Tình hình tài sản vốn

Một phần của tài liệu Huy động vốn tiền gửi cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Định (Trang 27)

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản- vốn của chi nhánh

Đơn vị: (Triệu đồng,

%)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011 với 2010 (%) So sánh 2012 với 2011(%) Tổng tài sản 1,700,120 2,149,597 2,400,230 26 12 Tổng nguồn vốn 1,700,120 2,149,597 2,400,230 26 12

Tổng nợ 1,634,270 2,068,720 2,323,750 27 12

Vốn chủ sở hữu 65,850 80,877 76,480 23 6

Hệ số vốn chủ 0.04 0.04 0.03 0 -25

Hệ số nợ 0.96 0.96 0.97 0 25

(Nguồn: Phòng kế toán BIDV chi nhánh Nam Định)

• Về tài sản:

Tổng tài sản của BIDV tăng từ năm 2010 đến 2012, cụ thể năm 2011 tăng 26 % so với năm 2010 và tới năm 2012 tổng tài sản đạt 2,400,230 triệu đồng tức tăng 12 % so với năm 2011.

Từ năm 2010 đến 2012 phần tài sản này của chi nhánh cũng đều tăng cả về mặt con số tuyệt đối lẫn số tương đối. Tuy nhiên tốc độ tăng từ năm 2011 đến 2012 so với tốc độ tăng từ năm 2010 đến 2011 đã giảm từ 22% xuống còn 14%, đây là vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm trong những năm tới.

• Về nguồn vốn

Nguồn vốn của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng với tổng tài sản của ngân hàng nhưng tốc độ tăng của tổng nợ lớn hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Từ năm 2010 đến 2012 vốn chủ sở hữu tăng 23% nhưng tổng nợ lại tăng 27% và tới năm 2012 trong khi vốn chủ tăng 6% so với năm 2011 còn tổng nợ tăng ở mức 12 %.

Phần vốn chủ: Vốn chủ của BIDV Nam Định chủ yếu được hình thành từ vốn

điều lệ ngoài ra còn 1 số thành phần khác như: lợi nhuận chưa phân phối, quỹ dự trữ, các khoản mục chênh lệch tỉ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản chiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì vốn chủ của ngân hàng thấp và thấp hơn nhiều so với tổng nợ, điều này sẽ gây trở ngại cho BIDV Nam Định trong việc tăng tỉ lệ huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác. Phương châm của BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Nam Định nói riêng là tăng vốn điều lệ trong các năm tới từ đó đưa tỉ trọng vốn chủ tăng lên so với tổng nguồn vốn.

Phần tổng nợ: Ngược lại với vốn chủ sở hữu, tổng nợ chiếm đa số trong tổng

nguồn vốn của chi nhánh. Tính đến năm 2012 tổng nợ chiếm tới 97% của nguồn vốn. Tài sản nợ lớn nhất của chi nhánh là phần “Tiền gửi của khách hàng”,đây cũng

là điều dễ hiểu đối với 1 ngân hàng cổ phần thương mại như BIDV Nam Định. Nhận thấy khoản tiền gửi của khách hàng vào chi nhánh trong 3 năm qua là tăng nhưng về tốc độ tăng thì có sự sụt giảm khá lớn. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2012 khoản tiền này chỉ tăng 7% trong khi đó tốc độ tăng từ năm 2010 đến 2011 đạt 37%. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do yếu tố khách quan từ nền kinh tế suy thoái nói chung nhưng chi nhánh vẫn cần có những nỗ lực tù phía mình để khắc phục điều này, bởi khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối quan trọng để ngân hàng phát triển đi lên không riêng gì BIDV Nam Định.

2.2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010- 2012

(Đơn vị: Tỉ đồng, %)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011 với 2010(%) So sánh 2012 với 2011(%) Thu nhập từ lãi 75.9536 87.3611 95.4257 15.02 9.23 Lãi thu từ hoạt động

dịch vụ 9.9423 13.7559 17.9844 38.36 30.74

LNTT 41.0477 46.3227 48.0022 12.85 3.63

Thuế TNDN 10.2619 11.5807 12.0005 12.85 3.62

LNST 30.7858 34.7422 36.0017 12.85 3.63

(Nguồn: Phòng kế toán BIDV chi nhánh Nam Định)

Lợi nhuận sau thuế của BIDV Nam Định tăng từ năm 2010 đến 2012 nhưng tăng ở mức thấp, năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 30.7585 tỉ đồng, năm 2011 đạt 34.7422 và năm 2012 tăng nhẹ đạt mức 36.0017 tỉ đồng. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay nhiều chi nhánh, ngân hàng phải chịu thua lỗ thì mức tăng nhẹ về lợi nhuận ròng của BIDV Nam Định là rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên theo số liệu trên ta thấy, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư trong các năm trở lại đây đều không hiệu quả ngân hàng cần có các chính sách, phương án đầu tư hiệu

quả hơn hoặc có thể chuyển một phần vốn của hoạt động này sang các hoạt động khác hiệu quả cao hơn.

Phần thu nhập từ lãi của ngân hàng đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Khoản thu nhập này tăng trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 nhưng về tốc độ tăng thì đã giảm nhẹ từ 15,02% (2011 so với 2010) xuống còn 9,23% (2012 so với 2011)

2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 2.2.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thông tin được thu thập lần đầu phục vụ cho một mục đích nghiên cứu cụ thể.

Phiếu điều tra là một công cụ nghiên cứu phổ biến bởi tính linh hoạt và đơn giản trong cách thức tiến hành. Thêm vào đó, thông tin thu thập được có tính khách quan cao. Do vậy nó được áp dụng rất nhiều trong việc thu thập những dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thực hiện thông qua quan sát trực tiếp thực tế kinh doanh tại ngân hàng, phiếu điều tra khách hàng.

Để thuận lợi cho quá trình điều tra, các câu hỏi điều tra được thiết kế vào bảng câu hỏi. Phiếu điều tra do GV hướng dẫn cung cấp với nội dung định lượng có mức thang đo khoảng từ 1 tới 5 điểm, xoay quanh vấn đề huy động vốn tiền gửi cá nhân của chi nhánh BIDV Nam Định.

Phiếu điều tra được phát cho các cán bộ NH và các khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tại chi nhánh. Với mỗi đối tượng các câu hỏi trong phiếu điều tra được thiết kế phù hợp nhằm thu được các kết quả một cách khách quan và chính xác nhất. Có 30 phiếu được phát ra cho đối tượng các khách hàng và với đối tượng cán bộ ngân hàng thì phát ra 15 phiếu. Lượng phiếu thu về có số lượng đầy đủ như khi phát. Sau khi thu phiếu điều tra về tác giả dùng excel để tổng hợp từ đó đưa ra được các nhận định.

2.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính được quyết toán bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Sau đó lấy những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi cá nhân của chi nhánh.

Xử lý dữ liệu thứ cấp

Sử dụng các công thức toán học trong Excel xử lý các chỉ tiêu ban đầu phản ánh số liệu huy động tiền gửi trong báo cáo tài chính, từ đó tính chênh lệch tuyệt đối, tương đối, tỷ lệ %, tỷ trọng từng khoản mục nhằm phục vụ cho phân tích thực trạng của hoạt động huy động vốn tiền gửi cá nhân.

Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi bao gồm:

+ Phương pháp dùng bảng biểu, sơ đồ phân tích: Phương pháp này phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích với những biểu phân tích được thiết lập theo dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. So sánh số thực hiện năm nay với năm trước hoặc so sánh số cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích.

+ Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu, tương hỗ sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng hay giảm.

2.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TGCN TẠI CHI NHÁNH BIDV NAM ĐỊNH.

2.3.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp

2.3.1.1 Tổng hợp phiếu điều tra từ khách hàng

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra từ phía khách hàng

Chỉ tiêu

Số chỉ tiêu đạt giá

trị min = Số chỉ tiêu đạt giá trị max = Bình quân Độ lệch chuẩn

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Khoảng Khoảng

Độ tin cậy 1 3 1 0 0 0 0 0 4 1 2.9-4.07 0.73-1.03 Khả năng phản ứng 0 4 0 0 0 0 0 1 2 1 2.53-3.73 0.51-0.83 Độ đảm bảo 0 3 0 0 0 0 0 0 3 0 2.97-3.47 0.57-0.76 Độ thấu cảm 1 2 0 0 0 0 0 2 1 0 2.53-2.67 0.48-1.16 Đánh giá về công tác quản trị 1 8 2 1 0 0 0 1 9 2 2.63-4.57 0.49-0.78  Trong tính hữu hình, các khách hàng đánh giá cao về cách bài trí điểm giao dịch và yếu tố trang phục, tác phong của nhân viên. Với 30 khách hàng điều tra, bình quân mỗi khách hàng cho chi nhánh 3.50 điểm bài trí bắt mắt điểm giao dịch và 3.47 điểm cho trang phục cũng như tác phong của nhân viên chi nhánh. Các yếu tố còn lại trong tính hữu hình dưới con mắt của khách hàng được đánh giá là ở mức trên trung bình, mức khá với điểm bình quân từ 2.17 đến 3.5 điểm. Nhìn chung độ lệch của các chỉ tiêu không quá lớn ( từ 0.5 đến 0.8) điều đó cho thấy khách hàng có qua điểm tương đối giống nhau đối với các yếu tố trong tính hữu hình. Tuy nhiên dựa vào bảng tổng hợp ta nhận thấy, trong tính hữu hình có tới 2 chỉ tiêu nhận giá trị min bằng 1, các yếu tố khác chỉ dừng ở mức 0 hoặc 1 chỉ tiêu, vì vậy ngân hàng cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để cái nhìn của khách hàng tốt hơn.

 Trong độ tin cậy khách hàng đánh giá cao yếu tố “Ngân hàng luôn chú trọng để không tạo ra lỗi trong quá trình làm việc”. Điểm bình quân của yếu tố này là 4.07 và độ lệch chuẩn là 0.73%. Rất tiếc yếu tố “Ngân hàng luôn giữ lới hứa với khách hàng ” lại không được đánh giá cao. Yếu tố này được khách hàng cho điểm thấp nhất (2.83)so với các yếu tố khác trong đặc điểm độ tin cậy. Điểm bình quân của độ tin cậy biến thiên trong khoảng 2.9 đến 4.07 và độ lệch chuẩn là từ 0.73 đến 1.03. Có chỉ tiêu đạt độ lệch chuẩn tới 1.03 chứng tỏ đối với độ tin cậy khách hàng vẫn còn những quan điểm trái chiều.

 Ở khả năng phản ứng cả 4 chỉ tiêu đều đạt giá trị min bằng 2, điểm bình quân đạt 2.53 đến 3.73, tức là có những chỉ tiêu khách hàng đánh giá tướng đối tốt (điểm bình quân 3.73) nhưng vẫn còn chỉ tiêu mà khách hàng cảm thấy không hài lòng. Ở đây khách hàng đặc biệt đánh giá chỉ tiêu “Điều kiện trả lãi và các lợi ích khác linh hoạt” là không tốt, bình quân mỗi khách hàng cho chỉ tiêu

này của chi nhánh là 2.53 điểm. Chi nhánh cần hết sức quan tâm tới vấn đề này và cần triển khai ngay các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này.

 Với độ đảm bảo, tất cả chỉ tiêu đều đạt min bằng 2 điểm và đạt max là 4 điểm, điểm bình quân dao động ở mức từ 2.97 đến 3.47. Điểm bình quân của các chỉ tiêu biến động khá lớn, có những chỉ tiêu ở dưới mức trung bình nhưng có chỉ tiêu lại đạt mức điểm khá cao. Đăc biệt yếu tố “Nhân viên ngân hàng luôn lịch sự, niềm nở và tôn trọng khách hàng gửi tiền”, ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa yếu tố này bởi khách hàng sẽ có thiện cảm hơn khi tiếp xúc với các nhân viên chi nhánh như thế.

 Độ thấu cảm có thể coi là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự hài lòng của khách hàng gửi tiền đối với chi nhánh, nhưng trong độ thấu cảm khách hàng lại không được hài lòng. Bằng chứng là 3 chỉ tiêu được nêu ra trong phiếu điều tra đánh giá độ thấu cảm đều nhận điểm số trung bình dưới 3, lớn nhất là 2.67 và thấp nhất là 2.53. Đây thực sự là vấn đề lớn của chi nhánh trong thời gian tới. Riêng yếu tố “Nhân viên ngân hàng thấu hiểu được nhu cầu gửi tiền của khách hàng” có độ lệch chuẩn khá lớn: 1.16, chứng tỏ giữa các khách hàng cũng đang có những quan điểm trái chiều, ngân hàng cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân của việc này và có hướng giải quyết thích hợp nhất.

 Khi được hỏi ý kiến của mình về các nghiệp vụ cụ thể trong huy động vốn TGCN của chi nhánh, các khách hàng rất hài lòng với việc tự động gia hạn tiền gửi và thông báo các thay đổi cho khách hàng gửi tiền. 2 yếu tố này nhận được điểm số bình quân cao là 4.57 và 3.97. Nhưng vấn đề “Giới thiệu các gói huy động vốn tiền gửi của nhân viên chi nhánh” lại khiến các khách hàng phải băn khoăn và đanh giá với điểm số thấp. Vấn đề này được đánh giá bằng 12 chỉ tiêu nên mức điểm bình quân dao động khá lớn từ 2.63 đến 4.57. Ngân hàng cần quan tâm tới các chỉ tiêu khách hàng đánh giá thấp để thu hẹp mức dao động của các chỉ tiêu.

2.3.1.2 Tổng hợp phiếu điều tra từ cán bộ ngân hàng

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phiếu điều tra các cán bộ ngân hàng

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Khoảng Khoảng Tính hữu hính 1 4 3 0 0 0 0 0 8 0 2.4-3.47 0.5-0.88 Độ tin cậy 0 2 3 0 0 0 0 0 0 5 2.73-4.2 0.49-0.83 Khả năng phản ứng 0 4 0 0 0 0 0 0 3 1 2.6-3.07 0.63-0.93 Độ đảm bảo 0 1 2 0 0 0 0 0 1 2 2.93-3.93 0.51-0.8 Độ thấu cảm 0 3 0 0 0 0 0 0 2 1 2.67-2.93 0.59-0.88 Đánh giá về công tác quản trị 0 9 3 0 0 0 0 0 3 9 2.93-3.87 0.35-0.8  Nhìn chung ý kiến của các cán bộ ngân hàng có sự tương đồng với đại đa số ý kiến của các khách hàng được điều tra nhưng có một số chỉ tiêu trong khi khách hàng đánh giá không được tốt thì cán bộ ngân hàng lại có cái nhìn tích cực hơn. Bằng chứng là số các chỉ tiêu đạt max = 5 của khách hàng ít hơn rất nhiều so với đánh giá của các cán bộ. Chỉ tiêu được khách hàng đánh giá có điểm bình quân thấp nhất là 2.17 trong khi đó theo đánh giá của các cán bộ là 2.4.Điều này sẽ dẫn tới việc ngân hàng thấy hài lòng với những gì mình đã và đang thực hiện, không nhận thức được điểm yếu của mình để kịp thời khắc phục.

 Trong tính hữu hình các cán bộ cũng hài lòng với vấn đề “Giờ giao dịch thuận tiện ” và việc “Bài trí điểm giao dịch” của chi nhánh. Độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu cũng ở mức độ vừa phải từ 0.5 đến 0.88.

 Ở độ tin cậy cán bộ ngân hàng cũng có quan điểm giống với khách hàng, tức là cả hai nhóm đối tượng đều đánh giá cao việc “ Ngân hàng luôn chú trọng để không tạo ra lỗi trong quá trình làm việc” điểm số bình quân của chỉ tiêu này mà cán bộ cho chi nhánh là:4.2 điểm và độ lệch chuẩn là 0.77. Độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu trong độ tin cậy theo đánh giá của khách hàng lớn hơn so với cán bộ ngân hàng nên ngân hàng cần có sự điều chỉnh độ tin cậy theo quan điểm của khách hàng để tạo lòng tin của khách hàng tốt hơn.

 Khi được bày tỏ quan điểm của mình về khả năng phản ứng của chi nhánh thì các cán bộ không hài lòng với hình thức huy động tiền gửi của chi nhánh. Hầu hết cán bộ cho rằng các hình thức huy động này còn chưa đa dạng, phong phú. Đặc điểm khả năng phản ứng của chi nhánh được khách hàng đánh giá tích cực hơn các cán bộ. Không chỉ dừng lại ở việc làm hài lòng khách hàng, ngân hàng cần tìm nguyên nhân khiến các cán bộ không hài lòng để điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tiền gửi cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w