Dự báo bằng phương pháp hồi quy

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ JPY VÀ USD (Trang 39 - 40)

18 Theo hanoimoi.com.vn 25/7/2010 – Nhà trắng lạc quan hơn về tình hình kinh tế Mỹ 2010.

3.2.4. Dự báo bằng phương pháp hồi quy

a. Giới thiệu mô hình hồi quy

Một phương pháp tiếp theo mà các nhà kinh tế học thường dùng để dự báo tỷ giá là dùng mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá. Sau đây là mô hình cấu trúc dùng để dự báo tỷ giá danh nghĩa đã được khảo sát bởi Meese and Rogoff (1983a,b) với các yếu tố được cho là ảnh hưởng tới tỷ giá, bao gồm:

- Lượng cung tiền (M2): Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động vào tỷ giá. Khi tỷ giá được thả nổi, lượng cung về tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Theo quy luật cung – cầu, khi lượng cung với một đồng tiền tăng thì đồng tiền đó giảm giá và ngược lại.

- Tổng sản phẩm công nghiệp (Y): Hoạt động sản xuất của một nước quyết định đến lượng cầu về yếu tố đầu vào, tỷ lệ yếu tố đầu vào nội và ngoại nhập. Sản lượng công nghiệp cũng quyết định đến lượng hàng hóa trong nền kinh tế, giá cả hàng hóa, tỷ lệ hàng hóa nội và ngoại nhập. Như vậy, tổng sản phẩm công nghiệp quyết định đến lượng cầu về nội – ngoại tệ.

- Lãi suất trong ngắn hạn (R): Các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế thường lợi dụng sự khác nhau giữa lãi suất các nước để mua bán các đồng tiền nhằm ăn chênh lệch. Hoạt động này khiến cho các dòng tiền tệ không ngừng ra vào một quốc gia, làm cho lượng cung – cầu nội tệ và ngoại tệ không ngừng thay đổi và dẫn đến tỷ giá thay đổi theo. Sở dĩ là lãi suất trong ngắn hạn vì lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ hội ăn chênh lệch, vì cơ hội ăn chênh lệch dễ mất đi và các nhà đầu tư cũng thường chỉ căn cứ vào lãi suất ngắn hạn để tìm cơ hội kiếm lời chênh lệch.

- Lạm phát kỳ vọng (∏e): Kỳ vọng của mọi người trong xã hội về lạm phát cũng quyết định đến cầu về đồng tiền trong nước và về ngoại tệ. Khi dân chúng nghĩ lạm phát trong tương lai tăng thì họ sẽ có động lực tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại và dẫn đến lượng cầu về nội tệ tăng. Tương tự với trường hợp lạm phát được kỳ vọng giảm.

- Cán cân thương mại (TB): Hoạt động xuất nhập khẩu đem lại sự biến đổi về lượng nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế, dẫn đến biến động về tỷ giá.

Cụ thể, theo MR, mô hình hồi quy tỷ giá là:

s = β0 + β1(mt – mt*) + β2(yt – yt*) + β3(rt – rt*)+ β4(∏et -∏e*t) + β5(TBt – TBt*) + ut

Trong đó: s: Loga nêpe (ln) của tỷ giá giao ngay (GBP/USD) m: Loga nêpe (ln) của lượng cung tiền

y: Loga nêpe (ln) của tổng sản phẩm công nghiệp r: lãi suất ngắn hạn

∏e: lạm phát kỳ vọng

TB: tỷ lệ tăng của cán cân thương mại u: biến ngẫu nhiên

(Biến với dấu * là của nước Anh24)

Do tỷ lệ lạm phát kỳ vọng là một biến số khó theo dõi nên có thể thay thế bằng một biến trễ là sự thay đổi của CPI hai nước.

Đối với hai nước công nghiệp phát triển như Anh và Mỹ, tổng sản phầm công nghiệp chiếm phần lớn trong tổng sản phầm công nghiệp quốc dân nên có thể thay thế biến số y là Logarit tự nhiên của GDP hai nước.

Như vậy, mô hình hồi quy sẽ là:

st = β0 + β1(mt - mt*)+ β2(yt – yt*) + β3(rt - rt*) + β4(ct - ct*) + β5(TBt - TBt*) + ut (1)

Trong đó: yt: Loga nêpe (ln) của GDP ct: biến trễ của CPI

b. Tổng hợp số liệu và hồi quy mô hình bằng eview

Dựa vào mô hình (1) tiến hành thu thập và xử lý số liệu được bảng số liệu (phụ lục 1)

Trong đó các số liệu được thống kê theo quý từ Q1/2005 tới hết Q2/2010, cụ thể:

+ Tỷ giá giao ngay được lấy theo báo cáo quý từ Ngân hàng trung ương các nước liên quan

+ Cung tiền (M2) theo báo cáo quý + GDP: số liệu thống kê theo quý

+ Lãi suất ngắn hạn: là lãi suất 30 ngày trung bình quý + Biến trễ CPI: năm cơ sở là năm 2000

+ Cán cân thương mại tích lũy: năm cơ sở là năm 2000

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ JPY VÀ USD (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w