• Khi chiết khấu thương mại thực tế phát sinh
Nợ TK 521_CKTM
Nợ TK 333(1)_Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,131...
• Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK 511để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu thuần Có TK 521: CKTM
+ Ví dụ 08:
Dựa vào ví dụ 02, do giá trị hợp đồng khá lớn, công ty trích tỷ lệ chiết khấu thương mại cho đối tác, ví dụ với tỷ lệ chiết khấu là 2% và thanh toán bằng
tiền mặt. Vậy kế toán tính toán như sau:
Số CKTM danh cho công ty Thép SSE là: 42.625.000 x 2% = 852.500đ Với kết quả tính được ở trên, kế toán ghi:
Bút toán 1: Phản ánh số tiền chiết khấu
Nợ TK 521 : 852.500đ
Nợ TK 333(1) : 85.250đ Có TK 111 : 937.750đ Bút toán 2: Kết chuyển CKTM để giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511 : 852.500đ
Có TK 521 : 852.500đ
* Kiến nghị thứ hai: Về việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó
đòi cho kỳ sau:
Công ty trích lập trước dự phòng các khoản nợ phairthu khó đòi cho kỳ sau, để đề phòng những tổn thất do việc thu hồi nợ chậm hay không thu hồi được nợ và hạn chế được những đột biến xấu đến tình hình tài chính của công ty. Cuối kỳ kế toán phải dự kiến số nợ có khả năng không thu hồi được để xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập theo quy định.
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức lập dự phòng như sau: * 30% giá trị nợ đối với nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến 1 năm. * 50% giá trị nợ đối với nợ phải thu qua hạn từ 1 năm đến 2 năm * 70% giá trị nợ đối với nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến 3 năm
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi đã được tính, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642(2) : CPQLDN
Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi + Nếu số dự phòng phải thu khó đòi phải thiết lập cao hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã thiết lập ở năm trước thì phải trích lập thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch, kế toán ghi:
Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi + Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập kỳ kế toán cần nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 139 :Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có TK 642(7) : CPQLDN
+ Nếu số dự phòng cần trích lập năm nay bằng số dư của khoản dự phòng đã trích lập ở cuối năm trước chưa sử dụng hết thì không cần phải trích lập.
+ Đối với các khoản nợ không thu hồi được khi xử lý khóa sổ, kế toán ghi: Bút toán 1:
Nợ TK 139 : Số nợ xóa đã được dự phòng (đã lập dự phòng) Nợ TK 642(2): Số nợ xóa sổ đã được dự phòng (chưa lập dự phòng) Có TK 131: Số nợ phải thu của khách hàng đã được xóa
Có TK 138: Số nợ phải thu khác được xóa Bút toán 2: Theo dõi thêm
Ghi đơn Nợ TK 004: “ Nợ khó đòi đã xử lý”
+ Các khoản nợ sau khi xóa, công ty vẫn theo dõi và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi. Nếu thu hồi được các khoản nợ đã xóa sổ, trừ đi chi phí liên quan, kế toán ghi:
Bút toán 1:
Ghi đơn có TK 004: Số nợ thu hồi được Bút toán 2:
Nợ TK 111,112: Số nợ đã xóa sổ nay thu hồi được Có TK 711 : Số nợ đã xóa sổ nay thu hồi được
+ Nếu công ty bán các khoản nợ phải thu khó đòi cho công ty mua, bán nợ, khi hoàn thành thủ tục và thu tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,..: Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu
khó đòi
Nợ các TK liên quan: Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ việc bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
Có TK 131,138,...
Ví dụ 10:
Năm 2008, bao gồm cả mức lập dự phòng của kỳ kế toán trước chuyển sang là: 56.450.000đ
Cuối niên độ kế toán ngày 31/12/2008, căn cứ vào mức lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi đã được tính , kế toán ghi như sau:
Nợ TK 642(2) : 56.450.000đ Có TK 139 : 56.450.000đ
Năm 2009, Công ty CP thương mại công nghệ Hoàng Hoa có các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi như sau: (ĐVT: VNĐ)
Stt Khách hàng Nợ phải thu thanh toánQuá hạn
Mức cần lập dự phòng Khoản dự phòng 1 Công ty TNHH Thiên Minh 10.050.000 3 tháng 30% 3.015.000 2 Công Ty CP Ngân Hà 27.500.000 15 tháng 50% 13.750.000 3 Anh Nguyễn Trọng Hiệp 16.250.000 26 tháng 70% 11.375.000 Tổng 53.800.000 28.140.000
Theo số liệu ở trên, trong năm 2009 với mức lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi được tính là 28.140.000đ. Cuối niên độ kế toán ngày 31/12/2009, kế toán ghi như sau:
Bút toán 1:
Có TK 139 : 28.140.000đ Số chênh lệch nhỏ hơn: 56.450.000đ - 28.140.000đ = 28.310.000đ Bút toán 2:
Nợ TK 139 : 28.310.000đ Có TK 642(7) : 28.310.000đ * Kiến nghị thứ ba: Về việc lập và sử dụng chứng từ
Các chứng từ ghi sổ thường được lập 3-10 ngày/ 1lần, vì thế nó phản ánh tổng hợp tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong những ngày đó. Do đó kế toán lại phải mất thêm một công đoạn tập hợp theo từng tài khoản. Vì thế cho nên, mặc dù “Phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc” không tuân theo đúng mẫu quy định của hình thức chứng từ ghi sổ, nhưng để thuận lợi hơn cho việc quản lý của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn nên sử dụng loại phiếu này.
* Kiến nghị thứ tư: Về việc nâng cấp trang thiết bị làm việc tại công ty
Công ty nên đưa trang thiết bị hiện đại vào phục vụ công tác kế toán để có thể khai thác, tận dụng được hết chức năng của chúng và có thể giảm bớt được khối lượng cho nhân viên kế toán.
KẾT LUẬN
Trong chiến lược về quản lý, kế toán luôn giữ một vài trò hết sức quan trọng. Nó là công cụ quản lý hiệu lực nhất với chức năng phản ánh và giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh. Vì vậy việc tổ chức hạch toán khoa học, hợp lý ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp., các nhà quản lý nắm bắt thông tin về doanh nghiệp chính xác kịp thời nhất. Kế toán bán hàng và xác định kế toán bán hàng tuy chỉ là một phần trong công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp. Song, nó lại là một phần hành quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Công Nghệ Hoàng Hoa, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Công Nghệ Hoàng Hoa”. Trong một chừng mực nhất định, bài viết của em đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
- Trình bày khái quát hệ thống quản lý cơ bản về bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
- Trình bày khái quát thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Công Nghệ Hoàng Hoa.
- Đưa ra những nhận xét khái quát và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty .
Do những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu tham khảo và kinh nghiệm thực tiễn, luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo, Thạc sỹ Trần Hương Nam là giáo viên hướng dẫn và các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ Phần Thương Mại Công Nghệ Hoàng Hoa đã giúp đỡ em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài này.
Hà nội, ngày tháng năm