0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Những biểu hiện lâm sàng, bệnh tích của bệnh lợn con phân trắng

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TẠI XÃ KIM TÂN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA THUỐC AMPIDE COLI VÀ COLISTIN- 1200 (Trang 31 -31 )

Triệu chứng lâm sàng là một trong những yếu tố được áp dụng đầu tiên để chẩn đoán bệnh cho gia súc và gia cầm. Để chẩn đoán chính xác bằng phương pháp lâm sàng thì đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật thú y phải nắm vững lý thuyết trên sách vở và không ngừng trau rồi kinh nghiệm thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại cơ sở tôi dã theo rõi những biểu hiện lâm sàng của lợn con mắc bệnh phân trắng được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.4: Bảng theo dõi những biểu hiện lâm sàng của bệnh lợn con phân trắng

Thể bệnh Triệu chứng lâm sàng

Thể cấp tính

- Những lợn 4 - 15 ngày tuổi thường mắc ở thể này. Sau 1 - 2 ngày ỉa phân trắng, lợn gầy sút nhanh, lợn ít bú rồi bỏ bú hẳn, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, phân loãng, số lần ỉa tăng từ 1 - 2 lần trong ngày lên 5 - 6 lần. Bệnh kéo dài 1 - 2 ngày, trước lúc chết có hiện tượng quá suy nhược, co giật hoặc run run.

Thể mãn tính

- Lợn 20 ngày tuổi hay mắc thể này. bệnh kéo dài 7 -10 ngày. Lợn vẫn bú nhưng ít, phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng, có con mắt có dử, có quầng thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt.

Đối với những lợn từ 30 - 45 ngày tuổi thì có ỉa phân ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường, ăn và đi lại vẫn nhanh nhẹn. Phân thường đặc hoặc nát màu trắng xám, lợn có thể tự hồi phục thường ít chết.

Bệnh tích mổ khám là một phương pháp chẩn đoán bằng cách dùng các dụng cụ mổ xác con vật chết hoặc sắp chết, để xác định được bệnh tích tìm thấy được trên từng cơ quan và tổ chức trong cơ thể. Qua đó có thể chẩn đoán chính xác bệnh con vật mắc phải, nguyên nhân làm cho con vật chết… từ đó làm cơ sở để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Bệnh tích mổ khám lợn chết do mắc bệnh phân trắng được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.5: Bệnh tích mổ khám lợn chết do mắc bệnh phân trắng

Thể bệnh Bệnh tích

Thể cấp tính

- Dạ dày chứa đầy sữa không tiêu, chua, có bọt khí, niêm mạc dạ dày có chỗ xung huyết, hơi sưng, phủ một lớp nhày (thấy 2/3 con mổ khám).

- Ruột non có chỗ phình to hơn, chứa sữa không tiêu (thấy 3/3 con) niêm mạc ruột có chỗ xung huyết.

- Mạch máu màng treo ruột sưng, mềm đỏ tấy (thấy 2/3 con).

- Gan hơi sưng, túi mật căng (thấy 1/3 con). - Phổi màu nhợt nhạt

Thể mãn tính

- Dạ dày chứa một ít sữa và thức ăn không tiêu mùi chua có rất ít bọt khí, niêm mạc dạ dày có chỗ loét, sưng (thấy 1/2 con).

- Ruột non loét và tụ huyết, chất chứa trong ruột ít, ruột có hơi (thấy 2/2 con).

- Mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy (thấy 2/2 con).

- Gan sưng, thoái hoá ngã màu đất sét, mật sưng (thấy 2/2 con).

- Tim hơi to, cơ tim mềm (thấy 1/2 con).

Qua mổ khám cho thấy lợn chết chủ yếu do mất nước dẫn dến lợn bị truỵ tim mạch. Vì khi vi khuẩn E.coli gây bệnh bám vào niêm mạc ruột và tăng sinh trong thành ruột, chúng sản sinh ra độc tố mạnh Enterotoxin làm rối loạn trao đổi muối, nước, kích thích niêm mạc ruột tiết dịch vô độ dẫn đến tiêu chảy. Mặt khác, mầm bệnh đã làm cho dạ dày, ruột và một số cơ quan nội tạng bị mất chức năng, dẫn đến lợn bị suy kiệt và chết. Chính vì thế, khi chúng ta điều trị bệnh này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt mầm bệnh thì chúng ta cần lưu ý đến việc chống mất nước, bằng cách cho lợn uống hoặc tiêm các chất điện giải, giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể lợn ít bị ảnh hưởng.

Kết quả mổ khám cũng cho thấy bệnh tích ở cả hai thể ít có sự phân biệt khác nhau. Tôi thấy rằng chỉ có thể phân biệt được ở một số cơ quan nội tạng dễ nhận biết sau:

- Dạ dày và ruột non loét nhiều ở thể mãn tính, thể cấp tính thì loét ít hoặc không loét.

- Phổi ở thể cấp tính có màu nhợt nhạt, thể mãn tính có tụ huyết và nhục hoá.

- Gan sưng và túi mật căng ở cả hai thể, riêng thể mãn tính thấy gan đôi chỗ thoái hoá, ngả màu đất sét.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TẠI XÃ KIM TÂN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CỦA THUỐC AMPIDE COLI VÀ COLISTIN- 1200 (Trang 31 -31 )

×