ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

CỦA CÔNG TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Đánh giá về sản phẩm và chính sách giá cả của Công ty.

Đối với sản phẩm của Công ty:

Công ty có các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cồn (tiêu thụ nội bộ cho sản xuất rượu), sản phẩm rượu các loại. Trong hệ thống sản phẩm của HALICO, Rượu Vodka Hà Nội xanh, lúa mới, nếp mới… là các sản phẩm chủ yếu. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ rượu Vodka nhãn xanh chiếm tye trọng 80% - 85% kết cấu mặt hàng và được người tiêu dùng đón nhận. Đây là một bước đột phá về chất lượng.

Về nguyên vật liệu đưa vào sử dụng 100% là gạo với quy trình công nghệ được kiểm soát nghiêm ngặt đã cho sản phẩm có chất lượng cao, hương vị đặc trưng, nhanh chong chiếm lĩnh thị trường và thị phần ngày một tăng nhanh.

Đối với sản phẩm mới Công ty cũng đã nhận thấy đây là một vấn đề sống còn để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Cụ thể là trong năm 2006 Công ty đã nghiên cứu thành công sản phẩm mang nhãn hiệu Vinavodka sản xuất từ gạo nếp cái hoa vàng có chất lượng cao, được người tiêu dùng mến mộ. Tuy nhiên, do mẫu mã bao bì, nút, nhãn… cưa đồng bộ nên chưa sản xuất đại trà cung cấp cho thị trường. Vì vậy, Công ty đang hoàn thiện các loại bao bì, chai, nút, nhãn đồng bộ có chất lượng cao để cung cấp ra thị trường.

Hiện nay, Công ty cũng đã đang chuản bị nhập chai mờ có nhãn in liền chai từ Cộng hòa Pháp, kết hợp với việc điều chỉnh, nâng cấp hương vị sản phẩm để có thể tung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty còn dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ cố gắng nghiên cứu đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Còn đối với các sản phẩm rượu khác hiện cũng đang được người tiêu dùng đón nhận như rượu caphê, Thanh mai, Nếp mới, Vodka… Công ty cung dang nghiên cứu và đưa thêm vào những mặt hàng này với các nồng độ rượu khác nhau để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với những loại này Công ty cung dang dần nâng cao chất lượng và mẫu mã, hiểu dáng phù hợp với thị trường.

Đối với sản phẩm xuất khẩu: Trong những năm qua Công ty cũng đã chs trọng tới công tác xuất khẩu. Tuy nhiên, về mặt hình thức, chất kượng chai, nút và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế phải khắc phục, sản lượng xuất khẩu còn thấp, hàng bị trả về không đảm bảo về chất lượng như lóc thủy tinh, đóng căn, vẩn đục cao… việc trả lại sản phẩm đã gâp mất uy tín cũng như lãng phí

trong kinh doanh. Vì vậy, năm 2006 Công ty cũng đã tìm hiểu nghiên cứu nguyên nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả.

Về giá cả:

Trong những năm qua, Công ty đã có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm. Bởi đây là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần rượu Hà Nội nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm và đến lợi nhuộ của Công ty. Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm Công ty cũng đã thực hiện các chính sách giá băng việc định giá bán sản phẩm theo thị thị trường tưc là giá bán sản phẩm xoay quanh múc giá thị trường có kết hợp với giá trị gia tăng của thương hiệu. Bên cạnh đó Công ty cũng xây dựng hệ thống nhiều giá bao gồm giá bán buôn, giá bán lẽ, giá bán đại lý, siêu thị, nhà hàng.

Với chính sách giá này đã giúp Công ty bảo đảm được giá cả ổn định, giúp tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho hiện tại và lâu dài của Công ty.

2. Đánh giá về thị trường tiêu thụ của Công ty.

Về thị trường tiêu thụ.

- Đối với thị trường trong nước:

Công ty hiện đã có hệ thống kênh phân phối được mở rộng và phát triển khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, với tống số các đại lý là 238 ( trong đó Miền Bắc: 181 đại lý và 23 Siêu thị nhà hàng; Miền Nam:34 đại lý; Miền Trung: 19 đại lý). Trong ba năm trở lại đây hệ thống tiêu thụ nói trên được chú trọng đầu tư, nhằm mục đích tiếp cận và khai thác hợp lý các nhu cầu của thị trường, đưa ra sản phẩm tư nơi sản xuất đến khách hàng cuối cung một cách nhanh chóng nhất. Trong việc phân phối sản phẩm, Công ty cũng đã xác định rõ vai trò chất lượng và ảnh hưởng qua lại của các thành viên đại lý là rất quan trọng. theo đó các thành viên đại lý thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định do Công ty đề ra trên nền tảng một cấu trúc của kênh phân phối hoàn chỉnh với nhiều cấp độ phong phú, đa dạng. Với chính sách đó các đại lý không ngừng được củng cố về số lượng và chất lượng tạo nên sự hợp tác, gắn bó chặt chãe giữa nhà sản xuất và khách hàng trên cơ sở cung phát triển.

- Đối với thị trường xuất khẩu:

Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Công ty cung đã chú trọng, cố gắng mổ rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu còn rất hạn chế, nhưng các sản phẩm của Công ty cũng đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như các nước trong khu vực Đông Âu. Trong những năm gần đây, sản phẩm Công ty đã được các thành viên các nước trong khu vực châu Á đón nhận và đánh giá cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singpo… Song do còn nhiều vấn đề nên doanh số xuất khẩu còn thấp, hiên Công ty cũng đã và đang đầu tư, nghiên cứu để nâưng cao chất lượng cũng như phù hợp với thị trường xuất khẩu từ đó có thể đưa thương hiệu HALICO có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường quốc tế.

3. Đánh giá vế chính sách khách hàng và phân phối.

Về khách hàng:

Cùng với việc phát triển hệ thống phân phối, Công ty còn rất chú trọng tới việc hổ trợ khách hàng. Bởi việc kinh doanh có thành công hay không hcính là phụ thuộc vào khách hàng do đó trong những năm qua Công ty rất chú trọng tới việc chăm sóc cũng như quan tâm đến lợi ích của khách hàng thong qua những phương thức như: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mai, hổ trợ và phát triển mở rộng thị trường, chuyển giao hàng đến tận kho đối với khách hàng đại lý, tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng…

Về phân phối:

Từ năm 2006, Công ty thực hiện công tác kế hoạch hóa trong việc tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Theo đó thông qua hợp đồng đại lý, sản lượng tiêu thụ của tưng đại lý được xác định cho cả năm và từng quý trên cơ sở đó năng lực của từng đơn vị và điều kiện sản xuất của Công ty. Với chủ trương nay giúp Công ty chủ động được trong công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch cho sản xuất và kế hoach tiêu thụ của từng tang , từng quý.

4. Đánh giá về những thuận lợi và kho khăn.

Về thuận lợi:

Có hai thuận lợi chủ yếu sau:

- Từ phía thị trường: Sản phẩm rượu là đồ uống ưu chuộng trong các sự hiện, thường xuyên của đời sống dân cư như: Tiệc, liên hoan, lễ hội… nhu cầu về sản phẩm rượu gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống. Vì vậy, lĩnh vực hoạt động của Công ty có tiềm năng phát triển rất tốt. Ngoài ra, môi trường để xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp đang dần được hình thành với nhiều thuận lợi. Đó là người tiêu dùng ngày cang quan tâm đến thương hiệu, các tổ chức báo chí, tổ chức của doanh nghiệp như hiệp hội trẻ đang có nhiều chương trình giới thiệu và quảng bá thương hiệu, sự quan tâm của Nhà nước để xây dựng chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, trong đó có sự hổ trợ cho các doanh nghiệp để xây dựng một số thương hiệu mạnh, tiêu biểu cho Việt Nam.

- Từ phía Công ty có những thuận lợi sau:

Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước nay chuyển sang cổ phần, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường nên hoạt động kinh doanh của Công ty luôn được quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo trong hiệp hội trong tổng Công ty, cũng như sự chỉ đạo của Nhà nước.

Công ty có truyền thống sản xuất lâu năm và có bề dày thành tích, do đó có nhiều mối quan hệ truyền thống, có uy tín với bạn hàng, khách hàng trên thị trường.

Tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty có kiến thức, lãnh đạo lâu năm giầu kinh nghiệp, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đoàn kết và tinh thần quyết tâm cao là điều kiện thuận lợi để Công ty tuyên truyền và triển khai chiếm lược phát triển thương hiệu.

Trong những năm gần đây hiệu quả về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục được phát huy,đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao làm tăng giá trị thương hiệu góp phần vào việc phát triển thương hiệu của Công ty.

Về khó khăn:

Những khó khăn mà Công ty đang phải đố mặt

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Mức giá nhập nguyên vật liệu luôn biến động. Đặc biệt,những năm gần đây, cùng với tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam, đa số nguyên vật liệu đều tăng giá và đang ở mức cao.

- Môi trường kinh doanh: Đầy phức tạp với các nguy cơ về hàng giả, hàng nhái trong khi các chế tài xử phạt từ phía Nhà nước lại chưa rã ràng và nghiêm khắc. Các thách thức về cạnh tranh trong và ngoài nước…

- Kế hoạch di dời khu vực sản xuất sang khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh: Việc di dời địa điêm sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Áp lực hội nhập: Việt Nam đã là thành viên chính thức củ WTO đã va đang có nhiều bước chuyển mình cà về chiều rộng cũng như chiều sâu. Cùng với sự phát triển đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh trên thị trường, việc tuân thủ luật định của nhiều quốc gia, việc bảo hộ thương hiệu, bản quyền, thuyền thông văn hóa….Đặc biệt, trong những năm tới theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, sự cạnh tranh trong ngành đồ uống, nhất là sản phẩm rượu cang trở nên ngày cang gay gắt hơn do những nguyên nhân như là sự xâm nhập thị trường của nhiều sản phẩm và thương hiệu bên ngoài; việc giảm thuế của sản phẩm rượu nối chung nhất là rượu Vang, Vodka khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang kinh doanh rượu; sự gia tăng số lượng của các đơn vị sản xuất rượu trong nước và nhu càu thay đổi về khẩy vị ngày cang cao của người tiêu dùng.

Với tình hình trên, Công ty phải đố mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi khách quan và chủ quan của Công ty sẽ giúp cho Công ty khi chuyển sang cổ phần hóa sẽ phát huy hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa thương hiệu HALICO trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w