Bảng 4.9. Bảng tính điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Chỉ tiêu Năm 2005 2006 1. Quan hệ với tổ chức tín dụng khác 40 40 Nợ quá hạn 10 10 Gia hạn nợ 15 15 Gia hạn lãi 15 15 2. Quan hệ với PVFC 10 10 3. Vị thế của tổ chức kinh tế 2 2
4. Ban lãnh đạo doanh nghiệp 2 2
5. Lợi nhuận sau thuế trong 2 năm gần đây 7 7
6. Triển vọng phát triển ngành hoạt động 7 7
- Điểm thưởng 3 3
TỔNG 111 111
Nguồn: Thực hiện chấm điểm theo Phụ lục 3, Biểu số II
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp điểm theo trọng số Stt Nội dung Tỷ trọng Điểm đạt được Điểm theo trọng số Trường hợp các thông tin dụng
để chấm điểm đã được kiểm toán
Chấm điểm tài chính 60% 42,4 25,44 Chấm điểm phi tài chính 40% 111,0 44,40
Tổng điểm 153,4 69,84
Nguồn: Thực hiện chấm điểm theo Bảng 2.3.
Căn cứ vào việc chấm điểm xếp loại các chỉ số tài chính và phi tài chính và những quy định về phân loại khách hàng của PVFC, ta có thể rút ra nhận xét như sau. Cty CPSG Intimex được xếp vào loại B, công ty được đánh giá là:
- Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh. - Những thông tin phi tài chính liên quan tốt, đảm bảo cho phát triển ổn định.
- Có tín nhiệm trong quan hệ với các TCTD.
Đánh giá: Qua việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với Cty CPSG Intimex ta có thể thấy quy trình xếp hạng của PVFC – HCM đã đánh giá đầy đủ tất cả các chỉ tiêu và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả khoản tín dụng của khách hàng cả về mặt tài chính và phi tài chính. Mô hình xếp hạng này giúp cho việc thẩm định khách hàng được khách quan hơn thông qua các yếu tố định tính đã được lượng hóa một cách cụ thể. Đồng thời bổ sung cho các nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng về khách hàng thực hiện trong công tác phân tích tín dụng. Đồng thời ta có thể thấy mô hình xếp hạng khá đơn giản giúp cho công tác thẩm dịnh được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ và tính đúng đắn trong quy trình thẩm định cho vay. Đây là một công cụ hữu
các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở việc phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng vẫn chưa thể thấy được những yếu tố rủi ro tiềm ẩn khác có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp ví dụ như các yếu tố biến động về thị trường đầu ra, thị trường đầu vào, tỷ giá ngoại hối, các chính sách pháp luật hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp,…Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn và khả năng quản lý kinh doanh còn hạn chế, sức chống chịu khi có biến cố xảy ra là yếu. Do đó bước bổ sung thứ ba cho công tác thẩm định cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là phải dự đoán các khả năng có thể dẫn đến rủi ro làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
CỦA CTY CPSG INTIMEX:
4.4.1. Phân tích phương án sản xuất kinh doanh và thị trường của Cty CPSG Intimex năm 2008
Bảng 4.11. Phương án, kế hoạch kinh doanh của Cty CPSG Intimex năm 2008
I. KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU 500.000 USD
1. Doanh số bán: SL Giá trị 1 đ.vị (USD) Tỷ giá (USD/VNĐ) Thành tiền (triệu VNĐ) Cà phê (tấn) 200 1.402 16.060 4.503,0 Hạt tiêu (tấn) 100 2.269 16.060 3.644,0 Cộng 8.147,0
2. Giá mua: Giá trị 1 đ.vị(triệuVNĐ)
Cà phê (tấn) 200 22,2 4.440,0 Hạt tiêu (tấn) 100 36,0 3.600,0
Cộng 8.040,0
3. Chi phí:
- Chi phí xuất khẩu
+ Cà phê (tấn) 200 0,0725 14,5 + Hạt tiêu (tấn) 100 0,1250 12,5 - Lãi vay ngân hàng (vay 2 tháng) 75,0
Cộng 102,0
4. Lãi trước thuế: 5.238,0
II. KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU 5.500.000 USD
1. Doanh số bán: SL Giá trị 1 đ.vị (USD) Tỷ giá Thành tiền (triệu VNĐ) Giấy các loại (tấn) 10.000 462 16.060 74.197,2 Thép các loại (tấn) 100 913 16.060 1.466,3 Bột giấy (tấn) 1.000 522 16.060 8.383,3 Xe chuyên dùng (chiếc) 20 16.800 16.060 5.396,1 Thiết bị phụ tùng 179.200 16.060 2.877,9 Hàng điện lạnh 94.500 16.060 1.517,7 Mặt hàng khác 32.550 16.060 522,8 Cộng 94.361,3
Nguồn: Hồ sơ đề nghị xin vay vốn của Cty CPSG Intimex cung cấp cho PVFC-HCM
Bảng 4.11. (tt) II. KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU
2. Giá mua: SL (USD) Tỷ giá (triệu VNĐ) Giấy các loại (tấn) 10.000 435 16.060 69.861,00 Thép các loại (tấn) 100 885 16.060 1.421,30 Bột giấy (tấn) 1.000 470 16.060 7.548,20 Xe chuyên dùng (chiếc) 20 16.000 16.060 5.139,20 Thiết bị phụ tùng 160.000 16.060 2.569,60 Hàng điện lạnh 90.000 16.060 1.445,40 Mặt hàng khác 30.000 16.060 481,80 Cộng 88.466,50 3. Chi phí: Giấy các loại (tấn) 10.000 5 16.060 803,00 Thép các loại (tấn) 100 4 16.060 6,42 Bột giấy (tấn) 1.000 3 16.060 48,18 Xe chuyên dùng (chiếc) 20 80 16.060 25,69 Thiết bị phụ tùng 720 16.060 11,56 Hàng điện lạnh 720 16.060 11,56 Mặt hàng khác 180 16.060 2,89
Lãi vay ngân hàng (vay 6 tháng) 2.476,00
Cộng 3.385,30
4. Lãi trước thuế: 2.509,50
III. KẾ HOẠCH KINH DOANH NỘI ĐỊA
1. Doanh số bán: Giá trị 1 đ.vị (triệuVNĐ) Giấy in trắng (tấn) 200 12,10 2.420 Mặt hàng khác 300 Cộng 2.720 2. Giá mua: Giấy in trắng (tấn) 200 12,05 2.410 Mặt hàng khác 282 Cộng 2.692
3. Lãi trước thuế 28
IV. CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.718,21
V. TỔNG LÃI TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 824,50
Nguồn: Hồ sơ đề nghị xin vay vốn của Cty CPSG Intimex cung cấp cho PVFC-HCM.
Phương án kinh doanh của Cty CPSG Intimex trong năm 2008 vẫn chủ yếu tập trung vào việc kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong đó doanh số xuất khẩu chiếm 7,46% còn doanh số nhập khẩu chiếm đến 86,39% tổng doanh số của công ty. Tổng lãi trước thuế của doanh nghiệp dự kiến đạt 824.533.800 VNĐ.
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã được thị trường thế giới rất ưa chuộng nên thị trường xuất khẩu của hai mặt hàng này là khá tốt. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào nguyên nhiên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh trong nước như: Giấy các loại, thép, bột giấy, xe chuyên dụng, hàng điện lạnh.… Công ty đóng vai trò là trung gian nhập khẩu nguyên liệu cho các công ty sản xuất trong nước như: Cty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ vận tải Trường Sơn; Công ty Cổ phần thương mại & Đầu tư N.V.D; Công ty TNHH Hải Trí; Công ty Đại An Hoà; NOBLE RESOURCES S.A.…. Do đó thị trường công ty là sẵn có và có tính liên kết lâu dài với các đối tác trong nước nên ít có sự biến động.
4.4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của Cty CPSGIntimex Intimex
- Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu nên kết quả kinh doanh của Cty CPSG Intimex chịu ảnh hưởng rất lớn trước sự biến động của tỷ giá ngoại tệ, cụ thể là tỷ giá VNĐ/USD.
- Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của đơn vị là giấy các loại nếu sản phẩm này có sự biến động về giá đầu vào cũng đưa đến cho doanh nghiệp những rủi ro đáng kể trong sự sụt giảm doanh thu và khả năng thanh toán nợ.
* Đánh giá sự biến động của Lợi nhuận trước thuế; Doanh thu của Cty CPSG Intimex khi tỷ giá VNĐ/USD biến động.
(Trong phần phân tích này ta chỉ xét sự biến động của tỷ giá VNĐ/USD các yếu tố khác được cố định và không thay đổi)
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp sự tác động của tỷ giá đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex
Tỷ giá (VNĐ/USD)
Tỷ giá dự kiến Giảm 1% Giảm 5% Giảm 6% Giảm 7%
16.060 15.899 15.257 15.096 14.936
Doanh số USD Triệu VNĐ
- Nhập khẩu 5.875.550 94.361,3 93.417,7 89.643,3 88.699,7 87.756,0 -Xuất khẩu 507.300 8.147,2 8.065,8 7.739,9 7.658,4 7.576,9 -Nội địa 2.720,0 2.720,0 2.720,0 2.720,0 2.720,0
Lãi trước thuế
- Nhập khẩu 2.509,5 2.459,7 2.260,2 2.210,4 2.160,5 -Xuất khẩu 5,2 -76,2 -402,1 -483,6 -565,1
-Nội địa 28 28 28 28 28
Chi phí quản lý DN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 Tổng lãi trước thuế 824,5 693,2 167,9 36,6 -94,8
Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở phương án kinh doanh của Cty CPSG Intimex.
Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy được khi tỷ giá biến động thì doanh số xuất khẩu của công ty chịu tác động nhiều nhất. Bởi vì công ty thu mua hàng xuất khẩu (cà phê. hạt tiêu...) bằng đồng Việt Nam nhưng khi xuất khẩu sẽ thu ngoại tệ về do đó nếu tỷ giá ngoại tệ giảm sẽ làm cho lãi trước thuế của công ty trong kinh doanh xuất khẩu giảm rất nhiều. Cụ thể là chỉ cần tỷ giá giảm đi 1% lãi trước thuế của công ty trong kinh doanh xuất khẩu đã giảm xuống mức âm. Trong thực tế nếu tính theo tỷ giá của NH Vietcombank ngày 11/03/2008 là 15.862 VNĐ/USD, công ty sẽ chịu thua lỗ ở khoản mục kinh doanh xuất khẩu là 95.207.400 VNĐ. Bên cạnh đó khi đồng USD giảm so với VNĐ điều này sẽ giảm sức cạnh tranh về giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam so với cùng mặt hàng xuất khẩu này từ các nước khác, điều này sẽ làm thu hẹp thị trường tiêu thụ của công ty và phát sinh rủi ro hàng tồn đọng.
của tỷ giá nhưng không nhiều, bởi vì trong hoạt động kinh doanh này Công ty mua hàng về và bán ra đều sử dụng ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh nội địa không chịu ảnh hưởng gì. Qua phân tích sự biến động ta có thể thấy khi tỷ giá giảm xuống đến 7% thì công ty mới bắt đầu chịu sự thua lỗ. Điều này cho thấy khoản rủi ro dao động tỷ giá công ty có thể gánh chịu là khá lớn. Tuy nhiên trong điều kiện đồng USD đang có sự sụt giảm và dự kiến sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới, công ty cũng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các hoạt động kinh doanh xuất khẩu như sử dụng các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai.… để bán ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu.
* Đánh giá sự biến động của Lợi nhuận trước thuế; Doanh thu của Cty CPSG Intimex. khi giá giấy nhập khẩu đầu vào biến động.
(Trong phần phân tích này ta chỉ xét sự biến động của giá Giấy nhập khẩu các yếu tố khác được cố định và không thay đổi)
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp sự tác động của giá nhập khẩu “Giấy các loại” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex
Đơn vị: Triệu VNĐ
Giá giấy các loại (USD/tấn)
Giá dự kiến Tăng 1% Tăng 2% Tăng 3% Tăng 4%
435 439,35 443,7 448,05 452,4
Lãi trước thuế
- Nhập khẩu 2.509,5 1.810,9 1.112,3 413,7 -284,9 -Xuất khẩu 5,2 5,2 5,2 5,2 5,2 -Nội địa 28 28 28 28 28 Chi phí quản lý DN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 Tổng lãi trước thuế 824,5 125,9 -572,7 -1.271,3 -1.969,9
không bị ảnh hưởng mà chỉ có lãi trước thuế của công ty bị ảnh hưởng. Cụ thể tổng lãi trước thuế của công ty đã bắt đầu mang giá trị âm khi giá Giấy tăng 2% (443,7 USD/tấn), lúc này công ty phải chịu lỗ là 572.686.200 VNĐ. Như vậy do sản phẩm Giấy các loại là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty nên những biến động trong giá đầu vào của mặt hàng này tác động rất nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty chính vì vậy công ty cần có những chính sách phù hợp như theo dõi và nắm bắt kịp thời thông tin thị trường đầu vào liên tục và kịp thời để có những động thái thích hợp trong việc trữ hàng cũng như điều chỉnh các điều khoản về giá bán trong hợp đồng, đồng thời duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để đảm bảo sự ổn định về giá của các mặt hàng nhập khẩu.
4.4.2.2. Phân tích độ nhạy hai chiều:
Xem xét sự thay đổi lợi nhuận và doanh số của Cty CPSG Intimex khi cả 2 yếu tố tỷ giá và giá nhập khẩu giấy cùng biến động.
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp sự tác động của “giá nhập khẩu giấy các loại” và “tỷ giá” đến lợi nhuận và doanh thu của Cty CPSG Intimex
Tỷ giá (VNĐ/USD)
Giảm 1% Giảm 1% Giảm 1% Giảm 1.25% Giảm 1.5%
15.899 15.899 15.899 15.859 15.819
Giá giấy các loại
Tăng 1% Tăng 1.25% Tăng 1.5% Tăng 1% Tăng 1%
439 440 442 439 439
I. Doanh số USD Triệu VNĐ
- Nhập khẩu 5.875.550 93.417,7 93.417,7 93.417,7 93.181,8 92.945,9 -Xuất khẩu 507.300 8.065,8 8.065,8 8.065,8 8.045,4 8.025 -Nội địa 2.720 2.720 2.720 2.720 2.720
II. Lãi trước thuế
- Nhập khẩu 1.768 1.595,1 1.422,2 1.757,3 1.746,6 -Xuất khẩu -76,2 -76,2 -76,2 -96,6 -117 -Nội địa 28 28 28 28 28
III. Chi phí QLDN 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2 1.718,2
IV. EBT 1,6 -171,3 -344,2 -29,5 -60,6
Qua bảng tổng hợp ta có thể nhận thấy nếu cả hai yếu tố cùng biến động, cụ thể là tỷ giá giảm và giá Giấy nhập khẩu tăng thì công ty rất dễ gặp phải rủi ro lỗ lã trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo tính toán thì chỉ cần tỷ giá giảm 1.25% và giá Giấy nhập khẩu tăng thêm 1%, thì công ty sẽ lỗ 29.502.873 đồng. Trường hợp xấu hơn thì công ty phải gánh chịu lỗ là hơn 300 triệu đồng. Đồng thời ta cũng dễ dàng thấy được sự biến động của giá giấy nhập khẩu tác động nhiều hơn đến kết quả kinh doanh của công ty. Xét trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi giá dầu thế giới luôn biến động tăng cao thì các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng rất nhiều nên khả năng giá giấy nhập khẩu tăng là khá lớn. Bên cạnh đó tỷ giá VNĐ/USD trong thời gian gần đây đang có xu hướng sụt giảm lớn. Như vậy Cty CPSG Intimex cần phải có những chính sách kinh doanh hiệu quả như cắt giảm các khoản chi phí như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,… đồng thời luôn có những dự báo kịp thời về tình hình thị trường trong cũng như ngoài nước để tránh thua lỗ khi gặp phải những biến động xấu.
4.5. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỒ SƠ VAY VỐN CỦA CTY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX:
4.5.1. Đánh giá chung về việc thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex
- Cty CPSG Intimex thực sự có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối tượng tiền vay và mục đích vay hợp pháp, nhu cầu vay là cần thiết. Do Cty CPSG Intimex có đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại nhu cầu vốn không ổn định thay đổi tùy theo từng hợp đồng kinh tế. Do đó hình thức vay hạn mức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ban lãnh đạo của Cty có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Cty có năng lực tài chính và có khả năng thanh toán. Trong những năm qua, quy mô của công ty không ngừng mở rộng và hoạt động có hiệu quả; Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng.
- Cty CPSG Intimex có uy tín tốt đối với các TCTD trong việc trả gốc, lãi và chưa từng phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD tính đến thời điểm hiện nay. Cty đã duy trì mối quan hệ tín dụng với PVFC – HCM từ năm 2005 đến thời điểm hiện nay. Trong quan hệ tín dụng, đơn vị luôn luôn đảm bảo uy tín trong việc trả nợ gốc, lãi, tuân thủ các điều kiện về kiểm soát tín dụng của PVFC.
4.5.2. Một số rủi ro tiềm tàng của Cty CPSG Intimex
- Nguồn vốn của đơn vị có thể bị tồn đọng, hiệu quả sử dụng không cao nếu đơn vị không quản lý tốt các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho.