Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thực hiện công

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội đối với phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thực hiện công bằng xã hội xã hội

Công bằng xã hội là ước mơ muôn đời của nhân loại, trong mỗi giai đoạn lịch sử, nội hàm của công bằng xã hội đều có sự thay đổi, mở rộng. Tuy nhiên, nội dung chính của công bằng xã hội bao giờ cũng thể hiện quyền sống, quyền tự do, bình đẳng của con người trong xã hội. Chính vì thế, công bằng xã hội là mục tiêu được xác định ngay từ khi Việt Nam xác lập con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, chúng ta có thể chia thành hai giai đoạn phát triển: Đó là giai đoạn trước đổi mới (trước Đại hội VI, năm 1986) và giai đoạn hai là giai đoạn đổi mới (từ Đại hội VI, năm 1986 - nay). Tương ứng với hai giai đoạn này, nội dung thực hiện công bằng xã hội cũng có sự thay đổi ở mỗi thời kỳ do đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội khác nhau và nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi giai đoạn cũng có sự thay đổi.

Như chúng ta đã biết từ khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập (2/1930) chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đã từng bước xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ở chặng đường đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề công bằng xã hội đã được đề cập trong những quan điểm cho rằng chế độ tư hữu là nguồn gốc của sự bất công, bóc lột, của tình trạng bất bình đẳng xã hội. Do vậy, xoá bỏ tư hữu, thiết lập chế độ

công hữu được coi là cơ sở của chế độ xã hội công bằng và bình đẳng thực sự cho mọi tầng lớp nhân dân lao động.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhưng chúng ta đã gặp phải những khó khăn lớn. Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, thu nhập quốc dân chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của nhân dân. Cơ chế sản xuất tập trung quan liêu bao cấp thực sự không phù hợp với thời kì mới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn đó theo như Đại hội Đảng lần thứ V vạch ra: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội, song do việc nắm và hiểu tình hình thực tế trong giai đoạn này còn hạn chế nên việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện còn có nhiều thiếu sót. Những thiếu sót đó thể hiện ở chỗ chưa thấy hết được những khó khăn phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, phân tán và lạc hậu. Chúng ta đã chủ quan nóng vội trong việc đặt ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong thời kỳ này, Đảng ta đã nhấn mạnh đến việc phải tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động, nhưng với việc quá nhấn mạnh đến mức tuyệt đối hoá nguyên tắc này, cho nó là nguyên tắc phân phối duy nhất nên đã làm cho quan hệ sản xuất vượt khỏi sự phát triển thực tế của lực lượng sản xuất. Và thực tế, quan hệ phân phối của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp thời kỳ trước đổi mới nhiều khi đã bị tách khỏi hình thức phân phối theo lao động và thay vào đó là hình thức phân phối cấp phát, phân phối mang tính bình quân, cào bằng dẫn đến việc suy giảm tính tích cực, năng động của người lao động đồng nghĩa với việc thủ tiêu động lực phát triển kinh tế- xã hội. Sức sản xuất xã hội không được giải phóng, sức ỳ của nền sản xuất quá lớn dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

Đứng trước tình trạng khủng hoảng đó, Đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng đã đề ra biện pháp đổi mới toàn diện, triệt để trên tinh thần: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [13, tr.12]. Báo cáo chính trị của Đại hội đã vạch rõ những sai lầm trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội cả về chế độ sở hữu, chế độ phân phối và cơ chế quản lý.

Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đặt mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội lên trên hết và coi đó là mục tiêu của mọi chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Trước đổi mới chúng ta đã chưa thực hiện đúng và đủ mục tiêu này. Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra một trong những thực trạng của nước ta là bên cạnh những bất công của phân phối nhiều khi có tính chất bình quân, bao cấp, đã nảy sinh những vấn đề bất công bằng mà trước đó không có. Đó là: “hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật, kỉ cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền và tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp…chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời” [13, tr,18].

Dù đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng Đảng vẫn khẳng định có thể thực hiện công bằng xã hội ở một mức độ nào đó. Vì thế, trong năm mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ được nêu ra trong văn kiện Đại hội VI đã dành một mục tiêu cho vấn đề công bằng xã hội: “Tạo ra sự chuyển biến về mặt xã hội. Giải quyết một phần quan trọng việc làm cho người lao động và đảm bảo về cơ bản phân phối theo lao động. Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Loại bỏ các nguồn thu nhập do làm ăn phi pháp mà có” [13, tr.45].

Theo tinh thần Đại hội VI để khắc phục những sai lầm này tất yếu phải đổi mới toàn diện, triệt để tất cả các mặt các lĩnh vực trong xã hội. Như vậy tất

nhiên trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội cũng phải có sự thay đổi căn bản mà trước hết là phải khắc phục ngay tính chất bình quân, cào bằng. Đại hội nhấn mạnh phải quay trở lại thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. “Việc thực hiện chế độ phân phối theo lao động đòi hỏi phải sửa đổi ngay chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính chất bình quân, xoá bỏ từng bước phần cung cấp còn lại trong chế độ tiền lương, áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế” [13, tr.72]. “Bảo đảm cho người lao động có thu nhập thoả đáng phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao động, có tác dụng khuyến khích nhiệt tình lao động” [13, tr.88]. Mặt khác, xuất phát từ bài học: Phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan, Đảng ta đã không tuyệt đối hoá nguyên tắc phân phối theo lao động, mà coi nguyên tắc này là nguyên tắc phân phối chủ yếu, tức là trong xã hội vẫn tồn tại những nguyên tắc phân phối khác. Văn kiện Đại hội VI khẳng định “Cùng với việc tiến tới xoá bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của sự bất công xã hội, phải đấu tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng tiêu cực, làm cho những nguyên tắc công bằng xã hội và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta.” [13, tr.87].

Để thực hiện công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới, xuất phát từ quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, về kinh tế Đảng đã chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực hiện công bằng xã hội đồng nghĩa với việc phải “Xoá bỏ những thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người lao động thuộc những thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước có chính sách ưu đãi về kinh tế (như chính sách đầu tư, thuế, tín dụng…) đối với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; song về pháp luật phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Những người

làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách đều được tôn trọng, được hưởng quyền thu nhập tương xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ. Đối với những kẻ lười biếng, ăn bám, phải phê phán và cưỡng bức lao động. Những kẻ phạm pháp đều bị trừng trị theo pháp luật…Đó là chính sách nhất quán với mọi công dân, không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào” [13, tr.61-62].

Như vậy, Đại hội VI đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới tư duy cũ về chủ nghĩa xã hội. Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu, song nó là cơ sở cho việc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu công bằng xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ở các Đại hội sau.

Thực tế Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã khẳng định dứt khoát hơn nội dung của nguyên tắc phân phối đảm bảo công bằng xã hội. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ viết “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu” (14, tr.10). Trong văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kì khoá VII Đảng ta nhẫn mạnh đến việc thực hiện công bằng xã hội nên đã đưa ra khái niệm “chính sách công bằng xã hội chưa tốt” và nhận định rằng chúng ta “thực hiện chính sách công bằng xã hội chưa tốt” [16, tr.18] và đặc biệt, đã bổ sung vào mục tiêu phát triển của đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội luôn được chú trọng: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải được thể hiện ở các khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [17, tr.113].

Đặc biệt trong đại hội IX (2001), Đảng ta đã thực hiện một sự đổi mới dứt khoát, quan trọng trong tư duy về nguyên tắc phân phối nói riêng và vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam nói chung. Đó là xây dựng nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.” [18, tr.88]. Như vậy, ngoài nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ yếu chúng ta đã thừa nhận nguyên tắc phân phối theo mức đóng góp vốn vào sản xuất kinh doanh. Điều này không xa rời chủ nghĩa xã hội vì theo lý luận của chủ nghĩa Mác, nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh không hề tạo ra giá trị thặng dư sau chu trình sản xuất. Ngoài ra, chúng ta đang thừa nhận và thực hiện việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tức là chúng ta hiện còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau nên việc tồn tại các hình thức phân phối khác nhau cũng là một tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ.

Ngoài hai nguyên tắc phân phối nói trên Đại hội IX còn nêu ra nội nguyên tắc phân phối thứ ba là nguyên tắc phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Nguyên tắc này thực ra đã được nêu từ đại hội VI và được các kỳ đại hội sau khẳng định lại. Nguyên tắc phân phối thông qua phúc lợi xã hội nhằm mục đích trực tiếp hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng.

Đến đại hội X (2006) đã khẳng định thêm những yêu cầu đặt ra từ các kỳ đại hội trước về những đổi mới nhằm thực hiện tốt hơn nữa vấn đề thực hiện công bằng xã hội. Đại hội nêu lên các nhiệm vụ chủ yếu trong đó có “Thực hiện, tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [19, tr.187]. Đối với các hình thức phân phối trong thời kỳ này, văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; hình thành cấu trúc kinh tế- xã hội

phát triển ổn định, bền vững; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [19, tr.329]. Hiển nhiên việc thừa nhận chúng ta hiện nay còn tồn tại nhiều hình thức phân phối đương nhiên chưa phải là nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội. Và như vậy, Việt Nam vẫn chưa đạt được mức độ công bằng như chúng ta mong muốn. Tuy nhiên điều này là hợp với quy luật và phù hợp với thực tế phát triển của nước ta khi Đảng ta xác định Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kì còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tồn tại nhiều hình thức phân phối trong thời kỳ này sẽ trở thành động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm qua và những năm tới. Thực tế cho thấy, chủ trương của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là điều kiện rất thuận lợi cho cho nhiều người và đối tượng vươn lên, phát huy khả năng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Như vậy, thông qua các hình thức phân phối chúng ta có thể khẳng định

rằng: việc thực hiện công bằng xã hội trong kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội trong các lĩnh vực xã hội khác. Ngược lại, việc thực hiện công bằng xã hội trong các lĩnh vực tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Chúng ta đang có những thuận lợi rất lớn, trong đó thuận lợi quan trọng nhất là nhân dân đã thật sự trực tiếp đứng lên làm chủ đời sống kinh tế. Đổi mới là gì? Đổi mới nói đến cùng là giải phóng sức dân, là thực hiện dân chủ, trong kinh tế là thực hiện quyền tự do làm ăn của nhân dân. Thành quả lớn nhất của đổi mới là dân chủ hóa có chiều sâu từ nền tảng các quan hệ kinh tế - xã hội. Chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thiết chế nhà nước pháp quyền và mở cửa hội nhập đã thật sự là bước tiến có ý nghĩa lịch sử về thực hiện dân chủ, dân quyền trong đời sống kinh tế - xã hội. Với cuộc đổi

mới, ở nước ta đã xuất hiện nền kinh tế mới, quan hệ giai cấp xã hội mới, cộng đồng lao động tự do kiểu mới, đủ sức xóa bỏ và loại trừ khả năng tái xuất hiện chế độ áp bức bóc lột và mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Đổi mới - đẩy tới công cuộc phát triển có chiều sâu từ nền tảng kinh tế - xã hội như vậy, là thật sự

Một phần của tài liệu Công bằng xã hội đối với phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)