đến 36,07%. Trong khi đó nợ dài hạn không tăng lên mà còn giảm xuống 1 trđ ở thời điểm cuối năm so với đầu năm. Công ty in Ba Đình là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực in ấn, hoạt động theo đơn đặt hàng của khách do đó thời gian quay vòng vốn là rất ngắn, đồng nghĩa với các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng mạnh là sự tăng lên của nợ ngắn hạn bởi vì nợ ngắn hạn chủ yếu được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động. Khi nợ ngắn hạn tăng cao, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang chiếm dụng được vốn của các chủ thể khác như nhà nước, người cho vay, hay người lao động…Điều này là khá tốt vì nó sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn mà tăng được vốn kinh doanh. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là nếu không biết sử dụng một cách hợp lý các khoản tín dụng chiếm dụng được thì doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, vỡ nợ và làm mất uy tín của mình. Công ty in Ba Đình trong nhiều năm hoạt động thì đã chứng tỏ được khả năng trả nợ của mình và chưa bao giờ xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay không thanh toán được các khoản nợ của mình. Đây là một thành tích hết sức đáng mừng vì nó thể hiện được rằng công ty đã có những kế hoạch sử dụng vốn đi vay là hết sức hợp lý và tạo được uy tín rất cao cho mình. Trong khi các khoản nợ quá hạn tăng lên cao thì nợ dài hạn lại giảm, với tỷ lệ giảm 1,44% cho thấy trong năm qua công ty đã không vay thêm các khoản nợ dài hạn nào mà còn trích thêm một
phần thu nhập để thanh toán một phần nợ dài hạn, đó là một điều tốt vì khi không có nhu cầu vay thêm thì thanh toán một phần nợ sẽ làm giảm chi phí lãi vay, đồng thời tạo được uy tín đối với chủ thể cho vay.
* Về phần nguồn vốn CSH: Nguồn vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp trong năm 2009 nói chung không có sự biến động nhiều, Nguồn vốn cuối năm tăng so với đầu năm là 1.952,465trđ, với tỷ lệ tăng là 6,5%. Trong đó kết cấu của vốn chủ sở hữu là chiếm chủ yếu(trên 99%), trong khi đó nguồn kinh phí và các quỹ khác lại chiếm một phần không đáng kể, đây là biểu hiện bình thường đối với hầu hết các doanh nghiệp.
c) Khái quát về tình hình chi phí
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí năm 2009 ĐVT: trđồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
I Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 72.988,070 85.814,258 12.826,188
II Giá vốn hàng bán 67.045,659 78.957,854 11.912,915
III Chi phí bán hàng 0 0 0
IV Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.743,058 2.142,614 399,556 V=II/I Tỷ suất giá vốn hàng bán trên
doanh thu(II/I) 91% 92% 92,87%
VI=III/I Tỷ suất chi phí bán hàng trên
doanh thu(III/I) 0 0 0
VII=IV/ I
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh
thu(IV/I) 2,3% 2,49% 3,11%
Qua bảng 2.5 ta nhận thấy phần chiếm lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp chính là giá vốn hàng bán. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu của cả 2 năm 2008, 2009 đều chiếm trên 90 %, còn các khoản chi phí khác như chi phí tài chính hay chi phí quản lý doanh nghiệp đều chiếm một tỷ trọng nhỏ. Như vậy có thể nói các khoản chi phí của doanh nghiệp được sử dụng hết sức tiết kiệm và hợp lý
Nói chung khi đi phân tích về tình hình kinh doanh của công ty in Ba Đình, ta nhận thấy rằng, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của công ty không phải trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, mà được hoạt động với sự bảo trợ của Bộ công an và là một công ty nhà nước, vì thế nên sẽ có những sự khác biệt đối với một công ty cổ phần. Nếu một công ty cổ phần hoạt động dựa vào những gì mình có và với mục tiêu không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường, tạo thương hiệu thì một công ty nhà nước lại hoạt động với vốn do nhà nước cấp, thường một công ty Nhà nước được nhìn nhận và đánh giá là “lười” vận động, an sẵn và kém năng động,chỉ tiên bên trên giao xuống bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, rồi sau đó chơi. Tuy nhiên công ty in Ba Đình đã vượt qua được sự đánh giá đó, điều đó được chứng tỏ ở chỗ ngoài hoạt động theo chỉ thị của Bộ Công An thì công ty đã năng động trong việc tìm kiếm khách hàng bên ngoài, ký kết hợp đồng với đối tác để tham gia hoạt động nhằm tránh thời gian rảnh rỗi, tăng thu nhập cho người lao động.
2.2.2) Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng