Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 74)

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Công tác quản lý ở công ty chiếm 1 vị trí quan trọng vì nó giữ vai trò chủ đạo. Trong đó tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý sao cho hợp lý là điều hết sức cần thiết. Tổ chức bộ máy quản lý như thế nào để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của Công ty, thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản lý của Công ty

Đảm bảo chế độ 1 thủ trởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong công ty. Phải phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm kinh tế kỹ thuật như loại hình sản xuất chính thức công nghệ, trình độ tự chủ SXKD được coi là những căn cứ xây dựng bộ máy quản lý Công ty.

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Qua quá trình biến động của công ty đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đợc bố trí lại gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty trong tình hình mới hiện nay - Hội

đồng quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị có 7 thành viên do Đại hội cổ đông quyết định. HĐQT gồm có: 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch do các thành viên HĐQT bầu ra với đa số phiếu theo thể thức bỏ phiếu kín.

- Ban Giám đốc Công ty

Công ty có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc: 1 Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, 1 Phó Giám đốc phụ trách lưu thông

Giám đốc là người quyết định các vấn đề hàng ngày của Công ty tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Chịu trách nhiệm trớc HĐQT và Đại hội cổ đông về những sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất cho Công ty.

Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.

- Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát của Công ty do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn số lượng, thành viên gồm 5 ngời, trong đó có 1 Trưởng ban do Ban Kiểm soát bầu cử, Ban Kiểm soát phải có ít nhất 1 kiểm soát viên am hiểu về tài chính kế toán, nghiệp vụ kinh doanh.

Nhiệm vụ của Ban Kiểm soát là kiểm soát các hoạt đông SXKD và tài chính của Công ty, giám sát HĐQT và Giám đốc trong việc chấp hành điều lệ Công ty, nghị quyết đại hội cổ đông và luật pháp Nhà nước.

Báo cáo trớc đại hội về công tác kiểm soát các mặt hoạt đông SX KD, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của Công ty. - Phòng Kế toán tài vụ

Đây là phòng quản lý việc thu chi và mọi việc liên quan đến tài chính của toàn Công ty. Nắm bắt số liệu của việc tiêu thụ sản phẩm của các cửa hàng, các đại lý, các chi nhánh của Công ty. Để từ đó báo cáo cho Ban Giám đốc biết tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của Công ty giúp Ban Giám đốc điều chỉnh kịp thời quá trình SXKD cho hợp lý. - Phòng tổ chức hành chính

Quản lý điều động và tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân lực cho Công ty. Phối hợp với các phòng ban khác như Phòng Kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng duyệt và nâng lương cho cán bộ công nhân viên, sắp xếp tổ chức, điều động công nhân cho hợp lý phù hợp với năng lực của từng người chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính quản, kiểm tra đôn đốc vệ sinh công nghiệp.

- Phòng Kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể, cung cấp số lượng cho Phòng Kế hoạch. Nắm bắt các thông tin trên thị trường xây dựng các phương án tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu của từng địa phương để từ đó đưa sản phẩm đến đúng thị trường tiêu thụ cần. Từ đó tổng hợp lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đến từng thị trường một cách hợp lý.

- Phòng kế hoạch vậ tư

Tìm hiểu lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của từng thị trường từ đó lên kế hoạch dự trữ mua sắm các loại nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất. Theo dõi giám sát, đôn đốc các phân xưởng sản xuất về việc thực hiện kế hoạch của toàn Công ty - cố vấn cho giám đốc về công tác kế hoạch của từng quý, từng năm qua đó giúp cho lãnh đạo điều chỉnh kịp thời tiến độ thực hiện kế hoạch.

- Phòng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển chế thử các sản phẩm mới cụ thể là các loại thuốc mới. -

Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm

Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tạo mẫu mã, sửa chữa sự cố kỹ thuật trong quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm, đến khi nhập kho thành phẩm giám định kiểm tra chất lượng thành phẩm.

- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm

Chức năng chính là luôn bám sát các giai đoạn trong các giai đoạn sản xuất thuốc bảo đảm mọi sản phẩm thuốc khi thành phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn do bộ y tế quy định ( và cùng với phòng kỹ thuật về các vấn đề liên quan để luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm ) qua đó xử lý kịp thời ở các công đoạn sản xuất thuốc.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w