Quan niệm của Khổng tử về mẫu hình con người lý tưởng

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử (Trang 28)

Không tử đã xây dựng nên mẫu hình người quân tử với tư cách là con người mới của một xã hội mới. Con người mới này vừa là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội mới tốt đẹp, vừa là chú thê xây dựng nên xà hội tốt đẹp ấy. Ông khắc hoạ mẫu hình người quân tử bằng cách đặt nó trong quan hệ với hình mầu đôi lập của nó - tiếu nhản.

Trong sách Luận ngữ, ta thấy Khổng tử đã nhiều lần thể hiện quan niệm của mình về quân tử thông oua việc so sánh quân tử với tiểu nhân. Chăng hạn: “Quân tử hữu dũng, nhi vô nghĩa, vi loạn. Tiểu nhân hữu dũng, nhi vô nghĩa, vi đạo” - “Người quân tử ở địa vị trên nếu có dũng mà chẳng có nghĩa, thì gây loạn nghịch. Còn kẻ tiểu ở địa vị dưới nếu có dũng mà chẳng có nghĩa, thì đi ăn trộm ăn cưcýp”[l 1, tr. 280]; “Quân tử cố cùng; tiểu nhân cùng, tư lạm hỹ” - “Bậc quân tử có khi phải cùng khốn lã lẽ cố nhiên. Còn kẻ tiểu nhân gặp cùng khốn thì hay làm càn” [ l l , tr. 238]; “Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ” - “Bậc quân tử mong cho đức hạnh mình ngày càng cao; còn kẻ tiểu nhân mong cho có chỗ ở ăn cho sướng cái thân. Bậc quân tử tưởng nhớ đến pháp luật đặng gìn giữ; còn kẻ tiểu nhân tưởng nhớ đến ơn huệ để cậy nhờ”[l 1, tr. 55]; V . V . .

Nếu đặt tư tưởng của Khổng tử trong bối cảnh xã hội thời đại của ông, chúng ta có thể thấy rằng Khổng tử đã xây dựng nên một mẫu người mới của tương lai (quân tử) đối lập với những con người hiện hữu (tiểu nhân), những kẻ sa đoạ về bản chất “vua không ra vua, tôi không ra tôi”. Khổng tử mong muốn tạo nên một xã hội chính danh, trone đó đa số (nếu không phải tất cả) là quân tử, và trước hết những người quàn lý xã hội phải là người quân tử. Khổng tử đã đề cao yếu tổ phẩm chất đạo đức như một điều kiện sống còn để đảm bảo một người, hay một lực lượng xã hội có thể giành và giữ vừns địa vị thống trị của mình. Khổng tử nói: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sở,

nhi chúng tinh củng chi” - “Như ai thi hành việc chính trị, cầm quyền cai trị nước nhà mà biết đem cái đức của mình bổ hóa ra, thì mọi người dều tùng phục theo. Tỷ như ngôi sao Bắc Đẩu ở một chỗ, mà có mọi vì sao chầu theo"Ị 11, tr. 14]; “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Dạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách” - “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng; chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng phạm phép đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ nẹươi (liêm sỉ). Vậy muốn dắt dẫn dân chúng, nhà cầm quyền phải biết dùng đức hạnh, muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hóa mà trở nên tốt lành”[l 1, tr. 14], V.V..

Như vậy, nếu nhìn một cách khái quát, người quân tử theo quan niệm của Khổng tử là hình mẫu của sự thống nhất giữa Nhân và Lễ. Nhân ở đây được hiểu là hạt nhân, là tinh thần của các phẩm chất đạo đức cụ thể, còn Lễ là những chuẩn mực hành vi tương ứng với những phẩm chất ấy.

c. Quan niệm của Khổng tử về giáo dục

Đẻ trở thành người quân tử, theo Khổng tử, tất phải trải qua quá trình học tập tu dưỡng, rèn luyện lâu dài suốt đời. Tư tưởng giáo dục của Khổng tử là một hệ thống tương đối toàn diện, từ mục đích, nội dung đến phương pháp đều nhất quán thông suốt với nhau, đóng vai trò phương thức hình thành mẫu hình con người lý tường.

Trong tư tưởng giáo dục đạo đức con người, Khổng tử đặc biệt nhấn mạnh mấy điểm sau. Thử nhất, người học cần phải tự xác định cho mình một mục đích rõ ràng, và mục đích ấy, theo Khổng tử, chính là để trở thành quân tử làm việc chính trị, gánh vác những công việc chung cho toàn xã hội. Ồng đòi hỏi học trò phải luôn lấy mục đích trở thành người có khả năng đứng ra sánh vác đại sự là cai trị xã hội làm tôn chỉ cho mọi suy nghĩ, hành động của mình. Chính bởi thế, với những người tự dừng lại ở những mục đích mưu sinh

n ho hẹp như Phàn Trì mới bị ông chê là tiểu nhân. Tiểu nhân vì đã không có d ưực cái chí cứu thiên hạ khi thiên hạ dang trong cảnh loạn lạc.

Thử hai, Khống tử cho rằng, đề thực hiện được mục đích ấy, cần có sự n ồ lực, phấn dấu thường xuyên, bền bỉ, không chịu quy phục trước khó khăn, cũng như không bị khuất phục bởi những dục vọng tầm thường của con người. Ivhông tử yêu cẩu và tự mình làm gương, nêu gương trong việc tự tu sửa mình tr ong mọi nơi. mọi lúc, mọi việc. Sách Luận ngũ- đã ghi lại nhiều dẫn chứng về

d iều đó.

Thứ ba, Khổng tử cho rằng, để có được những tố chất của neười quân từ, cần phải có vốn kiến thức uyên bác, không giới hạn nào được đặt ra đối v ái sự nhận thức của con người. Tất nhiên, Khổng tử không phải là nhà khoa học tự nhiên, hơn nữa, trong xã hội Trung Quốc cổ đại khi việc nhận thức v à giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội, những vấn đề tổ chức và quản lý xã hội đang hỗn loạn là một yêu cầu thực tiễn, thì chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn với Khổng tử về mặt nội dung giáo dục kiến thức khoa học. Nếu chỉ căn cứ vào những vấn đề, những lĩnh vực Khổng tử yêu cầu học trò phải nghiên cứu cũng có thể thấy rằng, gần như mọi tri thức mà dân tộc Trung Quốc đạt được cho đến lúc đó đều được Khổng tử xác định là nội dung tri thức mà người học cần tiếp thu. Đó là một dung lượng kiến thức không nhỏ. Hơn nữa, Khổng tử còn yêu cầu người học không được tiếp nhận tri thức m ộ t cách thụ động, máy móc. Những người biết thắc mắc hỏi về gốc cùa Lễ,

về- căn nguyên của chính trị; những người biết truy t ì m ^ tứ sâu xa của Kinh Thi; những người biết nắm một góc để suy ra các góc còn lại, V .V .. đều được Khống tử đánh giá rất cao, coi đó mới thực sự là học tập. Tiếp nhậnsuy tư,

cló» là hai mặt thống nhất của việc học và theo Khổng tử cần phải được quán tri ệt trong quá trình học tập của mồi người. Ông nói: “Học nhi bất tư tắc võng; tư nhi bất học tắc đãi” - “ Học mà chẳng chịu suy nghĩ, thì chẳng được thông

minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học, thì lòng dạ không yên ổn”[l 1, tr. 22], Bản thân Không tử cũng theo cách “nhất dĩ quán chi”, nghĩa là nắm bất lấy cái lý thấu suốt bên trong của sự vật, từ đó mà quán thông tất cả. Nói theo ngôn ngừ của chúng ta ngày nay, cách học của Khổng tử đòi hỏi vừa phải biết rộng song lại phải suy tư để nắm lấy cốt lõi bàn chất của vấn đề. Giá trị to lớn của tư tưởng Khống tử về giáo dục chính là ở chồ ông không giới hạn việc học trong việc tiếp thu kiến thức sách vở một cách thuần tuý. Theo ông, học phải đi đôi

với hành, hiệu quả của việc học phải được chứng thực trong việc giải quyết những công việc thực tế. Khổng tử từng nói rằng, nếu làu thông 300 thiên Kinh Thi mà không làm tròn nhiệm vụ đi sứ thì việc học tập ấy cũng chẳng có giá trị gi. Bản thân ông để cả đời vào việc học tập, nghiên cứu (đến già vẫn mong muốn giá mà còn sống được thêm mấy năm để có thể học và suy nghĩ thêm về đạo lý Dịch học!), đồng thời cũng luôn tìm mọi cơ hội để có thể đem cái sở học giúp đời. Học đi đôi với hành, đây là một tuyên ngôn thể hiện tinh thần thực tiễn sâu sắc, và do vậy, nó có giả trị lâu bền.

N hư vậy, ở đây ta có thể thấy tư tưởng của Khổng tử có tính biện chứng biện chứng sâu sắc. Từ sự thừa nhận bản tính tương tự cố kết nhau của con người, Khổng tử đi tới sự khẳng định về trạng thái đối lập với bản tính ấy trong hiện thực xã hội; từ sự nhận thức yêu cầu cải biến xã hội hiện tại bàng giáo hoá đạo đức để xã hội quay trở lại với bản tính vốn có của con người, Không tử lựa chọn con đường tự học tập và rèn luyện. Toàn bộ lôgíc ấy được đặt trên cơ sở nhận thức về khả năng hướng thiện của con người, về khả năng con người chiến thắng bản thân mình, chiến thắng ngoại cảnh. Phương thức cài tạo xã hội mà Khổng tử lựa chọn là giáo dục đạo đức, đương nhiên không phải là đầy dủ, triệt để và khó thực hiện trong điều kiện xã hội loạn lạc đang điên cuồng vì danh vì lợi. Chính Mác, trong Những luận cương về Phơbácli,

giáo dục. Tuy nhiên, cũng không thể không thừa nhận những yếu tố đó có tính hợp lý nhất dịnh của phương thức ấy. Nó còn hiện thực hơn nhiều so với các phương thức cai trị xã hội bằng “thiên mệnh, quỷ thần” mang tính thần bí mà tầng lớp thống trị thời đó đang sử dụna như bói toán, cầu đảo; và phương thức này cũng nhân đạo hơn nhiều so với cách cai trị lạm dung hình phạt hà khắc đươns thời. Hơn thế, tính hiện thực của phương thức mà Khổng tử lựa chọn càng tăng lên khi ông gắn giáo dục với thực tiễn (học đi đôi với hành), với vai trò đi trước làm gương của người làm chính trị. Giáo dục đạo đức như thế là một phương thức thực tiễn mang đặc điểm của xã hội phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam.

d. Quan niệm của Khổng tử về các phạm trù đạo đức cụ thể

Khi bàn về mẫu hình con người lý tưởng và phương thức để hình thành con người ấy, Khổng tử đã đề cập đến một số phạm trù đạo đức cụ thể như là những phẩm chất cần có của người quân tử.

Phạm trù (hay phẩm chất) đạo đức cơ bản là Nhân. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo đều thừa nhận Nhân có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các phạm trù đạo đức của Nho giáo. Nhưng Nhân là gì? Có nhiều cách giải thích. Chẳng hạn, Phan Bội Châu, trong công trình khảo cứu Nho học rất công phu của mình là Khổng học đăng, đã dành hẳn sáu chương trong phần “Khổng học đăng thượng thiên” để bàn đến các khía cạnh của chữ Nhân. Phan Bội Châu giải thích chữ Nhân như sau:

Xưa thánh nhân đặt chữ “nhân” [4=] là rất có ý nghĩa: chữ “nhân”, bên tả là chữ “nhân đứng” píc], bên hữu là hai nét ngang nhau [4^], có ý nghĩa ràng cái giống để mà làm người tức là nhân, mà ai nấy cũng bình đẳna như nhau [8, tr. 46],

N hư vậy, theo Phan Bội Châu, Nhân là phẩm chất gốc của con người, tức là bản chất của con người, và xét về bản chất thì ai cùng như nhau (bình đẳng).

Nghiên cứu Luận ngữ ta thấy Không tử đặc biệt coi trọng Nhân. Trong

cuốn sách này, chừ Nhân đã xuất hiện cả thảy 111 lần.

Bản thân Không tử đã giái thích chữ Nhân là “ái nhân” - “thương người”[l 1, tr. 193]. Chừ “yêu người” đây thưc chất là quan hệ mang tính người. Rõ ràng trong mẫu hình con người lý tưởng mà Khổng tử đề xuất, yêu cầu đầu tiên là phải mang trong mình bản chất chân chính của con người: “Quân tử khử nhân, ô hồ thành danh” - “người quân tử bỏ mất lòng nhân thì sao được gợi là quân tử”[l 1, tr. 53]. Khổng tử đã cụ thể hoá cái gọi là “tính tương cận” có vẻ mơ hồ trong bản tính của con người thành “thương người”, đỏ là một bước phát triển trong tư tưởng của Khổng tử. Với tính cách là phẩm chất thuộc về bản tính như vậy, Nhân không đâu xa bên ngoài con người. Khổng tử nói: “Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hỹ” - “Điều nhân có phải ở xa ta chăng? Nếu ta muốn điều nhân, thì điều nhân ấy đến liền nơi ta vậy”[ 11, tr. 113]. Khi Nhan Hồi hỏi về Nhân, Khổng tử đã nói: “Vi nhân do kỷ, nhi do nhân hồ tai?” - “Là nhân hay không là do mình chứ đâu phải do người?” . Rõ ràng, cách quan niệm Nhân như là một phẩm chất thuộc về bản tính người và có tính phổ biến trong mọi người chính là cầu nối để thực hiện việc tập hợp và liên kết mọi người trong xã hội. Không quan niệm về một bản tính chung như vậy, không thể đi đến mệnh đề nổi tiếng: “Nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” - “Này, người nhân, hễ muốn tự lập lấy mình thì cũng lo mà thành lập cho người; hễ muốn cho mình thô đạt thì cũng lo làm cho người khác được thông đạt”[l 1, tr. 97] và “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - “điều mình không muốn, chớ thi hành cho người khác”[37, tr. 473], Khổng tử đã bàn một cách toàn diện đến chữ Nhân củ trên góc độ bủn thể bên trong lẫn hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Có thể nói đây là nội dung, là tinh thần cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của Khổng tử.

Quan niệm của Khống tử về tính phổ biến của chừ Nhân còn thể hiện rõ hon trong câu trả lời Nhan Hồi về chữ Nhân. Khổng tử nói: “Khắc kỷ, phục lễ, vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ, phục lễ, thiên hạ quy nhân yên” - “Làm nhân là khẳc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo về lễ tiết. Ngày nào mà minh khắc kv, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân”[l 1, tr. 181].

Khổng tử nói tới phạm trù Nhân không giới hạn ở một cá nhân nhất dịnh. Neu dừng lại ở cấp độ cá nhân, chưa thể gọi !à đã định hình đầy đù chữ Nhân. Theo IChổng tử, một người chỉ thực sự là Nhân khi đồng thôi với việc tu dưỡng bản thân, anh ta làm cho người khác cũng trở thành Nhân. Gắn sự hình thành Nhân ở môi người với sự Nhân hoá xà hội như hai mặt của cùng một quá trình 7 một nét độc đáo trong tư tưởng của Khổng tử. Có chỗ Khổng tử nói: “Quân tử đốc ư thân, tẳc dân hưng ư nhân” - “Bậc quân tử ở ngôi trên nếu giữ trọn bề đối với cha mẹ bà con, thì dân chúng sẽ cảm động mà phát khởi lòng nhân ái”[ 11, tr. 121]. Ở chỗ khác, Khổng tử nhấn mạnh: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác” - “Quân tử làm cho cái thiện, cái đẹp trong mỗi người nảy nở chứ không khơi dậy cái ác trong họ”[l 1, tr. 188]. Đây chính là tính hướng đích trong tư tưởng Khổng tử tới mục tiêu một xã hội bao gồm toàn những người có đạo đức.

“Thương người” thể hiện trước hết trong quan hệ gia đình. Khổng tử dặc biệt đề cao mối quan hệ trong gia đình. Ông đã lấy chữ “Hiếu” làm trung tâm. Điều này xuất phát từ cách tư duy về xã hội trên cơ sở quan hệ huyết thống, tức là gia đình và các mối quan hệ trong gia đỉnh {gia) đóng vai trò hạt nhân của toàn thể xã hội (bao gồm quốc, thiên hạ). Các mối quan hệ trong gia dinh (quan hệ huyết thống) là quan hệ gần gũi nhất với các quan hệ bàn chất Người trong xã hội nguyên thuỷ. Và do vậy nó là biểu hiện trực tiếp nhất, rõ

nét nhất bản chất của mỗi người. Trong chương “Học Nhi” sách Luận Ngừ, Không tử có nói:

Kẻ đệ tử khi vào thì thảo với cha mẹ; khi ra thi kính anh chị và người lớn tuổi; làm việc chi thì phải cẩn thận và ăn nói chắc thật, thương tất cả mọi neười, nhưng hay thân cậr với người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử (Trang 28)