Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động và vệ sinh mô

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác ANLĐ và VSMT tại công ty Ánh Sáng (Trang 28)

2.2.4.1. Quản lý của nhà nước

Các doanh nghiệp hoạt động thường chỉ chú tâm nhiều đến việc tăng lợi nhuận mà không chú ý cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động. Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác an toàn-vệ sinh lao động.

Đảng và nhà nước ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động ,tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy,thiế tbị,nơi làm việc có liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân

Ban hành và quản lý thống nhất các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động.

Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và ngườI sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn-vệ sinh lao động.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động. Điều tra ,thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thông tin về an toàn - vệ sinh lao động.

Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động 2.2.4.2. Tổ chức công đoàn

Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn -vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạ tđộng vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêu của công tác này.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động ,bảo vệ quyền lợi của người lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật công đoàn. Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động; Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhàn ước, người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản pháp luật, chế độc hính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kế hoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xét thưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia với các nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác an toàn - vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạohoạ tđộng phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạo hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

2.2.4.3. Người sử dụng lao động và người lao động a. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn-vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận thức và mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước; Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên; Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp vớI từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước; Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định; Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra ta nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động.

Người sử dụng lao động có quyền Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh lao động; Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động; Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên an toàn - vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới.

Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Một phần trong việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong kh làm việc của họ. Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đềuthực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn-vệ sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao.

Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn - vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết b an toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp phải an toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động ,đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.

2.2.5. Phân tích thực trạng công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại doanh nghiệp tư nhân Ánh Sáng

2.2.5.1. Đặc điểm lao động trong ngành xăng dầu tại doanh nghiệp

Xăng dầu có môi trường lao động khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Bởi đây là ngành có rất nhiều chất độc hại và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Quy tắc tại nơi làm việc của các doanh nghiệp rất nghiêm khắc vì vi khí hậu ở nơi đó tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học trong không khí trong không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khỏe, năng suất lao động như; nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, ánh sang có ảnh hưởng trực tiếp, thời xuyên đến người lao động. Chưa kể trong quá trình làm việc nhân viên còn bị đe dọa bởi các yếu tố bên ngoài và bệnh nghề nghiệp do tính chất lặp lại nhiều lần, tính đặc trưng của mỗi công việc.

Ngành xăng dầu được coi là non trẻ do sự xuất hiện muộn so với ngành công nghiệp của các nước trên thế giới. Nhưng không phải vì thế mà ngành mất vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay giảm thiểu tính phong phú, đa dạng trong hoạt động.Xăng dầu ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển do vị trí quan trọng và là một hàng hóa thiết yếu của đất nước.

2.2.5.2.Tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường

a. Thực trạng an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại doanh nghiệp

b. So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn,đánh giá công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường

c. Ưu điểm và nhược điểm trong công tác an toàn lao dộng và vệ sinh môi trường

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THÀNH CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác ANLĐ và VSMT tại công ty Ánh Sáng (Trang 28)