0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH thành phần

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI QUẢNG NINH (Trang 45 -45 )

) (6.80 4 Tổng tài sản bình quân

2.3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH thành phần

*Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Sự luân chuyển của hàng tồn kho phản ánh số ngày bình quân hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ, hay nói cách khác phản ánh thời gian bình quân vật tư, hàng hóa lưu giữ trong kho.Vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty càng nhanh thì hoạt động kinh doanh của công ty càng có lợi và doanh thu đạt được sẽ càng cao.

Từ bảng CĐKT và bảng KQSXKD ta có bảng sau:

B2.13 Bảng tính hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

ST

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

Số tiền %

1 Doanh thu thuần Đồng 19,032,085,008 17,319,993,220 (1,712,091,788) (9.00)2 HTK đầu kỳ Đồng 2,664,112,048 3,921,247,168 1,257,135,120 47.19 2 HTK đầu kỳ Đồng 2,664,112,048 3,921,247,168 1,257,135,120 47.19 3 HTK cuối kỳ Đồng 3,921,247,168 4,902,986,669 981,739,501 25.04 4 HTK bình quân Đồng 3,292,679,608 4,412,116,919 1,119,437,311 34.00 5 Vòng quay HTK (5 = 1/4) Vòng 5.78 3.93 (1.85) (32.09) 6 Số ngày tồn kho (6 = 360 /5) Ngày 62 92 30 48.39

Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 5.78 vòng có nghĩa là cứ 1 đồng

doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho thì thu được 5.78 đồng doanh thu thuần. Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 3.93 vòng có nghĩa là cứ 1 đồng doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho thì thu được 3.93 đồng doanh thu thuần.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm 1.85 vòng so với năm 2011 tương ứng giảm 32.09%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 hàng tồn kho bình quân của doanh nghiệp tăng 34% nhưng doanh thu thuần lại giảm 9%.

Số ngày tồn kho của năm 2011 là 62 ngày, số ngày tồn kho năm 2012 tăng 48.39% so với năm 2011 lên đến 92 ngày tức năm 2011 để quay 1 vòng HTK công ty mất 62 ngày còn năm 2012 để quay 1 vòng quay HTK công ty mất tới 92 ngày.

* Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính

đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.

B2.14 Bảng tính kỳ thu tiền bình quân

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền %

1 KPT đầu kỳ Đồng 3,335,472,132 2,678,958,925 (656,513,207) (19.68)2 KPT cuối kỳ Đồng 2,678,958,925 1,963,672,940 (715,285,985) (26.70) 2 KPT cuối kỳ Đồng 2,678,958,925 1,963,672,940 (715,285,985) (26.70) 3 KPT bình quân Đồng 3,007,215,529 2,321,315,933 (685,899,596) (22.81) 4 Doanh thu thuần Đồng 19,032,085,008 17,319,993,220 (1,712,091,788) (9.00) 5 Vòng quay KPT

(5=4/3) Vòng 6.33 7.46 1.13 17.89

6 Kỳ thu tiền bình

quân (6=360/5) Ngày 57 48 (9) (15.18)

Nhận xét : Vòng quay khoản phải thu năm 2012 có xu hướng tăng lên hay nói

cách khác tốc độ luân chuyển của khoản phải thu nhanh hơn từ 6.33 vòng lên 7.46 vòng như vậy là tăng 1.13 vòng tương ứng tăng 17.89% so với năm 2011 . Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân năm 2012 giảm 22.81% trong khi doanh thu thuần giảm 9% so với năm 2011. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt .

Kỳ thu tiền bình quân của năm 2011 là 57 ngày, nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 48 ngày. Ở năm 2011, công ty phải mất 57 ngày để quay 1 vòng khoản phải thu, nhưng đến năm 2012 công ty chỉ mất 48 ngày để thu hồi khoản nợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG MAI QUẢNG NINH (Trang 45 -45 )

×