Hình 3.2 Đồ thị suy hao sử dụng mô hình COST231 Walfish-Ikegam
3.3 Ảnh hưởng, tổn hao tín hiệu trên đường truyền trong mô hình tuyền sóng COST231 1 Tổn hao tín hiệu đường truyền
3.3.1 Tổn hao tín hiệu đường truyền
Tổn hao tín hiệu đường truyền mô tả sự suy giảm cường độ tín hiệu giữa ăng-ten thu và ăng-ten phát theo khoảng cách và các tham số khác có liên quan như tần số công tác, độ cao các ăng-ten, . Trong không gian tự do, cường độ tín hiệu trung bình thu được giảm dần theo bình phương khoảng cách từ máy phát tới máy thu do công suất tín hiệu trên một đơn vị diện tích của mặt cầu sóng giảm dần theo bình phương khoảng cách giữa các ăng-ten thu và phát. Trong thông tin di động mặt đất, do hấp thụ của môi trường truyền, do sự tồn tại của các chướng ngại vật dẫn đến các hiện tượng phản xạ, nhiễu xạ, làm cho tổn hao đường truyền có thể lớn hơn rất nhiều tổn hao trong điều kiện truyền sóng trong không gian tự do. Tổn hao đường truyền phụ thuộc tần số bức xạ, địa hình, tính chất môi trường, mức độ di động của các chướng ngại, độ cao ăng-ten, loại ăng-ten Trong thông tin di động vô tuyến tế bào, trong nhiều trường hợp tổn hao đường truyền tuân theo luật mũ 4 tức là tăng tỉ lệ với luỹ thừa 4 của khoảng cách (được xác định bằng thực nghiệm khi đó tín hiệu giảm 40 dB nếu khoảng cách tăng lên 10 lần). Về nguyên tắc, tổn hao đường truyền hạn chế kích thước của tế bào và cự li liên lạc, song trong nhiều trường hợp ta có thể lợi dụng tính chất của tổn hao đường truyền để phân chia hiệu quả các tế bào, cho phép tái sử dụng tần số một cách hữu hiệu làm tăng hiệu quả sử dụng tần số.
3.3.2 Các tác động cơ bản
-Hiện tượng đa đường.
-Ảnh hưởng của pha-đinh
3.4 Các phương pháp chống suy hao trong quá trình truyền sóng
Trong thông tin di động và truyền sóng vấn đề suy hao tín hiệu có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và dữ liệu truyền tin.
Cường độ của tín hiệu trên bất cứ một môi trường truyền nào đều bị suy giảm theo khoảng cách. Sự suy giảm này thường theo quy luật hàm logarit trong các đường truyền có định tuyến, hay theo một hàm phức tạp trong các môi trường không định tuyến tùy thuộc vào khoảng cách và áp suất không khí và cả các yếu tố thời tiết, khí hậu. . Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp như sau để chống và giảm thiểu suy hao tín hiệu trên đường truyền từ việc tìm hiểu và nghiên cứu về các yếu tố làm suy hao tín hiệu:
-Tín hiệu tại điểm thu phải đủ lớn để máy thu có thể phát hiện và khôi phục tín hiệu ( khuếch đại tín hiệu) -Tín hiệu nhận được tại điểm thu phải đủ lớn để máy thu có thể phát hiện và khôi phục không bị sai lỗi
-Thiết kế anten thu và phát đúng chuẩn, khảo sát chi tiết về địa hình và điều kiện khí hậu để đưa ra mô hình truyền sóng tốt nhất trong từng trường hợp . ( VD trong khu vực đô thị ta nên áp dụng mô hình Okumura)
- xây dựng các phương pháp chống nhiễu và ảnh hưởng của các loại nhiễu khác lên tín hiệu sóng mang. - Nghiên cứu sử dụng các băng tần chưa được khai thác để mở rộng them băng thông đường truyền.
Truyền lan đa đường và giảm thiểu ảnh hưởng của pha-đinh được khắc phục nhờ sự phát triển của kỹ thuật phân tập không gian thực hiện trên các hệ thống thu phát đa anten.