Quan niệm của Khổng tử về các phạm trù đạo đức cụ thể

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử (Trang 32)

Khi bàn về mẫu hình con người lý tưởng và phương thức để hình thành con người ấy, Khổng tử đã đề cập đến một số phạm trù đạo đức cụ thể như là những phẩm chất cần có của người quân tử.

Phạm trù (hay phẩm chất) đạo đức cơ bản là Nhân. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo đều thừa nhận Nhân có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các phạm trù đạo đức của Nho giáo. Nhưng Nhân là gì? Có nhiều cách giải thích. Chẳng hạn, Phan Bội Châu, trong công trình khảo cứu Nho học rất công phu của mình là Khổng học đăng, đã dành hẳn sáu chương trong phần “Khổng học đăng thượng thiên” để bàn đến các khía cạnh của chữ Nhân. Phan Bội Châu giải thích chữ Nhân như sau:

Xưa thánh nhân đặt chữ “nhân” [4=] là rất có ý nghĩa: chữ “nhân”, bên tả là chữ “nhân đứng” píc], bên hữu là hai nét ngang nhau [4^], có ý nghĩa ràng cái giống để mà làm người tức là nhân, mà ai nấy cũng bình đẳna như nhau [8, tr. 46],

N hư vậy, theo Phan Bội Châu, Nhân là phẩm chất gốc của con người, tức là bản chất của con người, và xét về bản chất thì ai cùng như nhau (bình đẳng).

Nghiên cứu Luận ngữ ta thấy Không tử đặc biệt coi trọng Nhân. Trong

cuốn sách này, chừ Nhân đã xuất hiện cả thảy 111 lần.

Bản thân Không tử đã giái thích chữ Nhân là “ái nhân” - “thương người”[l 1, tr. 193]. Chừ “yêu người” đây thưc chất là quan hệ mang tính người. Rõ ràng trong mẫu hình con người lý tưởng mà Khổng tử đề xuất, yêu cầu đầu tiên là phải mang trong mình bản chất chân chính của con người: “Quân tử khử nhân, ô hồ thành danh” - “người quân tử bỏ mất lòng nhân thì sao được gợi là quân tử”[l 1, tr. 53]. Khổng tử đã cụ thể hoá cái gọi là “tính tương cận” có vẻ mơ hồ trong bản tính của con người thành “thương người”, đỏ là một bước phát triển trong tư tưởng của Khổng tử. Với tính cách là phẩm chất thuộc về bản tính như vậy, Nhân không đâu xa bên ngoài con người. Khổng tử nói: “Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hỹ” - “Điều nhân có phải ở xa ta chăng? Nếu ta muốn điều nhân, thì điều nhân ấy đến liền nơi ta vậy”[ 11, tr. 113]. Khi Nhan Hồi hỏi về Nhân, Khổng tử đã nói: “Vi nhân do kỷ, nhi do nhân hồ tai?” - “Là nhân hay không là do mình chứ đâu phải do người?” . Rõ ràng, cách quan niệm Nhân như là một phẩm chất thuộc về bản tính người và có tính phổ biến trong mọi người chính là cầu nối để thực hiện việc tập hợp và liên kết mọi người trong xã hội. Không quan niệm về một bản tính chung như vậy, không thể đi đến mệnh đề nổi tiếng: “Nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” - “Này, người nhân, hễ muốn tự lập lấy mình thì cũng lo mà thành lập cho người; hễ muốn cho mình thô đạt thì cũng lo làm cho người khác được thông đạt”[l 1, tr. 97] và “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - “điều mình không muốn, chớ thi hành cho người khác”[37, tr. 473], Khổng tử đã bàn một cách toàn diện đến chữ Nhân củ trên góc độ bủn thể bên trong lẫn hình thức biểu hiện ra bên ngoài. Có thể nói đây là nội dung, là tinh thần cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của Khổng tử.

Quan niệm của Khống tử về tính phổ biến của chừ Nhân còn thể hiện rõ hon trong câu trả lời Nhan Hồi về chữ Nhân. Khổng tử nói: “Khắc kỷ, phục lễ, vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ, phục lễ, thiên hạ quy nhân yên” - “Làm nhân là khẳc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng niệm của mình và theo về lễ tiết. Ngày nào mà minh khắc kv, phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức nhân”[l 1, tr. 181].

Khổng tử nói tới phạm trù Nhân không giới hạn ở một cá nhân nhất dịnh. Neu dừng lại ở cấp độ cá nhân, chưa thể gọi !à đã định hình đầy đù chữ Nhân. Theo IChổng tử, một người chỉ thực sự là Nhân khi đồng thôi với việc tu dưỡng bản thân, anh ta làm cho người khác cũng trở thành Nhân. Gắn sự hình thành Nhân ở môi người với sự Nhân hoá xà hội như hai mặt của cùng một quá trình 7 một nét độc đáo trong tư tưởng của Khổng tử. Có chỗ Khổng tử nói: “Quân tử đốc ư thân, tẳc dân hưng ư nhân” - “Bậc quân tử ở ngôi trên nếu giữ trọn bề đối với cha mẹ bà con, thì dân chúng sẽ cảm động mà phát khởi lòng nhân ái”[ 11, tr. 121]. Ở chỗ khác, Khổng tử nhấn mạnh: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác” - “Quân tử làm cho cái thiện, cái đẹp trong mỗi người nảy nở chứ không khơi dậy cái ác trong họ”[l 1, tr. 188]. Đây chính là tính hướng đích trong tư tưởng Khổng tử tới mục tiêu một xã hội bao gồm toàn những người có đạo đức.

“Thương người” thể hiện trước hết trong quan hệ gia đình. Khổng tử dặc biệt đề cao mối quan hệ trong gia đình. Ông đã lấy chữ “Hiếu” làm trung tâm. Điều này xuất phát từ cách tư duy về xã hội trên cơ sở quan hệ huyết thống, tức là gia đình và các mối quan hệ trong gia đỉnh {gia) đóng vai trò hạt nhân của toàn thể xã hội (bao gồm quốc, thiên hạ). Các mối quan hệ trong gia dinh (quan hệ huyết thống) là quan hệ gần gũi nhất với các quan hệ bàn chất Người trong xã hội nguyên thuỷ. Và do vậy nó là biểu hiện trực tiếp nhất, rõ

nét nhất bản chất của mỗi người. Trong chương “Học Nhi” sách Luận Ngừ, Không tử có nói:

Kẻ đệ tử khi vào thì thảo với cha mẹ; khi ra thi kính anh chị và người lớn tuổi; làm việc chi thì phải cẩn thận và ăn nói chắc thật, thương tất cả mọi neười, nhưng hay thân cậr với người nhân đức. Làm bao nhiêu việc đó trước đã, nếu còn dư sức, hãy học qua văn chương và lục nghệ [11, tr. 7]-

Ông Hữu tử, học trò của Khổng tử đã phát triển lời thầy và nói:

Người nào biết đổi bụng háo sắc ra làm bụng mộ người hiền, đem hết sức mình mà thờ cha mẹ, liều thân mình mà phụng sự vị quốc trưởng, giao tiếp với bằng hữu thi ăn nói thật tình, người như vậy, dẫu ai nói ràng chưa học văn chương đạo lý, chớ tôi bảo rằng đã có học rồi đó [11, tr. 7].

Trong các mối quan hệ trong gia dinh, Khổng tử nhấn mạnh đến quan hệ cha mẹ - con cái, và trong đó nổi lên chừ Hiếu. Khổng tử khẳng định rằng Nhân là gốc của Hiếu. Ông đã phê phán cách quan niệm sai lầm về chữ Hiếu đương thời và chỉ rõ rằng:

Đời nay, hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng, những thú như chó, ngựa, thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nuôi cha mẹ chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu [11, tr. 19].

Ở đây, thành kính chính là nội dung của Hiếu và không nghi ngờ gì nữa thành kính chính là Nhân. Nhân là gốc của Hiếu.

Tương tự như đối với Hiếu, Nhân còn là gốc của các phẩm chất đạo dức khác. Chẳng hạn khi bàn về Dũne, Khổng tử nói: “Nhân già tất hữu dũng; dũng giả bất tất hữu nhân” - “Người có nhân thì có lòng dũng cảm; người dũrm mãnh chưa chẳc có nhân”[l 1, tr. 216].

Khi xem xét quan niệm của Khổng tử về mối quan hệ giữa Nhàn và các

phẩm chất đạo đức cụ thể, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa Nhân và Lỗ. Thực ra chừ Lễ nếu hiểu theo nghĩa rộng, sẽ bao quát không chỉ các chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người mà còn bao gồm cả các hoạt dòng tể lễ. ơ đây. chúne ta chỉ xem xét chừ Lễ theo nghĩa hẹp, nghĩa là những quy định nhăm xác định rõ ranh giới phân biệt các cá nhân với nhau và những chuẩn mưc hành vi tương ứng với những ranh giới âv, hav nói cách khác là sự

quy tắc hoá chữ Nhân, và trong học thuyết của Khổng tử, Lễ đi liền với những chuẩn mực đạo đức. Khổng tử rất coi trọng Lễ. ô n g từng dạy học trò: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” - “Những điều trái lễ chớ nên để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để vào tai, điều trái lễ chớ nói tới, điều trái lễ chớ động tới”[37, tr. 472].

Tuy nhiên, mặc dù rất đề cao Lễ, song trong Luận ngữ, ta thấy Khổng tứ hầu như không đề cập tới những chuẩn mực lễ nghi cụ thể trong các quan hệ xã hội. Chẳng, khi nói tới quan hệ vua tôi, ông chỉ nhấn mạnh: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” - “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua”[37, tr. 255]. Đó là đạo quân thần. Điều Khổng tử luôn quan tâm là nội dung của Lễ trong các quan hệ xã hội ấy. Nói cách khác, Khổng tử không chú trọng bàn tới hình thức của Lễ, điều này đã quá đủ trong các sách Lễ lúc bấy giờ (Kinh Lễ còn tồn tại đến nay có ghi lại khá nhiều những quy định về hành vi của con người), điều ông quan tâm là làm sao cho Lễ có được thực chất của nó, mà điều này lại đang rất thiếu trong xã hội. Lễ quy định hình thức quan hệ giữa người với người và vì thế, bàn tới nội dung của Lễ chính là bàn tới thực chất quan hệ giữa người với người, nói cách khác đó là vấn đề của chừ Nhân.

Khổng tử yêu cầu bản chất Nhân trong mỗi người phải có hình thức thể hiện tương xứng, phù hợp, đủ sức chuyển tải bản chất ấy. Khổng tử từng nói

rất rõ: “Chất thắng văn, tắc dã; văn thẳng chất, tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử hồ” - “Bản chất lấn át hình thức tất thô kệch, hỉnh thức lấn át bản chất tất sáo rỗng. Hình thức thể hiện và bản chất hài hoà cân đối tất thành quân tử”[37, tr. 331].

Điêm độc đáo của Khổng tử ở đây là khi nhấn sự thống nhất giữa nội dung bản chất và hình thức thể hiện, ông luôn xuất phát từ bản chất. Đẻ trở thành người quân tử, trước hết cần học tập rèn luyện để có được những phẩm chất đạo đức cần thiết. Khi đó những phẩm chất ấy sẽ tự tìm thấy chc mình những hình thức thể hiện hợp lý. Nói cách khác, mối quan hệ giữa bản chất và hình thức thể hiện là mối quan hệ tự thân mà trong đó chất là cái quyết định. Đoạn văn trong chương Học Nhi mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên là một bằng chứng cho điều đó. Khổng tử nói rất rõ rằng: “Nhân nhi bất nhân, như lễ hà?” - “Người mà không có nhân thì lễ mà làm gì” [l 1, tr. 32].

Sự thống nhất giữa Nhân và Lễ, thể hiện ra trên bình diện chính trị là Chính danh.

Chính danh thực chất là mỗi người cần phải có phẩm chất tương xứng với vị thế xã hội của anh ta, và suy nghĩ, hành động tương xứng với vị thế ấy. Khổng tử nói rằng: “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính” - “Không đúng chức vị, chẳng bàn tính việc chính trị của chức vị đó” [37, tr. 387]. Ở đây cần nhìn vấn dề chính danh từ sự quy định lẫn nhau giữa phẩm chất và năng lực với vị thế xã hội. Khổng tử không chỉ tạo điều kiện và yêu cầu mọi người rèn luyện tu dưỡng bản thân, mà còn yêu cầu xã hội phải sử dụng con người xứng đáng với phẩm chất và năng lực của mồi người. Đây là quan điểm tương đối tiến bộ về sự công bằng. Trong tư tưởng của IChổng tử, vấn đề cử người hiền tài và sừ dụng người hiền tài có ý nghĩa rất quan trọng, như một biểu hiện của một nền chính trị tiến bộ.

Không tử đã xây dựng cơ sở cho học thuyết Nho giáo như một hệ thống quan niệm về con người - chính trị - đạo đức xã hội và từ đó đưa ra những giải pháp mang tính đạo đức để cải tạo xã hội, con người trong điều kiện lúc đó. Khống tử đã xuất phát từ con người, từ nhận thức về bản chất gần nhau cùa con người hiện thực cũng như sự tha hoá của bản chất ấy trong đời sống xã hội. Từ đây, ông xây dựng một hệ thổng các chuẩn mực đạo đức nhằm điêu chỉnh mối quan hệ giữa người với người mà mầu hình người quân tử chính là hiện thân của những chuẩn mực giá trị ấy. Và hơn thế nữa ône đưa ra các phưưng pháp thực hành đạo đức để dưa những chuẩn mực đạo đức đó trở thành hiện thực. Tuy nhiên cách đặt vấn đề tư tưởng đạo đức của Khổng tử ngay từ đầu đã thiếu tính hiện thực, không tưởng do chỗ ông đã không xuất phát từ những con người trong xã hội hiện thực, từ tầng lớp nhân dân lao dộng. Vì vậy mặc dù toàn bộ tư tưởng của Khổng tử có chứa đựng nhiều giá trị nhân đạo nhân văn sâu sắc song thực tể nó đã thiếu tính hiệu quả toàn diện, thiếu tinh thần cách mạng, thiếu tính triệt để và tất yếu bị các tầng lớp thống trị thần bí hoá, sử dụng như công cụ để bảo vệ địa vị thống trị của họ trong các thời kỳ xã hội phong kiến.

Nhưng cũng phải khẳng định rằng trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, tư tưởng của ông đã đạt tới một bước tiến bộ, đó là việc Khổng tử khẳng định được địa vị làm chù cùa con người đối với chính lịch sử của mình mặc dù địa vị ấy không phải thuộc về đông đảo người dân lao động song tư tưỏng của ông thể hiện được khát vọng của con người về một xã hội tốt đẹp hơn trong đó con người đối xử với nhau thực sự lương thiện, đúng với bản tính gần gũi nhau của con người. Điều này đã làm cho học thuyết của Không tứ có được sức sống lâu bền, làm cho học thuyết ấy trở thành tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Và trong xã hội phong kiến nó dược người Việt tiếp nhận từ không chủ dộrm đến chủ độne. Và đặc biệt, đến Hồ Chí Minh, Người

đã chắt lọc được những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng của Khổng tử mà Người coi đó là những hạt ngọc quý. Hồ Chí Minh đã viết: “Khổng tử sổng ở thời Chiên Quôc, đạo đức của ông , học vấn của ông và kiến thức của ông khiến cho người cùng thời và hậu thế phải cảm phục...”[52, tr. 435]. Sau đây chúng tôi sẽ khái quát những nét chính ảnh hường của Nho giáo nói chung và tư tưởng đạo đức của Khổng tử nói riêng trong xã hội phong kiến Việt Nam để thấy ràng việc người Việt tiếp nhận ý thức đạo nàv là từ không chủ động đến chủ động.

1.2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng đạo đức Khổng tử nói riêng ở Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quan điểm của hầu hết các nhà nghiên cứu thì sách Luận ngữ của Khổng tử là một trong Tứ thư của Nho giáo vào Việt Nam tương đối sớm, khoảng thế kỷ thứ I sau CN, theo gót chân của quân xâm lược phương Bắc. Ở thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo còn xa lạ với người dân Việt bởi truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm đã thấm nhuần vào dòng máu của người Việt. Nếu thời Ngô, Đinh, Tiền, Lê, ảnh hưởng của Nho giáo vẫn chưa rõ rệt thì đến thời Lý, Trần, Nho giáo đã được coi trọng và đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, đến thời Lê sơ thì giành được địa vị độc tôn và phát triển cao nhất vào thời Lê Thánh Tông.

Sự thay đổi địa vị của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam thực chất không khó lý giải bởi ở thời Bắc thuộc, Nho giáo với tính cách là hệ tư tưởng của quân xâm lược đưa vào muốn đổng hoá văn hoá Việt, nhưng Việt Nam vốn là

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử (Trang 32)