- Tôi rất hâm mộ nhà thơ hữu loan và đã tự nhận ông làm thầy, khi nghe tin ông ấy ốm tôi đã thu xếp thời gian công
Nhà thơ Hữu Loan, tình sử “Màu tím hoa sim” và cuộc sống bất khuất
sống bất khuất
Chứng kiến tận mắt những vụ đấu tố, thấy sự đảo lộn của đạo lý luân thường, quá chán nản chủ nghĩa Cộng sản, Hữu Loan quyết định bỏ ngũ, về quê ở Thanh Hoá.
Trở lại quê hương lần đầu tiên, nhạc sĩ Trịnh Hưng về thăm miền Bắc, có ý tìm nhà thơ Hữu Loan nhưng khi đó không người nào dám chỉ đường cho ông vì họ còn e ngại tình trạng nhà thơ Hữu Loan bị cấm liên hệ.
Đến chuyến về năm 2002, nhạc sĩ Trịnh Hưng mới gặp được người chỉ đường tới chỗ nhà thơ Hữu Loan sinh sống ở thôn Vân Hườn, huyện Nga Sơn. Từ Thanh Hóa vào hai mươi cây số. Thế là sau hơn năm mươi năm trôi dạt theo giòng lịch sử, hai anh em nghệ sĩ mới gặp lại nhau, biết bao điều để nói.
Như những thanh niên khác, họ đem lý tưởng và tuổi trẻ ra nhiệt thành tham gia kháng chiến chống Thực dân Pháp, nhưng sau khi nước nhà được độc lập thì họ dần hiểu ra về đường lối Cộng sản, và đều thất vọng.
Từ khi Trịnh Hưng về Hà thành thì Hữu Loan ra sao? Nhà thơ thuật lại rằng chứng kiến tận mắt những vụ đấu tố, thấy sự đảo lộn của đạo lý luân thường, ông quá chán nản chủ nghĩa Cộng sản nên bỏ ngũ, về quê.
Bài thơ “Màu tím hoa sim” ông viết vào năm 1949 để khóc
thương người vợ trẻ vắn số thì bị coi là mang tình cảm “tiểu tư sản” của thành phần trí thức.
“Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương” vẫn đặt trên bàn thờ. Hình của Nhạc sĩ Trịnh Hưng.
Bài ấy đem lại tiếng tăm cho Hữu Loan nhưng đồng thời cũng kéo theo lắm hệ lụy. Tài làm thơ, học thức cùng với vóc dáng cường tráng đã khiến ông bị ghen ghét.
Năm 1956, phong trào Văn nghệ sĩ đòi tự do sáng tác, bị đẩy thành một vụ án văn học, rồi thành vụ án chính trị. Nhiều văn nghệ sĩ trong nhóm “Nhân văn – Giai phẩm” bị treo bút, bắt đi lao động, cải tạo, tù đày. Hữu Loan thì tham gia các tạp chí “Nhân văn” và “Đất mới” thành ra bị quản thúc tại quê nhà, và cấm không được liên hệ với ai.
Từ một người trí thức (có Tú tài Tây vào năm 1941 nhưng khước từ làm việc với Tây) xuống thành một kẻ đi đánh giậm kiếm vài con tôm con tép; đục đá, thồ về đổi lấy ngô khoai để sống còn, mà vẫn bị gây cản trở, và luôn bị theo dõi.
Kế đến trong cuộc chuyện trò với Trịnh Hưng, ông kể lại về các vụ bị đầu độc và cả mưu sát nữa! về bài thơ “Màu tím hoa sim” một trong các nguyên do khiến Hữu Loan bị trù dập, thì nhạc sĩ Trịnh Hưng ghi lại và thuật với ban Việt ngữ đài chúng tôi như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) “Màu tím hoa sim” Hồng Vân diễn ngâm …
Chúng tôi cũng điện thoại về Nga Sơn hỏi thăm sức khỏe nhà thơ Hữu Loan, và yêu cầu ông đọc tác phẩm “Màu tím hoa sim” gửi đến quý thính giả: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) “Màu tím hoa sim” Hồng Vân ngâm … Với những lời xuất phát tự con tim đớn đau, bài thơ ấy đã gây
xúc động và chiếm ngay được lòng mến thương của mọi người. Các nhạc sĩ ở Saigon chọn để phổ, là Dzũng Chinh với bài “Những đồi hoa sim”, Phạm Duy soạn thành bài “Áo anh sứt chỉ đường tà”, Duy Khánh với “Màu tím hoa sim”, Anh Bằng với “Chuyện hoa sim”, đều được thâu băng đĩa, và hát đến giờ.
“Chuyện hoa sim” Như Quỳnh hát …
Ngoài ra, bài thơ ấy còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc bản “Tím cả chiều hoang”, “Tím cả rừng chiều”, …
Được nhiều người coi là bài thơ tình hay nhất của Việt Nam, bài “Màu tím hoa sim” cũng đã được dịch sang Anh ngữ.
“Áo anh sứt chỉ đường tà” qua giọng hát Thái Thanh … Mối tình của Hữu Loan với cô Lê Đỗ thị Ninh ly kỳ thật đấy! Biết từ khi cô bé vừa chào đời, cưới thì chú rể 33 tuổi, còn cô dâu mới 17.
“Áo anh sứt chỉ đường tà” …
Chuyện Tôi Về
Chuyện Hữu Loan là chuyện
Một vạn chín trăm năm mươi ngày gấp hơn mười lần chuyện Ba Tư
vô cùng căng thẳng Giữa hai bên một bên là chính quyền có
đủ thứ nhân dân quân đội nhân dân
tòa án nhân dân nhà tù nhân dân
và nhất là cuồng tín nhân dân thứ bản năng ăn sống
nuốt tươi
ăn lông ở lỗ nguyên thủy được huy động đến
tột cùng sẳn sàng hủy cũng như tự hủy
một bên nữa là một người tay không
với nguyện vọng vô cùng thiết tha được làm người lương thiện
nói thẳng nói thật bọn ác bọn bịp thì chỉ tên vạch mặt người nhân thì xin thờ như Thuấn Nghiêu
Đèo cả
Núi cao vút Mây trời Ai Lao
sầu đại dương Dặm về heo hút Đá bia mù sương Bên quán Hồng Quân
người ngựa mỏi Nhìn dốc ngồi than thương ai lên đường Chầy ngày lạc giữa suối Sau lưng suối vàng xanh tuôn Dưới khe bên suối độc cheo leo chòi canh ven rừng hoang Những người đi Nam Tiến Dừng lại đây giữa
đèo núi quê hương Tóc tai trùm vai rộng Không nhận ra người làng Rau khe cơm vắt áo pha màu sa trường Ngày thâu vượn hót Đêm canh
gặp hùm lang thang
Gian nan lòng không nhợt Căm hờn trăm năm xa Máu thiêng trôi dào dạt Từ nguồn thiêng ông cha
Giặc từ trong tràn tới Giặc từ Vũng Rô bắn qua Đèo Cả vẫn giữ vững Chân đèo máu giặc mấy lần nắng khô Sau mỗi trận thắng Ngồi bên suối đánh cờ Kẻ hái cam rừng ăn nheo mắt Người vá áo thiếu kim mài sắt Người đập mảnh chai vểnh cằm cạo râu
Suối mang bóng người Trôi những về đâu…. Hữu Loan ( 1947) Hoa lúa
Em là con gái đồng xanh Tóc dài vương hoa lúa Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi Em mang nguồn ân ái Căng ngực trẻ hai mươi Và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn… Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
Hữu Loan
(1955 – Tặng vợ, Phạm Thị Nhu)
Đêm
Những đêm Hà Nội ngày xưa Trằn trọc Không yên Những cửa Từ đầu hôm Như những mắt nhắm nghiền Bóng nhà bóng cây Ôm nhau Run sợ
Đêm Hà Nội ngày xưa Như con bệnh hạ xoài
Nung mủ
Như một nhà thương điên Lên cơn hôn mê
Thiết giáp Xe tăng Lính tẩy Phòng Nhì. Tiếng rú của người
Tiếng rít của xe Những chiếc jeep điên
Đuổi gái Nghiến người Quắc mắt đèn pha
Đỏ tia đòng đọc Đêm Hà Nội ngày xưa
Đầu người Và tình yêu
Treo Trên đầu sợi tóc Và sau từng đêm
Mệt nhọc Hốc hác Hồ Gươm Như mắt thâm quầng
Hốt hoảng gọi nhau Không kịp vớ áo quần Những đêm Hà Nội ngày xưa
Loã lồ Mình đầy ung độc Đã xuống tàu đêm
Vào Sài Gòn Tất cả
Những đêm Sài Gòn Ngày mai Đêm giang mai
Tẩu mã Đang mâng Cấp cứu gấp vạn lần Những đêm xưa Hà Nội
“10$ 1 cốc cà phê 100$ con gái…” Quảng cáo đóng đầy
Ngực đêm Như áo ngủ Sài Gòn
Đêm Hà Nội Ngày nay Như em nhỏ nằm tròn
Ru trong nôi chế độ Những đèn dài đại lộ Như những tràng hoa đêm
Nở long lanh Trong giấc ngủ
Bình yên
Ngã Tư Sở, Cống Vọng, Khâm Thiên Nằm ngủ
Những đêm Giữa tình cảm lớn
Gió đêm về
Thơm hoa rừng, lúa ruộng Đặt bàn tay
Lên những cửa ô nghèo Khi chúng ta về
Ánh sáng Đã về theo Và từng cặp người yêu Đem về trong giấc mơ
Hình ảnh hồ Gươm Đẹp như hồ thần thoại In bóng người yêu Chung thuỷ Đợi chờ. (6-56) Hữu Loan