Xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các giá

Một phần của tài liệu Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 91)

các giá trị văn hoá truyền thống trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay

Nhìn lại lịch sử hào hùng hàng nghìn năm, từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, địch hoạ. Trước những thử thách khắc nghiệt ấy, để tồn tại và vươn lên, cha ông ta đã sớm biết khơi dậy nguồn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc – một nền văn hoá có bề dày lịch sử, không ngừng được hun đúc, phát triển và làm giàu thêm bằng cách chắt lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên những giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp, mang đậm phong thái của riêng mình và thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo.

Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại là một sự nghiệp vinh quang, nhiều thuận lợi nhưng cũng sẽ vấp phải không ít những khó khăn đòi hỏi phải khắc phục để đưa đất nước phát triển đi lên. Một trong những khó khăn và thách thức ấy là đẩy lùi và xoá bỏ các tệ nạn xã hội, những hiện tượng tha hoá, biến chất về tư tưởng đạo đức, lối sống đang ngày càng gia tăng ở nước ta và trực tiếp ảnh hưởng đến công cuộc kiến thiết quốc gia. Chính vì vậy, chúng ta không được phép phủ nhận quá khứ, chối bỏ đi những giá trị văn hoá truyền thống cha ông đã để lại để chạy theo những thứ văn hoá lai căng, không phù hợp với truyền thống của dân tộc, bởi khi một dân tộc tự phủ định quá khứ của mình, bỏ quên mất bản sắc dân tộc truyền thống của mình, dân tộc đó đang chuẩn bị cho sự tự sát.

Do đó, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Mọi hoạt động văn hoá đều nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng

quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Các giá trị văn hoá truyền thống trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, phát huy truyền thống vẻ vang của cha ông.

Hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh và các quốc gia đang tìm mọi cách để đưa đất nước mình phát triển thì Việt Nam cũng cần biết phát huy lợi thế của những giá trị văn hoá truyền thống.

Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thể hiện trong phẩm chất, tính cách con người Việt Nam sẽ là tấm đỡ, là chỗ dựa cho nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất, kinh doanh ở nước ta, phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là sự nghiệp không của riêng ai, mà là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy, cần phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng để tạo ra sức mạnh to lớn, thực hiện sứ mệnh lịch sử chung.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở kế thừa truyền thống văn hoá của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và bài học kinh nghiệm của các nước, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay.

Chúng ta phải thấy rằng, để nâng cao vị thế cũng như vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết chúng ta phải đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Trên cơ sở đó mới có thể nâng cao vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Vì vậy, các giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn gồm hai nhóm: nhóm các giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và nhóm các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các giá trị đó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay. Thực tế phải thấy rằng, giữa hai nhóm giải pháp này không có sự độc lập hoàn

toàn mà có sự tác động qua lại biện chứng với nhau. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp chắc chắn sẽ là động lực mạnh mẽ đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đi đến những thắng lợi vẻ vang.

1. Đưa vào những giá trị văn hoá truyền thống những yếu tố tích cực mới hình thành trong điều kiện mới, “làm mới” những giá trị đã có

Những giá trị văn hoá truyền thống sở dĩ được coi là giá trị – mang tính chất tích cực – là do chúng đã chứng tỏ được vai trò của mình trong đời sống hiện tại. Tuy nhiên, ngày nay, để phát huy vai trò của mình, các giá trị truyền thống phải có sự biến đổi cho phù hợp với thời đại, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc.

Chúng ta ai ai cũng biết, yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc như là định hướng tư tưởng cho người dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng bao kẻ thù lớn của thời đại. Tuy nhiên, nếu như yêu nước ngày xưa gắn liền với lý tưởng đấu tranh chống ngoại xâm, một lòng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc thì ngày nay, giá trị truyền thống “yêu nước” phải bổ sung thêm trong mình những hằng số mới, đó là yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân loại vì “hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Bên cạnh chủ nghĩa yêu nước, các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ngày nay tự nó cũng có sự biến thiên cho phù hợp với lịch sử và yêu cầu của thời đại.

Điều đó cho thấy, các yếu tố của di tồn văn hoá truyền thống trong điều kiện mới kể cả tốt đẹp thì cũng chưa đủ để tham gia vào đời sống văn hoá mới, chúng cần được bổ sung một cách phù hợp bởi những yếu tố mới hình thành. Thực hiện công việc đó là vai trò của toàn Đảng, toàn dân mà đội ngũ trí thức phải

tưởng Hồ Chí Minh, tầng lớp trí thức có trách nhiệm khám phá sâu hơn bản chất những giá trị văn hoá truyền thống đã có, những điều kiện lịch sử mới, những yếu tố văn hoá mới, sự tương hợp, sự phát triển của những yếu tố mới đó so với các yếu tố đã có. Làm được như vậy mới đảm bảo cho các giá trị văn hoá truyền thống có được sức sống mới, lâu dài và bền vững trước những thử thách của thời đại.

2. Tiếp thu và cải biến những giá trị văn hoá ngoại lai, làm phong phú thêm hệ giá trị văn hoá truyền thống đã có

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Điều đó tạo ra sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá.

Chúng ta có thể hiểu sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá chính là sự sống hoà nhập với:

“a. Những thế giới muôn sắc các dạng người, các chất người, các trình độ người với toàn bộ những cách thức biểu biện sức mạnh bản chất của họ;

b. Tất cả những cái có giá trị nhất, đại diện nhất của một thời về tư duy, tư tưởng, trí tuệ và tài năng của nhân loại thể hiện trong chế tác, kiến thiết, khoa học, thẩm mỹ;

c. Cái có những đóng góp cao nhất vào sự nghiệp giành lại và củng cố độc lập, tự do, phồn vinh, và tiến bộ của một đất nước, một xã hội;

d. Cái đã được thử thách qua thời gian, được nhân dân thừa nhận, bảo vệ, kế thừa, phát huy với một niềm tự hào và niềm tin cao nhất ở tương lai” [6;114].

Việt Nam có một vị trí đặc biệt thuận lợi là nằm trong vùng giao thoa, giao lưu với các trung tâm văn hoá, các nền văn hoá lớn trên thế giới. Chính sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá tất yếu mang đến những yếu tố văn hoá khác lạ với các giá trị văn hoá truyền thống. Trong số đó, có nhiều yếu tố có giá trị, mang tính phổ quát và lành mạnh. Chúng tương ứng và phù hợp với sự phát triển của kinh tế và con người Việt Nam. Vấn đề đặt ra là tiếp nhận những giá trị phổ quát đó như thế nào để không gây ra sự đối lập, sự lệch lạc giữa chúng và những giá trị văn hoá truyền thống, để chúng có thể bổ sung hữu hiệu, làm phong phú thêm hệ giá trị

văn hoá đã có của dân tộc. Nếu không làm được điều này sẽ dẫn đến sự chênh nhau giữa những chuẩn mực văn hoá truyền thống với những chuẩn mực văn hoá hiện đại.

Trong sự tiếp nhận và cải biến này, lối tư duy linh hoạt, mềm dẻo truyền thống đã được phát triển bằng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sẽ đóng một vai trò hết sức tích cực. Lối tư duy ấy đã từng giúp dân tộc ta chiến thắng những âm mưu đồng hoá của nhiều kẻ thù. Ngày nay, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trình độ tư duy của nhân dân ta sẽ được nâng lên ở mức suy lý khoa học, với tính biện chứng, tổng hợp. Vận dụng lối tư duy này vào việc tiếp thu và cải biến những giá trị ngoại lai, chúng ta có quyền tự tin là chúng ta đang “hội nhập”, đang “làm mới” mình nhưng tuyệt đối không bị “hoà tan”.

Cũng cần lưu ý rằng, việc tiếp thu, cải biến những giá trị văn hoá mới phải dựa trên cơ sở một nền văn hoá truyền thống vững chắc. Vì vậy, vấn đề trung tâm vẫn phải là củng cố chắc chắn hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Xung quanh vấn đề này, GS. Phạm Xuân Nam đã nêu lên ý kiến của mình về cách thức lựa chọn và tiếp thu những yếu tố văn hoá ngoại nhập như sau:

“1) là không tiếp nhận toàn bộ hệ thống mà chỉ lựa chọn những giá trị nào phù hợp (…)

2) là có khi dường như tiếp nhận cả hệ thống nhưng thực tế đã sắp xếp lại các bậc thang giá trị khác nhau (…)

3) là tiếp thu và cải biến hình thức mới về văn hoá, nghệ thuật của thế giới để biểu đạt nội dung các giá trị văn hoá Việt Nam” [37; 291 - 196].

3. Tạo môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống

Một văn hào người Đức đã nói rất hay rằng: chỉ tốt thôi chưa đủ, phải sáng tạo ra hoàn cảnh như thế nào để trong đó lòng tốt là thừa. Mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh đã gắn việc phát huy các giá trị văn

với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam với việc cải tạo và xây dựng môi trường văn hoá, hình thành đời sống tinh thần xã hội lành mạnh.

Môi trường văn hoá ở đây được hiểu là toàn bộ đời sống hiện thực của con người và xã hội được cải tạo theo yêu cầu của văn hoá và phát triển, trở thành cơ sở và tạo điều kiện tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nó bao hàm cả thực trạng đời sống văn hoá tinh thần, văn hoá nghệ thuật trong điều kiện kinh tế xã hội đang có nhiều biến đổi như hiện nay. Điều đó khẳng định, xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, nhân văn là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng phát triển của con người, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp vẻ vang này.

Trong môi trường văn hoá, con người được vun đắp và trưởng thành cả về tâm lực, trí lực và thể lực, sự phát triển nhân cách hài hoà hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ ngày càng cao hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở rộng hợp tác quốc tế, bên cạnh những yếu tố tích cực hỗ trợ cho môi trường văn hoá, cũng nảy sinh những thoái hoá đạo đức, làm biến dạng nhân cách, nảy sinh mặt trái, những tiêu cực, tiềm ẩn những nguy cơ làm suy thoái đạo đức và các giá trị truyền thống. Do đó, xây dựng môi trường văn hoá là điều kiện phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan.

Muốn phát huy tốt vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống cần phải tạo ra môi trường xã hội thuận lợi. Vì giá trị văn hoá truyền thống là của cả cộng đồng dân tộc, nhưng chủ thể gắn liền với truyền thống đó lại là các cá nhân, các nhóm, các tập thể lớn hay nhỏ trong cộng đồng dân tộc. Nếu các giá trị văn hoá truyền thống biểu hiện ra một cách không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm hay tập thể khác nhau thì các giá trị đó cũng được phát huy một cách không đồng đều, bởi vì điều kiện tồn trại của họ là khác nhau.

4. Giáo dục cho thế hệ trẻ niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc và lịch sử văn hoá dân tộc

Xây dựng môi trường thuận lợi phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục và đào tạo là giáo dục chính trị, tư tưởng, trau dồi phẩm chất đạo đức và xây dựng nhân cách, làm cho người học nhận thức được những giá trị nào là cần thiết và phù hợp, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội trong điều kiện đất nước đang phát triển; nhận thức được những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần hiếu học…Đó là cơ sở để người học có thái độ trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đích thực, đồng thời không chấp nhận những phản giá trị; có hành động đấu tranh, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống.

Xuất phát từ quan điểm cho rằng, con người là vốn quý trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cho nên bộ phận gánh trọng trách lớn lao là thế hệ trẻ – những người kế nghiệp của cha ông, là tương lai của đất nước, là nguồn sức mạnh của dân tộc, của sự nghiệp cách mạng.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có giành được kết quả như mong muốn hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào thế hệ này. Chính thế hệ trẻ là những người kế tục sự nghiệp và sẽ phát huy thành công các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Vì thế, cần phải thông qua các trường phổ thông, trường trung học để bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ. Đồng thời, thông qua các hoạt động văn hoá, qua các tấm gương anh hùng trong lịch sử, qua các cuộc thi tìm hiểu về những năm tháng

Một phần của tài liệu Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)