Quy hoạch sản xuất chè

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phú thịnh, huyện đại từ tỉnh thái nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020 (Trang 36)

III. QUY HOẠCH SẢN XUẤT

1.4. Quy hoạch sản xuất chè

Cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn xã là cây chè, hiện nay trên địa bàn xã có 146 ha. Trong kỳ quy hoạch cây chè được dự kiến phát triển như sau:

- Theo quy hoạch phát triển cây chè của huyện Đại Từ, trong giai đoạn 2011- 2020 xã Phú Thịnh phải trồng mới 5 ha chè và trồng thay thế các giống Trung du bằng các giống mới 29 ha.

Đến năm 2020 diện tích chè trên toàn xã là 124 ha, trong đó 100% diện tích được trồng giống mới, có chất lượng cao. Tập trung chủ yếu ở Vũ Thịnh 1, Vũ Thịnh 2, Tân Quy, Làng Thượng và một số diện tích nằm xen kẽ trong các khu sản xuất ở các xóm khác.

- Đến năm 2015 diện tích chè kiến thiết cơ bản là 19 ha, chè kinh doanh là 105 ha cho năng suất trung bình 125 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 1.847,2 tấn. Đến năm 2020, toàn bộ 124 ha là diện tích chè kinh doanh, cho năng suất trung bình đạt 152 tạ/ha/năm, sản lượng cả năm 2.205,4 tấn.

BẢNG 18. DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRONG KỲ QUY HOẠCH

Hạng mục Năm 2011 Giai đoạn

2011- 2015 Giai đoạn 2016- 2020 Tổng diện tích (ha) 150 124 124 Diện tích theo giống (ha) Chè Trung du cũ 56 - - Chè giống mới 94 124 124 Diện tích theo giai đoạn (ha)

Chè KD - 105 124

Chè KTCB - 19 0

Năng suất trung bình (tạ/ha) 105 125 152

Sản lượng (tấn/năm) 1.489,6 1.847,2 2.205,4

Diện tích trồng mới (ha) - 5 0

Diện tích trồng lại (ha) - 29 0

Doanh thu (triệu đồng) 168.192 165.450 282.750

Trong quy hoạch phát triển chè, định hướng phát triển từng loại sản phẩm chè cho từng vùng là rất cần thiết. Theo quy hoạch chè Đại Từ đến 2020, Phú Thịnh đã được chọn là một trong những xã nằm trong vùng chè đặc sản chất lượng cao. Sản phẩm chè xanh đặc sản chất lượng cao được chế biến từ nguyên liệu loại A chủ yếu từ các giống: Kim tuyên, Phúc vân tiên, Keo am tích, PT95; chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại, quy mô nhỏ; sản xuất loại chè xanh theo hương thơm tự nhiên của giống mới. Sản phẩm phục vụ thị trường nội tiêu giá cao ở các vùng đô thị lớn và người tiêu dùng có điều kiện thu nhập cao. Việc

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

Xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020

lựa chọn Phú Thịnh là một trong những điểm xây dựng vùng chè đặc sản là hợp lý, phù hợp với định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

-Cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn 2015 - 2020, Phú Thịnh sẽ được lắp đặt 02 xưởng chế biến chè có dây truyền thiết bị hiện đại công suất 1,5 - 2,0 tấn sản phẩm/ngày tại xóm Tân Quy và xóm Đồng Chằm.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp, các HTX đầu tư vào phát triển cây chè. Thành lập HTX chè của xã, xây dựng các điểm giao dịch và quầy giới thiệu sản phẩm nhằm tuyên truyền quảng bá thuơng hiệu chè Phú Thịnh.

2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản

2.1. Quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm

BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

TT Chỉ tiêu năm 2011Số lượng

Giai đoạn 2012-2015 Giai đoạn 2016-2020 Số lượng đến năm 2015 Tăng BQ hàng năm (%) Số lượng đến năm 2020 Tăng BQ hàng năm (%) 1 Trâu (con) 173 150 - 100 - 3 Lợn (con) 1.134 1.700 12,4 2.150 5,3 5 Gia cầm (con) 18.786 20.800 2,60 24.200 3,4 6 SL thịt hơi (tấn/năm) 203,7 246,7 5,28 302 4,5 7 Giá trị SL (tỷ/năm) 7,8 9,6 5,77 14,0 5,0 8 Tỷ trọng giá trị SPCN/GTSPNN(%) 20 27 30

a. Quy hoạch chăn nuôi lợn

Trong kỳ quy hoạch, các mục tiêu cụ thể trong chăn nuôi lợn như sau: - Tổng đàn: Năm 2020 là 2.150 con (giai đoạn 2010 - 2015 tăng bình quân là 12,4%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 là 5,3%/năm).

- Cơ cấu đàn: lợn nái có 250 con, chiếm 11,6% tổng đàn (nái nội chiếm

20% tổng lợn nái; nái ngoại chiếm 65 %, nái lai chiếm 15% tổng lợn nái của xã), lợn thịt có 1.900 con, chiếm 88,4% tổng đàn.

- Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn như: Tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng, v.v…

- Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tăng tỷ lệ gia trại, trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas lên 75% năm 2015 và khoảng 100% năm 2020.

Mô hình chăn nuôi gia đình truyền thống

Hiện nay, mô hình chăn nuôi lợn truyền thống theo hộ gia đình chiếm tới 90% đầu con trong toàn xã. Trong kỳ quy hoạch tiến tới tăng dần tỷ lệ chăn nuôi theo gia trại và trang trại, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay đến năm

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

Xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020

2015 xuống dưới 60%, đến năm 2020 chiếm 30%; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Mô hình chăn nuôi gia trại

Đến năm 2015 tỷ lệ chăn nuôi gia trại chiếm hơn 15%, năm 2020 là hơn 30%. Trung bình mỗi xóm có từ 5 - 7 mô hình gia trại chăn nuôi lợn hiệu quả. Sử dụng giống lợn ngoại lai 3 máu, hoặc 3/4 máu ngoại. Với quy mô từ 30 con trở lên bắt buộc chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, chăn nuôi theo hướng trang trại; quy mô từ 10 - 30 con yêu cầu nâng cấp chuồng trại phù hợp và đảm bảo vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý chất thải bằng hầm Biogas.

Mô hình chăn nuôi trang trại

Trong kỳ quy hoạch, xã sẽ phát triển 02 trang trại chăn nuôi tổng hợp, bao gồm: + Trang trại chăn nuôi tập trung của xã với diện tích 6 ha tại xóm Cường Thịnh. Trong đó chăn nuôi lợn là một trong những phần chủ đạo của trang trại, dự kiến đàn lợn của trang trại này đến 2020 là 30% tổng số đầu con.

+ Trang trại tư nhân ở xóm Đồng Thác, diện tích khoảng 3 ha. Đến năm 2020 dự kiến đàn lợn trong trang trại này là 10% con.

Như vậy, đến năm 2020 định hướng số lợn trong trang trại chiếm khoảng 40% tổng số đầu con. Sử dụng thức ăn hoàn toàn công nghiệp, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi.

b. Quy hoạch chăn nuôi gia cầm

- Đàn gia cầm tập trung chủ yếu ở 02 trang trại đã được dự kiến quy hoạch ở trên.

- Đến năm 2015: Đạt chỉ tiêu số lượng và sản phẩm gia cầm cụ thể như sau: tổng đàn gia cầm khoảng 20.800 con; tổng khối lượng thịt gia cầm: 74,3 tấn; tổng sản lượng trứng: 93.300 quả. Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo hướng trang trại chiếm trên 30%.

- Đến năm 2020: Chỉ tiêu về số lượng và sản phẩm gia cầm như sau: tổng đàn gia cầm khoảng 24.200 con; tổng khối lượng thịt gia cầm: 92 tấn; tổng sản lượng trứng: 121.000 quả. Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo hướng trang trại chiếm 60%.

Chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi quy mô hộ sang sản xuất chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngoài ra, để phát huy tiềm năng về diện tích mặt nước trên Sông Cầu cũng như các hồ lớn, việc phát triển các thủy cầm như vịt, ngan... sẽ là mô hình cần được đầu tư phát triển.

2.2. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

Với đặc thù có diện tích mặt nước hơn 28 ha bao gồm các hồ lớn như: hồ Đầm Thần, hồ Đầm Chiễu, hồ Đầm Kim Tào, hồ Đầm Cây Sấu, hồ Đầm Tân Quy, hồ Đầm Cây Khế và diện tích các ao nhỏ ở các hộ gia đình là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế thủy sản.

Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

Xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020

Đến 2020 diện tích nuôi các loại thủy sản nước ngọt 28 ha, năng suất khoảng 6 tấn/ha, cho tổng sản lượng cả năm đạt 168 tấn/năm. Các giống cá có giá trị kinh tế cao như: Rô phi đơn tính, trắm...

3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

Diện tích đất rừng trong kỳ quy hoạch của xã là 283,40 ha, diện tích này đã được phủ kín bởi chủ yếu là các loại keo trung bình 03 tuổi, đây là loại cây phù hợp với thực tế địa phương, cho giá trị cao. Cuối kỳ quy hoạch dự kiến cho thu hoạch trên 50 ha.

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã phú thịnh, huyện đại từ tỉnh thái nguyên giai ®o¹n 2012 – 2015 định hướng đến 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w