Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm máy biến áp của Công ty cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội.DOC (Trang 61)

- Tài khoản sử dụng:

4.2.2.Quan điểm hoàn thiện

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất là công việc khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Không những thế,nó còn đòi hỏi phải tiến hành nhanh, thường xuyên một cách liên tục và cập nhật theo những thay đổi của hệ thống sổ sách ,chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán ban hành của Nhà nước.Doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường trong từng giai đoạn cũng như mục tiêu cụ thể của mình để đề ra phương hướng điều chỉnh cho thích hợp.

Mặc dù vậy, công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện theo những yêu cầu sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam.

Luật kế toán Việt Nam là văn bản về kế toán cao nhất, chuẩn mực kế toán là các văn bản hướng dẫn thực hiện luật kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định thống nhất việc hạch toán, tổng hợp số liệu ở các doanh nghiệp phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với công tác kế toán, ở các doanh nghiệp và tổng hợp các số liệu chung của cả nước. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải tuân thủ luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam.

Thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp.

Mỗi đơn vị, doanh nghiệp có đặc điểm riêng, kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau, đặc điểm phát sinh chi phí và phương pháp tính giá thành khác nhau. Vì vậy, phải dựa vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp để xây dựng phương án hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi.

Bất kỳ một phương án nào đưa ra đều phải đảm bảo tính khả thi tức là có thể áp dụng được trong thực tế. Nếu một phương án đưa ra mà không phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, không sử dụng được thì cũng không khả thi.

Thứ tư: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và cung cấp đầy đủ thông tin.

Trước khi thực hiện các phương án hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải tính toán đến chi phí bỏ ra và hiệu quả kinh tế mà phương án đó mang lại. Từ đó đưa ra quyết định có thực hiện hay không

4.3. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm máy biến áp tại Công ty cổ phần chế tạo Điện cơ Hà Nội

Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu tại công ty,xác định đúng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Hạch toán ban đầu là việc ghi chép phản ánh và giám sát các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty, làm cơ sở cho việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Hiện nay do công ty đang áp dụng mô hình kế toán tập trung nên phần lớn các chứng từ đều được tập hợp lại và định kỳ chuyển về phòng kế toán để hạch toán . Điều này dẫn đến một khối lượng lớn công việc sẽ bị dồn lại vào những ngày cuối tháng, khiến các nhân viên kế toán căng thẳng , hạch toán thiếu đi độ chính xác. Vì vậy để tránh tồn động công việc vào cuối tháng , công ty nên tiến hành định khoản và hạch toán ngay khi phát sinh nghiệp vụ , phân bổ dần đều vào công việc trong kỳ.

Giải pháp 2: Bóc tách chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.

Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ bởi nó phát sinh thường xuyên và liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng. Hiện tại, các khoản chi phí chung đều được tập hợp vào chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ khiến tính chính xác trong công tác tập hợp chi phí bị hạn chế. Công ty nên tiến hành phân loại chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.

Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi: được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí CCDC, chi phí dịch vụ mua ngoài….

Đối với chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,chi phí khấu hao TSCĐ,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất . Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí này vào giá thành sản phẩm:

Nợ TK 154

Có TK 627 - Phần tính vào giá thành sản phẩm

+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632

Có TK 627- Phần không được tính vào giá thành

Trường hợp chi phí sản xuất chung mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi thì xếp vào loại chi phí hỗn hợp như:

chi phí thuê xe, thuê bãi; chi phí tiền điện,nước; chi phí điện thoại…. Để kiểm soát được CF hỗn hợp này, công ty nên phân tách chúng thành định phí và biến phí . Công ty có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:

+ Phương pháp cực đại cực tiểu : Kế toán cần thu thập thông tin về chi phí hỗn hợp ở các mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi phù hợp, sau đó chọn hai điểm có mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất, qua đó xác định được biến phí cho 1 đơn vị hoạt động và tổng định phí.

+ Phương pháp bình phương nhỏ nhất: Kế toán cần tiến hành khảo sát CF hỗn hợp ở n mức độ khác nhau, sau đó dựa vào các phương trình tuyến tính thiết lập hệ phương trình để bóc tách được biến phí và định phí.

Giải pháp 3: Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất

Hiện nay công ty chưa tiến hành trích trước chi phí tiền lương công nhân trực tiếp nên khi có công nhân nghỉ phép nhiều vào kỳ đó thì chi phí sản xuất tăng lên làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do đó để đảm bảo tính hợp lý trong khoản mục chi phí , công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên.

Kế toán tính toán và xác định khoản tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất căn cứ vào tiền lương nghỉ phép đã trả cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép năm trước và số ngày nghỉ phép theo kế hoạch năm nay để trích lập một cách chính xác. Mức trích trước lương nghỉ phép được tính như sau:

Mức trích trước Tiền lương thực tế phải tiền lương nghỉ phép = trả CN trực tiếp sản xuất x Tỷ lệ trích trước kế hoạch trong tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ trích trước = Tổng lương nghỉ phép kế hoạch năm của CN trực tiếp SX Tổng lương chính kế hoạch năm của CN trực tiếp sản xuất Khi trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả

Khi tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, căn cứ vào sổ chi tiết TK 334 , 335, sổ chi tiết TK 622 kế toán ghi:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

Có TK 334- Phải trả công nhân viên

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, kế toán chưa được trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ,khi nào xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả mới tiến hành trích các khoản này trên tổng tiền lương nghỉ phép phải trả, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, sổ chi tiết TK 334 . 338, 622 kế toán ghi:

Nợ TK 622- Phần tính vào CPSX

Nợ TK 334- Phần tính vào lương công nhân

Có TK 338- Tổng số tiền trích trên tổng lương nghỉ phép phải trả.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành và phần chi phí nhân công vượt định mức

Nợ TK 154- Phần chi phí nhân công trực tiếp theo định mức tính vào giá thành

Có TK 632- Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức tính vào GVHB trong kỳ

Có Tk 622- kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ: Tổng lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong T2 là 664.399.716. Công ty tiến hành trích trước lương nghỉ phép theo tỷ lệ 2%/ tổng lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy mức trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất T2:

664.399.716 x 2% = 13.287.994,32 (đồng/tháng) Nợ TK 622: 13.287.994,32

Có TK 335: 13.287.994,32

Giải pháp 4: Tập hợp các khoản thiệt hại trong san xuất và phân bổ cho các đối tượng thích hợp

Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sản phẩm bị hư hỏng ,mặc dù các sản phẩm hỏng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản

phẩm nhưng công ty nên phân loại các sản phẩm này ra để thuận tiện cho việc quản lý , tránh tình trạng lãng phí không đáng có theo quy tắc: Những thiệt hại trong định mức thì được phép tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không tính vào giá thành mà sẽ coi chúng là CF thời kì hoặc quy trách nhiệm bồi thường.Theo em, công ty nên hạch toán riêng CF sản phẩm hỏng trong đó quy định rõ mức độ hỏng cho phép. Tùy thuộc vào tính chất công việc, phòng kế hoạch quy định mức hỏng cho phép của từng sản phẩm cho phù hợp với thực tế.

Cách hạch toán CF này theo đúng chế độ kế toán ban hành của Bộ TC: • Đối với sản phẩm hỏng trong định mức:

− Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 621, 622, 627

Có TK 111,112, 153,....

− Cuối kì kết chuyển chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và chi phí sản xuất sản phẩm không sửa chữa được sang TK 154 :

Nợ TK 154

Có TK 621,622, 627

• Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì tùy trường hợp mà có cách hạch toán khác nhau:

- Khoản thiệt hại có phế liệu thu hồi, kế toán ghi: Nợ TK 152: NVL

Có TK 154- Chi phí kinh doanh dở dang - Do công nhân làm hỏng quy trách nhiệm bồi thường: Nợ TK 1388- Phải thu khác

Có TK 154- Chi phí kinh doanh dở dang

- Nếu các khoản thiệt hại tính vào chi phí khác phát sinh trong kỳ: Nợ TK 811- Chi phí khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi phí luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp,nhất là trong thời đại ngày nay khi tình hình cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt. Qua quá trình học tập cùng với thời gian thực tập tại Công ty CP Chế tạo Điện Cơ Hà Nội , em nhận thấy kế toán chi phí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí và cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Khi tập hợp chi phí đầy đủ, chính xác, kế toán đưa ra được giá thành sản xuất phù hợp, làm căn cứ cơ bản để có được giá thành toàn bộ và là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Đồng thời, thông tin về chi phí sản xuất giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn ,kịp thời với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, chú trọng đến kế toán chi phí sản xuất và hoàn thiện công tác này là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung và Công ty CP Chế tạo Điện Cơ Hà Nội nói riêng.

Vì thời gian thực tập còn ít và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em còn gặp nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cán bộ công nhân viên của công ty và thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS.Đoàn Vân Anh cũng như phòng Kế toán-Tài chính của công ty CP Chế tạo Điện cơ Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Sơ đồ 2.1. Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ quỹ NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm máy biến áp của Công ty cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội.DOC (Trang 61)