Phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng lợn con tại xã Kim Tân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và xác định hiệu lực của thuốc AMPIDE COLI và COLISTIN- 1200 (Trang 25)

Tỷ lệ mắc bệnh = ∑ lợn con mắc bệnh

x 100%

∑ lợn con theo dõi

Tỷ lệ khỏi bệnh = ∑ số con khỏi bệnh

x 100%

∑ số con điều trị

Tỷ lệ tái nhiễm = ∑ con tái nhiễm

x 100%

∑ con điều trị

Thời gian điều trị = ∑ thời gian điều trị từng con

∑ số con điều trị Thời gian an toàn = ∑ thời gian an toàn từng con

∑ số con điều trị Tỷ lệ chết = ∑ con mắc bệnh chết x 100% ∑ con mắc bệnh 3.5. Phương pháp sử lý số liệu - Tính số trung bình mẫu = X n x n x x x1+ 2 +...+ n = Σ 1 -Độ lệch tiêu chuẩn(n ≥ 30) 1 ) ( 2 1 2 − Σ − Σ ± = n n X X Sx i

- Sai số trung bình (n ≥ 30) m _x m = ± _ x S n - Hệ số biến dị Cv (%) = X 100 Chú giải:

n: là dung lượng mẫu

X : là số trung bình

x1, x2, …xi: là giá trị các biến số

x

S : độ lệch tiêu chuẩn

x

m : sai số của số trung bình

(%)

v

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con

4.1.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo khu vực

Dưới đây là bảng kết quả thể hiện tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con ơ một số xã thuộc huyện Kim Thành.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo khu vực

Khu vực Số con kiểm

tra (con) Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Xã Kim Tân 250 78 31,20 Xã Ngũ Phúc 298 105 35,23 Xã Cẩm La 150 35 23,33 Tổng 698 218 31,23

(Nguồn cung cấp: Trạm thú y huyện Kim Thành )

Qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh lợn con phân trắng của 3 xã. Trong đó xã Ngũ Phúc có tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là cao nhất 35.23% (105 con trên tổng số 298 con), tiếp đến là xã Kim Tân 31,20% (78 con trên tổng số 250 con) và ít nhất là xã Cẩm La 23.33% (35 con trên tổng số 150 con).

Theo chúng tôi có sự sai khác về tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng của 3 xã như trên có thể do: Điều kiện chăm sóc vệ sinh thú y, tập quán nuôi của các xã điều tra là không như nhau.

Theo nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và các cộng sự (1991) [6] cho biết: Chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi về chuồng trại…sẽ tác động vào

cơ thể lợn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. Do đó để hạn chế mắc bệnh ngoài các biện pháp về dinh dưỡng, cần đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.

Xét chung trong cả 3 xã thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là 31.52% (220 con trên tổng số 698 con). Kết quả này so với nghiên cứu của Sử An Ninh (1993) [15] cho biết tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lên đến 68%, còn theo Tạ Thị Vinh (1993) [26] cho biết tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là 58.6% và một số nghiên cứu của nhiều tác giả khác thì tỷ lệ 31.52% lợn con mắc bệnh phân trắng ở Kim Thành là không cao. Điều này càng dễ hiểu vì Xã Kim Tân là một xã thuộc tỉnh Hải Dương nhung nằm gần Thành phố Hải Phóng, trình độ dân trí tương đối cao và các biện pháp phòng chống dịch bệnh được thực hiện một cách tích cực và chủ động.

4.1.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Tuổi ngày Số con kiểm tra (con) Số con nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) SS - 15 698 68 9,74 16 – 30 698 175 25,07 31 -60 698 16 10,74 Tổng 698 318 2,29

Qua bảng 4.2 cho ta thấy tỷ lệ nhiễm bệnh lợn con phân trắng ở các giai đoạn từ SS - 45 ngày tuổi. Giai đoạn SS - 15 ngày tuổi trong số 698 con theo dõi thì có 68 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 9,74%. Giai đoạn 16 - 30 ngày tuổi trong số 698 con theo dõi thì có 175 con mắc bệnh, chiếm 25,07%. Giai đoạn 31 - 45 ngày tuổi trong số 698 con theo dõi thì có 16 con mắc bệnh, chiếm 2,29%. Sở dĩ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi có sự chênh lệch như

vậy là do:

Ở ngày tuổi từ SS - 15 lợn mắc ít, do ở tuần đầu lợn con được cung cấp đầy đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng sữa cho sự sinh trưởng. Lợn con được tiếp nhận nguồn sữa đầu hết sức quan trọng, nó cung cấp không những về dinh dưỡng mà con cung cấp một lượng γ - globulin tạo cho sự hình thành hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên qua sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các ngày tuổi tiếp theo.

Ở 16 - 30 ngày tuổi sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất. Qua kết quả điều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.

Như vậy ở giai đoạn này để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi bà con nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 14 -15 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời thức ăn cho lợn con. Các nguyên liệu làm thức ăn cho lợn con như: Gạo, bột ngô, rau xanh cần phải chế biến tốt.

Ở 31 - 60 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh giảm dần. Sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng ở các tuần tuổi sau mắc ít vì lúc này thức ăn cho lợn con do người cung cấp đã ổn định tương đối về thức ăn cũng như vệ sinh chăm sóc hàng ngày. Số lượng lợn còn bú sữa ít. Tuy nhiên lợn vẫn mắc bệnh, có thể là do môi trường bên ngoài tác động như: Thời tiết, khí hậu, tiểu khí hậu chuồng nuôi đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như trên.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh lợn con phân trắng theo mùa Mùa Số lợn con điều

tra (con) Số lợn con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ (%) Hè thu 395 45 11,39 Đông xuân 303 78 25,74 Tổng 698 123 17,62

Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng theo mùa có sự chênh lệch. Mùa hè thu trong tổng số 395 con theo rõi thì có 45 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 11,39%. Mùa đông xuân trong tổng số 303 con theo rõi thì có 78 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 25,74%. Sự chênh lệch này đã thể hiện sự ảnh hưởng của mùa vụ một cách rõ rệt đến bệnh phân trắng của lợn con.

Theo kết quả nghiên cứu của Sử An Ninh (1993) [15] cho rằng: Nhiệt độ và độ ẩm không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con, biên độ nhiệt và ẩm độ ít giao động tạo điều kiện thích hợp và ổn định cho cơ thể lợn con, giúp sự điều hoà bình thường, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Ngược lại nếu biên độ nhiệt độ giao động quá lớn, gây rối loạn điều hoà thân nhiệt, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, đường huyết giảm, sức đề kháng giảm, ảnh hưởng tới điều hoà và hô hấp. Hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng sinh ra ỉa chảy và ỉa phân trắng.

Lý do mùa đông xuân tỷ lệ nhiễm bệnh cao là do mùa đông xuân giá lạnh và mưa nắng thất thường, lợn mẹ không được tắm rửa sạch sẽ dẫn đến bầu vú bẩn, lợn con bú mẹ dễ bị nhiễm bệnh sau đó. Bên cạnh đó công tác vệ sinh chuồng trại cũng hạn chế dẫn đến mầm bệnh xung quanh môi trường sống của lợn con cũng tăng làm cho lợn dễ bị cảm nhiễm.

Mùa hè thu tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh phân trắng thấp là do mùa hè thu nhiệt độ, ẩm độ thấp phù hợp với cơ thể lợn con, thời tiết ít thay đổi, lợn mẹ được tắm rửa sạch sẽ, chuồng nuôi khô ráo.

4.2 Những biểu hiện lâm sàng, bệnh tích của bệnh lợn con phân trắng

Triệu chứng lâm sàng là một trong những yếu tố được áp dụng đầu tiên để chẩn đoán bệnh cho gia súc và gia cầm. Để chẩn đoán chính xác bằng phương pháp lâm sàng thì đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật thú y phải nắm vững lý thuyết trên sách vở và không ngừng trau rồi kinh nghiệm thực tiễn. Trong quá trình thực tập tại cơ sở tôi dã theo rõi những biểu hiện lâm sàng của lợn con mắc bệnh phân trắng được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.4: Bảng theo dõi những biểu hiện lâm sàng của bệnh lợn con phân trắng

Thể bệnh Triệu chứng lâm sàng

Thể cấp tính

- Những lợn 4 - 15 ngày tuổi thường mắc ở thể này. Sau 1 - 2 ngày ỉa phân trắng, lợn gầy sút nhanh, lợn ít bú rồi bỏ bú hẳn, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, phân loãng, số lần ỉa tăng từ 1 - 2 lần trong ngày lên 5 - 6 lần. Bệnh kéo dài 1 - 2 ngày, trước lúc chết có hiện tượng quá suy nhược, co giật hoặc run run.

Thể mãn tính

- Lợn 20 ngày tuổi hay mắc thể này. bệnh kéo dài 7 -10 ngày. Lợn vẫn bú nhưng ít, phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng, có con mắt có dử, có quầng thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt.

Đối với những lợn từ 30 - 45 ngày tuổi thì có ỉa phân ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường, ăn và đi lại vẫn nhanh nhẹn. Phân thường đặc hoặc nát màu trắng xám, lợn có thể tự hồi phục thường ít chết.

Bệnh tích mổ khám là một phương pháp chẩn đoán bằng cách dùng các dụng cụ mổ xác con vật chết hoặc sắp chết, để xác định được bệnh tích tìm thấy được trên từng cơ quan và tổ chức trong cơ thể. Qua đó có thể chẩn đoán chính xác bệnh con vật mắc phải, nguyên nhân làm cho con vật chết… từ đó làm cơ sở để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Bệnh tích mổ khám lợn chết do mắc bệnh phân trắng được trình bày qua bảng sau.

Bảng 4.5: Bệnh tích mổ khám lợn chết do mắc bệnh phân trắng

Thể bệnh Bệnh tích

Thể cấp tính

- Dạ dày chứa đầy sữa không tiêu, chua, có bọt khí, niêm mạc dạ dày có chỗ xung huyết, hơi sưng, phủ một lớp nhày (thấy 2/3 con mổ khám).

- Ruột non có chỗ phình to hơn, chứa sữa không tiêu (thấy 3/3 con) niêm mạc ruột có chỗ xung huyết.

- Mạch máu màng treo ruột sưng, mềm đỏ tấy (thấy 2/3 con).

- Gan hơi sưng, túi mật căng (thấy 1/3 con). - Phổi màu nhợt nhạt

Thể mãn tính

- Dạ dày chứa một ít sữa và thức ăn không tiêu mùi chua có rất ít bọt khí, niêm mạc dạ dày có chỗ loét, sưng (thấy 1/2 con).

- Ruột non loét và tụ huyết, chất chứa trong ruột ít, ruột có hơi (thấy 2/2 con).

- Mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy (thấy 2/2 con).

- Gan sưng, thoái hoá ngã màu đất sét, mật sưng (thấy 2/2 con).

- Tim hơi to, cơ tim mềm (thấy 1/2 con).

Qua mổ khám cho thấy lợn chết chủ yếu do mất nước dẫn dến lợn bị truỵ tim mạch. Vì khi vi khuẩn E.coli gây bệnh bám vào niêm mạc ruột và tăng sinh trong thành ruột, chúng sản sinh ra độc tố mạnh Enterotoxin làm rối loạn trao đổi muối, nước, kích thích niêm mạc ruột tiết dịch vô độ dẫn đến tiêu chảy. Mặt khác, mầm bệnh đã làm cho dạ dày, ruột và một số cơ quan nội tạng bị mất chức năng, dẫn đến lợn bị suy kiệt và chết. Chính vì thế, khi chúng ta điều trị bệnh này, ngoài việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt mầm bệnh thì chúng ta cần lưu ý đến việc chống mất nước, bằng cách cho lợn uống hoặc tiêm các chất điện giải, giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể lợn ít bị ảnh hưởng.

Kết quả mổ khám cũng cho thấy bệnh tích ở cả hai thể ít có sự phân biệt khác nhau. Tôi thấy rằng chỉ có thể phân biệt được ở một số cơ quan nội tạng dễ nhận biết sau:

- Dạ dày và ruột non loét nhiều ở thể mãn tính, thể cấp tính thì loét ít hoặc không loét.

- Phổi ở thể cấp tính có màu nhợt nhạt, thể mãn tính có tụ huyết và nhục hoá.

- Gan sưng và túi mật căng ở cả hai thể, riêng thể mãn tính thấy gan đôi chỗ thoái hoá, ngả màu đất sét.

4.3 Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con và đánh hiệu lực điều trịcủa thuốc Ampicoli và colistin-1200 của thuốc Ampicoli và colistin-1200

Bảng 4.6. Kết quả điều trị thuốc Ampide coli và colistin-1200 trên 2 lô lợn con thí nghiệm

Lô TN Số con TN Yếu tố TN Số con khỏi Tỷ lệ khỏi(%) Thời gian điều trị Lô 1 29 Ampide coli 22 100% 4,25 Lô 2 22 colistin- 1200 29 100% 4,55

Qua bảng 2.6 cho thấy:

- Thuốc Ampide coli điều trị điều trị 29 con, tỷ lệ khỏi 100%, thời gian điều trị là 4,25 ngày.

- Thuốc colistin-1200 điều trị 22 con, tỷ lệ khỏi 100%, thời gian điều trị là 4,5 - 5 ngày.

Bảng 4.7. Tỷ lện tái phát bệnh phân trắng sau khi đã điều trị khỏi bằng thuốc Ampide coli và colistin-1200

Thuốc điều trị Số lợn theo dõi (con) Số lợn tái phát(con) Tỷ lệ (%) Ampide coli 22 6 27.27 Colistin-1200 29 7 24.14 Tính chung 51 13 25.49

Kết quả bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ lợn tái phát bệnh phân trắng ở lô điều trị khỏi bệnh bằng thuốc Ampide coli có sự chênh lệch không đáng kể so với lô dùng thuốc colistin-1200 (27.27%với 24.14% ). Như vậy cả hai loại thuốc này đều có tỷ lệ khỏi bệnh cao, số ngày điều trị ngắn, mặt khác chúng là thuốc tiêm nên được sử dụng thuận tiện. Khi tiêm vào cơ thể lợn con, thuốc được hấp thụ nhanh, mầm bệnh chóng được tiêu diệt, giúp lợn con hồi phục nhanh rừ đó giảm được chi phí trong điều trị.

4.4. Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y của lợn con thí nghiệm

Bảng 4.8. Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y của lợn thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi ĐV Lô 1 lô 2

Số lợn đưa vào nuôi Con 22 29

Số lợn chết Con 0 0

Số đầu ra Con 22 29

Tổng khối lượng sơ sinh Kg 30.8 39,7

Tổng khốí sau cai sữa Kg 167.5 236

Khấu hao lợn mẹ vnđ 1 500 000đ 1 500 000đ

Thời gian nuôi Ngày 30 30

Lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Kg 25kg 30kg

Chi phí thức ăn vnđ 425000đ 510000đ

Chi phí thức ăn cho lợn mẹ(chửa + nuôi con) vnđ 1572000đ 1572000đ

Tiền thụ tinh nhân tạo vnđ 40 000đ 40 000đ

Tiền thuốc thú y vnđ 440 000đ 638000đ

Chi phí nhân công vnd 2 200 000đ 2 900 000đ

Tổng chi vnđ 4 177 000đ 7 160 000đ

Tổng thu nhập vnđ 20 100 000đ 28 320 000đ

Tổng thu nhập(trừ chi phí ) vnđ 16 077 000đ 21 160 000đ

Qua bảng 4.8 ta thấy 2 chuồng nuôi trong 1 lứa ở trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm Kim Tân thì việc chăn nuôi có nhiều thuận lợi, mang lại lợi nhuận khá cao về kinh tế cho trang trại( khoảng 40triệu đồng). Tuy trong quá trình nuôi thì vẫn có những con mắc bệnh chết, nhưng tính tổng chi phí thì trại vẫn có lãi, nên với hình thức chăn nuôi gia công này hiện nay nó là mô hình kinh tế mới tiềm năng để đưa ngành chăn nuôi nước ta phát triển kịp thời hòa nhập với nền kinh tế của thế giới, nhất là hiện nay nước ta là một thành viên của WTO

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI

5.1. Kết luận

Từ kết quả thu được em có một số kết luận sau:

- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở Kim Tân thay đổi theo ngày

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh phân trắng lợn con tại xã Kim Tân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và xác định hiệu lực của thuốc AMPIDE COLI và COLISTIN- 1200 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w