d. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
100% Nguồn Vốn CSH
Nguồn Vốn CSH
Từ bảng 2.13 ta có tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu của công ty từ 26,81% năm 2005 tăng giảm xuống 24,91% năm 2006. Nguyên nhân làm giảm tỷ suất vốn chủ sở hữu của công ty là lợi nhuận sau thuế và lãi ròng của công ty năm 2005 tăng so với năm 2006. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu được xác định bằng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
- Lợi nhuận sau thuế:
10.194.635/35.316.766 – 9.467.929/35.316.766 = 2,05 - Vốn CSH bình quân:
10.194.635/40.932.099 – 10.194.635/35.316.766 = - 3,96
Như vậy, lợi nhuận sau thuế tăng làm ROE tăng 2,05% còn vốn chủ sở hữu bình quân tăng làm ROE giảm 3,96%. Tổng hợp các mức ảnh hưởng của các nhân tố trên làm ROE tăng 1,9%.
Bảng 2.15: ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng sinh lời
Nhân tố ROS (%) BEP (%) ROA (%) ROE (%)
Lợi nhuận sau thuế 0,46 0,49 2,05
Doanh thu thuần -1,7
EBIT 1,33 TTS bình quân -3,75 -2,74 Vốn CSH bình quân -3,96 Tổng hợp -1,26 -2,42 -2,25 -1,9 Nhận xét chung:
Khả năng sinh lời của công ty tương đối cao. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, sức sinh lợi cơ sở, tỷ suất thu hồi tài sản và tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng
doanh thu. Sức sinh lợi cơ sở và tỷ suất thu hồi tài sản giảm do tổng tài sản bình quân tăng mạnh. Điều này cho thấy hiệu quả công tác quản lý tài sản và chi phí của công ty không được tốt
2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu thể hiện rủi ro tài chính (Đơn vị: 1000 đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 1. Tiền 6.128,507 8.027.454 1.898.947 2. Hàng tồn kho 57.132,227 240.342.531 183.210.304 3. Tài sản lưu động và ĐTNH 121.923,521 316.669.323 194.745.802 4.Tổng tài sản 144.535,283 353.148.329 208.613.046 5. Nợ ngắn hạn 104.562,509 298.862.140 194.299.631 6. Nợ khác 864.523 881.244 16.721 7. Nợ phải trả 106.532.971 309.286.434 202.753.463 8. EBIT 11.989.823 13.976.939 1.987.116 9. Lãi vay 980.603 2.101.169 1.120.566
10. Khả năng thanh toán hiện hành 1,17 1,06 -0,11
11. Khả năng thanh toán nhanh 0,62 0,26 -0,36
12. Khả năng thanh toán tức thời 0,06 0,03 -0,03
13. Hệ số công nợ 0,6 0,25 -0,35
14. Khả năng thanh toán lãi vay 12,23 6,65 -5,58
15. Chỉ số nợ 0,74 0,88 0,14
(Nguồn: phòng TCKTcông ty CT - IN)
2.2.3.1.Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu
Qua bảng trên ta thấy hệ số công nợ của công ty năm 2005 là 0,6 và năm 2006 là 0,25. Hệ số công nợ nhỏ hơn 1 phản ánh các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu, công ty đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên hệ số công nợ đã giảm 0,31 trong khi đó doanh thu thuần năm 2006 lại tăng với tốc độ là 28,69% điều này cho thấy quy mô của công ty tăng mạnh công ty có uy tín đối với nhà cung cấp.
Bảng 2.16: Các khoản phải thu (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Phải thu của khách hàng 49.235.628 87,33 57.914.902 86,27 2. Trả trước cho người bán 6.607.544 11,72 6.635.241 9,88 3. Thuế GTGT được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
5. Các khoản phải thu khác 534.235 0,95 2.583.766 3,85 6. Dự phòng các KPT khó đòi
Các khoản phải thu 56.377.408 100,00 67.133.910 100,00
Bảng trên cho thấy trong các khoản phải thu chủ yếu là phải thu của khách hàng. Năm 2005, phải thu khách hàng chiếm 87,33% tổng các khoản phải thu nhưng đến năm 2006 chỉ còn chiếm 86,27%. Trả trước cho người bán giảm từ 11,72% xuống 9,88%. Tỷ trọng các khoản phải thu khác tăng từ 0,96% lên 3,85%.
Bảng 2.17: Các khoản phải trả (ĐVT: 1000 đồng) Chỉ tiêu 31/12/2005 3112/2006 Số tiền Tỷ Trọng % Số tiền Tỷ trọng%
1. Phải trả cho người bán 64.471.032 68,67 195.606.753 71,75 2. Người mua trả tiền trước 7.218.811 7,69 40.701.800 14,93 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 2.663.629 2,84 9.030.422 3,31 4. Phải trả công nhân viên 12.174.103 12,97 15.365.293 5,64
5. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 0,00 0,00
6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 6.493.589 6,92 11.018.166 4,04
7. Chi phí phải trả 864.532 0,92 881.244 0,32
Tổng 93.885.696 100,00 272.603.678 100,00
(Nguồn: phòng TCKT công ty CT - IN)
Năm 2005, phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải trả (chiếm 68,67%) và sang năm 2006 tăng lên 71,75%. Năm 2006 thành phần chiếm tỷ trọng thứ nhì là người mua trả tiền trước: chiếm 14,93% trong khi năm 2005 chỉ 7,69%. Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả ta nhận ra rằng công ty đang đi chiếm dụng vốn với số lượng rất lớn và đồng thời công ty cũng phải trả chi phí cho các khoản chiếm dụng này là tương đối lớn khi các khoản phải trả đều phải trả lãi suất.
2.2.3.2.Phân tích khả năng thanh khoản
Qua bảng 2.15 ta thấy các chỉ số khả năng thanh toán như sau:
Khả năng thanh toán hiện hành (hay khả năng thanh toán ngắn hạn) của công ty năm 2005 là 1,17 và năm 2006 là 1,11. Như vậy, khả năng thanh toán hiện hành của công ty đã giảm xuống, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 185,82% tương ứng với 194.299.631.000 đồng (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng tương ứng với giá trị 194.745.802.000 đồng nhưng tốc độ tăng của khoản này là 159,73%, thấp hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn).
Theo bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (theo Quyết định 2090 của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam) doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ có quy mô vừa thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong hai năm 2005 và 2006 đều đạt 60 điểm trên thang điểm 100.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005 là 0,62 và năm 2006 giảm mạnh xuống còn 0,26. Chỉ tiêu này đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp một cách thận
trọng hơn bởi nó loại trừ hàng tồn kho ra vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn. Khả năng thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và thấp hơn khả năng thanh toán hiện hành bởi hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động. Điều này cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán tức thời của công ty thấp hơn nhiều so với hai chỉ số trên bởi tỷ trọng của tiền trong tài sản lưu động chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2005, khả năng thanh toán tức thời của công ty rất nhỏ (chỉ là 0,06), và nó lại giảm vào năm 2006 (0,03). Nguyên nhân chủ yếu là do tiền ở cuối năm 2006 có tăng nhưng so với năm 2005 thì tỷ trọng của tiền giảm 1,97%.