4.1. Những thành tích đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty công ty
Qua phân tích và đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong những năm gần đây ta có thể rút ra một số thành quả đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong những năm vừa qua đã hoạt động thành công trên thương trường năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 240 tỷ đồng tăng 102,24 % nộp ngân sách nhà nước 5,657 tỷ đồng đạt doanh thu 208 tỷ đồng với lương bình quân của cán bộ công nhân viên 1,8 triệu đồng. Bước sang năm 2002 trong quí I giá trị tổng sản lượng đã đạt 120 tỷ/331 tỷ đồng. Trong những năm vừa qua doanh thu của Công ty
đã không ngừng tăng lên và Công ty gạch ốp lát Hà Nội được coi là doanh nghiệp tiêu biểu trong nghành.
Công ty đã tiến hành mở rộng thị trường không chỉ theo chiều rộng mà cả chiều sâu. Số lượng Tổng đại lý và các cửa hàng bán sản phẩm của Công ty trên mỗi địa bàn ngày càng lớn. Hiện Công ty có trên 150 Tổng đại lý phân phối cho trên 5000 cửa hàng và các đại lý bán lẻ, Công ty đặt hai chi nhánh phân phối sản phẩm của Công ty ở Miền Nam và ở Miền Trung. Công ty đã đặt văn phòng đại diện ở một số nước trong khu vực. Với chính sách chất lượng cao giá cả hợp lý gạch của Công ty đã thu hút được sự ưa thích của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng và trở thành đối thủ nặng ký của các thương hiệu gạch nổi tiếng hiện nay đang có mặt ở thị trường Việt Nam.
Chính nhờ thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ hàng năm không ngừng tăng lên. sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng mẫu mã, màu sắc phong phú đa dạng. Sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Nhờ có thế mạnh về chủng loại và chất lượng sản phẩm, Công ty ngày càng có đông bạn bè trong nước và ngoài nước, uy tín trong sản xuất kinh doanh của công ty ngày một nâng cao, tạo thế cho công ty ngày một phát triển.
4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh nói riêng vẫn tồn tại một số yếu kém sau:
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty vẫn còn gặp một số khó khăn do tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tình trạng nhập lậu ngày càng ra tăng .
- Các hoạt động quảng cáo tiếp thị và yểm trợ bán hàng được chú trọng nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiêụ quả, điển hình như hoạt động quảng cáo không thường xuyên đưa lên phương tiện thông tin đại chúng. Công ty chưa có một kế hoạch quảng cáo cụ thể nhằm khuyếch trương sản phẩm của mình.
- Chính sách giá cả: tuy Công ty gạch ốp lát Hà Nội có chính sách giá cả ổn định, mức giá này không có sự thay đổi theo vùng địa lý, không có sự phân biệt giữa các khách hàng. Nếu Công ty duy trì mức giá này sẽ hạn chế ít nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty khi đối thủ tăng giảm giá đột ngột. Mặt khác, giá cứng nhắc ở khu vực ít dân cư, thu nhập thấp thì sản phẩm có giá
tương đối cao so với thu nhập của họ nên tiêu thụ chậm; ở khu vực đông dân cư, thu nhập cao mà sản phẩm có mức giá thấp dễ dẫn đến việc hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa khi tốc độ tiêu thụ tăng, với mức giá thấp Công ty sẽ làm cho lợi nhuận thực tế giảm; còn khi tốc độ tiêu thụ chậm lại, Công ty có mức giá cao hơn lại gặp khó khăn trong tiêu thụ.
- Trong việc tổ chức mạng lưới bán hàng: Công ty ít chú trọng đến việc phát triển các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Số lượng các cửa hàng này còn rất khiêm tốn, cửa hàng này rất quan trọng vì là nơi các sản phẩm mới nhất được trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, niêm yết giá công khai, là nơi quảng cáo tuyệt vời cho sản phẩm của Công ty. Nó thực sự là bộ mặt của Công ty và khách hàng đến đây là đến với Công ty, họ có thể tin tưởng rằng đồng tiền của mình bỏ ra không lãng phí, xứng đáng với giá trị hàng hoá.
- Về thị trường: Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một Công ty lớn nhưng hiện nay công tác thị trường còn yếu và thiếu đội ngũ cán bộ thị trường có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm công tác. công ty còn chưa tích cực trong công tác tiếp thị, tìm thị trường, còn chờ đợi khách hàng đến với mình, mối quan hệ bạn hàng, khách hàng chưa thật gắn bó. Thị trường tiêu thụ khá mạnh nhưng tràn lan, số lượng đại lý quá nhiều gây khó khăn cho việc kiểm soát, do vậy đôi khi giữa các đại lý cũng có sự gay gắt về giá, lợi nhuận đem lại cho các đại lý bán lẻ thấp ảnh hưởng tới mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
4.3. Những tồn đọng cần khắc phục trong công tác tiêu thụ sản phẩm
Nguyên nhân khách quan:
Trước hết ta phải nói tới môi trường pháp lý của nhà nước. Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc hàng lậu thâm nhập vào thị trường, hàng lậu trốn thuế ngang nhiên thách thức hàng sản xuất nội địa việc này đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp khó khăn.
Ngoài ra, Công ty chưa được sự hỗ trợ của nhà nước về thông tin của thị trường nước ngoài để có biện pháp mở rộng thị trường từ đó đề ra các chính sách hợp lý hơn về chất lượng, giá cả, mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh so với hàng hoá nước sở tại.
Tuy chính sấch thuế của nhà nước có sưc đổi mới nhưng việc đánh thuế của nhà nước vẫn còn lỏng lẻo và hàng hoá không được kiểm soát một cách chặt chẽ gây không ít khó khăn trong tác tiêu thụ của Công ty.
Đề cập đến công tác tiêu thụ sản phẩm còn phải đề cập đến lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu hiện đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước Đông Nam á bởi mặt hàng xuất khẩu tương tự của họ rẻ hơn, công nghệ cao hơn và kéo theo sự mất giá của đồng tiền. Kế đó phải kể đến chính sách tài chính, ngân hàng và Công ty có lúc còn chưa hoà nhịp. Cơ chế quản lý thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu chưa được khai thông triệt để.
Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù đã có kết quả khá khả quan trong việc mở rộng thị phần của Công ty nhưng Công ty vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng vào việc nghiên cứu thị trường tương xứng với tầm vóc của nó. Công ty thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về nghiên cứu thị trường, chưa có phương pháp nghiên cứu thị trường khoa học và toàn diện. Do vậy thông tin phản hồi đến chậm và không đầy đủ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Nguyên vật liệu: Hiện công ty phải nhập một số nguyên vật liệu chủ yếu có quãng đường vận chuyển xa ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm. Ngoài ra nếu công tác kiểm tra quản lý nguyên vật liệu không tốt sẽ gây tình tình trạng hạ phẩm cấp, hư hỏng lãng phí.