Kinh nghiệm thế giới về phát huy vai trò của các giá trị văn hoá

Một phần của tài liệu Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 85)

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng. Trong đó, bên cạnh việc kế thừa các yếu tố tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, chúng ta cũng cần mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại theo nguyên tắc “hội nhập nhưng không hoà tan”. Vì vậy, để phát huy vai trò của các giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tìm tòi và học hỏi bài học của các nền văn hoá trên thế giới. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả xin nêu ra kinh nghiệm phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của một số nền văn hoá tiêu biểu, có nhiều nét tương đồng với văn hoá Việt Nam, đó là Trung Quốc và Nhật Bản.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông đều gặp phải vấn đề chung là: đồng thời với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thế nào để giữ gìn được truyền thống văn hoá của dân tộc, đồng thời phát huy vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, ở một nước có truyền thống văn hoá sâu dày với một tiềm lực phát triển kinh tế lớn như Trung Quốc, vấn đề này càng được quan tâm hơn.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt đầu từ phương Tây, do đó người ta thường gắn hiện đại hoá với phương Tây hoá. Đồng thời, khi du nhập khoa học kỹ thuật của phương Tây, tất yếu cũng sẽ du nhập cách nghĩ, cách làm và cả lối sống của họ. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như giao lưu văn hoá quốc tế, ở Trung Quốc vẫn tồn tại sự xung đột giữa văn hoá phương Đông và phương Tây.

Vậy, phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Cần thấy rằng, truyền thống văn hoá không đứng yên mà luôn vận động, phát triển. Phát huy văn hoá dân tộc tuyệt nhiên không phải là cự tuyệt văn hoá ngoại lai, trái lại, chỉ có không ngừng hấp thụ văn hoá ngoại lai thì văn hoá Trung Quốc mới có thể phát triển. Song, quá trình tiếp thu phải lắn liền với lựa chọn, cải tạo và dung hợp các giá trị ngoại lai cho phù hợp với nền văn hoá truyền thống. Biện pháp tối

ưu được dân tộc Trung Hoa lựa chọn mang tên “giáo dục truyền thống văn hoá”.

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc giáo dục truyền thống văn hoá Trung Quốc là làm phấn chấn tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc là tư tưởng tinh tuý chỉ đạo sự sinh tồn, liên tục và phát triển của dân tộc, đó là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của cả dân tộc. Làm phấn chấn tinh thần dân tộc là việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vị thế của văn hoá Trung Quốc trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế.

Lịch sử không thể phủ nhận một sự thực rằng, Trung Quốc là một nước cổ văn minh. Trong lịch sử văn minh mấy nghìn năm của loài người, Trung Quốc từng lâu dài ở vào địa vị đi đầu. Nhưng một thực tế là, quá trình hiện đại hoá nền văn hoá của Trung Quốc lại bắt đầu khá muộn. Điều này rõ ràng tạo thành một áp lực cực kỳ to lớn trong tâm lý dân tộc. Sự tồn tại lâu dài của thứ áp lực này rất dễ làm cho lòng tự tôn, tự hào, tự tin dân tộc bị suy giảm, từ đó, không thể nào tạo nên bối cảnh tâm lý tốt đẹp cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Bởi vậy, làm phấn chấn tinh thần dân tộc là việc làm có ý nghĩa hàng đầu của việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc. Có người khái quát văn hoá phương Tây thành “văn hoá lý trí”, gọi văn hoá Trung Quốc là “văn hoá đạo đức”, tư tưởng này chứa đựng nhiều hạt nhân hợp lý.

Trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, dân tộc Trung Hoa đã xây dựng nên một hệ thống giá trị đạo đức thành thục, hình thành nên một hệ thống quy phạm đạo đức phong phú về luân lý cá nhân, luân lý gia đình, luân lý nhà nước, cho đến luân lý vũ trụ, và có cả một hệ thống luân lý hoàn bị.

Là một nội dung quan trọng trong truyền thống văn hoá dân tộc của Trung Quốc, lý luận đạo đức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng cường sức hội tụ bên trong của dân tộc, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, liên kết các giá trị xã hội, điều hoà trật tự xã hội. Đó là điều không thể thiếu trong tiến trình phát huy vai trò các giá trị truyền thống trong sự phát triển kinh tế –

của văn hoá đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, Trung Quốc đã đưa ra một số bài học lớn như sau:

Thứ nhất, coi trọng việc nghiên cứu phương pháp giáo dục truyền thống. Trung Quốc thời xưa có tư tưởng giáo dục rất phong phú. Thí dụ như căn cứ vào năng lực để giáo dục, tuần tự tiệm tiến, khơi gợi hướng dẫn, ôn cũ biết mới, dạy và học bổ sung cho nhau, dùng lời nói để truyền thụ, dùng bản thân nêu gương để giáo dục…

Thứ hai, tiếp thu phương pháp giáo dục của phương Tây hiện đại, tích cực du nhập các biện pháp dạy học hiện đại.

Thứ ba, đưa việc giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào việc giảng dạy các bộ môn.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, cho nên, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc liên quan mật thiết tới tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đây không phải là một kế sách đối phó nhất thời, mà xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bởi vậy, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc sẽ trở thành chủ đề quan trọng của giáo dục Trung Quốc trong thế kỷ XXI.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hiện nay, xét về tầm quan trọng và ý nghĩa của kinh tế, chính trị, văn hoá đối với sự phát triển xã hội, các nhà phân tích nhật Bản thường xếp văn hoá sau kinh tế, và chỉ sau đó mới là chính trị. Giới tinh hoa Nhật Bản hiểu rõ rằng, để các biện pháp kinh tế đạt hiệu quả lớn trong quá trình “Nhật Bản bước ra thế giới bên ngoài” thì các yếu tố “quốc tế hoá văn hoá” có ý nghĩa rất lớn, nghĩa là phải làm cho người Nhật hiểu sâu sắc về văn hoá của các dân tộc khác và làm cho nó bắt rễ trên đất Nhật, đồng thời làm cho thế giới biết đến những thành tựu và đặc điểm của nền văn hoá Nhật. Sự hội tụ của các nền văn hoá chỉ có thể diễn ra trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và mong muốn, thông cảm, giúp đỡ nhau.

Một điều trở nên rõ ràng là cần phải tạo ra hình ảnh tích cực về nước Nhật và người Nhật ở nước ngoài bằng cách giới thiệu với toàn thế giới những

thành tựu văn hoá của Nhật Bản. Đồng thời, chính bản thân người Nhật cũng phải nghiên cứu sâu sắc nền văn hoá của các dân tộc khác, và biện pháp tích cực đầu tiên được chính phủ Nhật lựa chọn là chính sách “ngoại giao văn hoá”. Như chúng ta đã biết, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc làm thay đổi cục diện thế giới. ấn tượng của thế giới về nước Nhật thường đi liền với hình ảnh một cường quốc quân phiệt và phát xít. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, rõ ràng, ấn tượng đó không hề có lợi và không thể đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế. Vì vậy, chính sách “ngoại giao văn hoá” của Nhật được ban hành nhằm cải thiện hình ảnh và uy tín dân tộc thông qua các hoạt động văn hoá để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo môi trường tin cậy và hoà bình cho sự phát triển kinh tế cũng như các hoạt động ngoại giao của Nhật.

Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay đã trải qua các giai đoạn:

- Vào những năm 1950 và 1960, mục tiêu đặt ra là chuyển đổi hình ảnh của Nhật Bản trước chiến tranh vốn là một nước quân phiệt sang một hình ảnh mới, một quốc gia yêu hoà bình. Do đó, chính quyền Nhật Bản tập trung vào các hoạt động văn hoá như trà đạo, cắm hoa…với hy vọng chúng sẽ chuyển tải được hình ảnh về một vùng trời yêu hoà bình của Nhật Bản ra thế giới. Nhiều cuốn sách được xuất bản đề cập đến đất nước Nhật Bản đương đại với những bức tranh hoa Anh đào và ngọn núi Fuji phủ đẩy tuyết trắng. Đó là những thông điệp thế giới về sự thanh bình, yên ả của nước Nhật.

- Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sách “ngoại giao văn hoá” tập trung vào việc tạo ra hình ảnh một nước Nhật hoà bình, có nền kinh tế phát triển.

- Trong những năm 1970, Nhật Bản bắt đầu triển khai thêm các chính sách “ngoại giao văn hoá tích cực”. Sự thay đổi này được minh chứng bằng việc thiết lập Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm 1972 với số tiền tài trợ là 20 tỷ Yên Nhật (sau này tăng thêm 50 tỷ). Các hoạt động chính của quỹ là:

2. Trao đổi văn hoá, bao gồm các diễn viên, nhạc sĩ… 3. Khuyến khích du học.

- Vào đầu những năm 80, khi nền kinh tế Nhật Bản đã trưởng thành và tầm quan trọng của Nhật Bản đối với thế giới gia tăng thì những mong chờ đóng góp hơn nữa bắt đầu tăng lên.

Chính sách “ngoại giao văn hoá” được hình thành như một trong 3 trụ cột của chính sách ngoại giao Nhật Bản nói chung. Nó đã mang lại kết quả là giữ vững hoà bình, hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hoá với các nước.

Một đối tượng mà ngoại giao văn hoá Nhật hướng đến là Châu á. Nhật Bản đã thành lập Trung tâm Nhật Bản – ASEAN ở Tokyo vào những năm 1980 nhằm giới thiệu quan điểm và cách suy nghĩ của người Châu á tới Nhật. Quỹ Toyota của Nhật đã đề xướng chương trình trao đổi sinh viên trong khu vực Đông Nam á và hỗ trợ cung cấp các xuất học bổng cho Đông Nam á để nghiên cứu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữ Nhật Bản và ASEAN.

- Trong bối cảnh “toàn cầu hoá” hiện nay, Nhật Bản đang tìm kiếm một định hướng mới cho chính sách “ngoại giao văn hoá” của mình nhằm tạo ra một Nhật Bản là đối tác đáng tin cậy thực sự đối với Châu á và thế giới.

Mục tiêu của chính sách “ngoại giao văn hoá” Nhật là tiếp tục giải thích những quan điểm của Nhật Bản và xua tan những hiểu lầm, tạo lập những cây cầu đối thoại văn hoá, làm phong phú văn hoá dân tộc, góp phần làm giàu cho văn hoá nhân loại. Nhật Bản chủ trương việc trao đổi văn hoá trên thế giới không dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn hoá, mà tất cả các nền văn hoá nên được xem là những tài sản đặc biệt của nhân loại.

Có thể thấy, những động thái “ngoại giao văn hoá” của Nhật đã đóng góp tích cực vào việc quảng bá nền văn hoá Nhật Bản trên toàn thế giới, làm thay đổi đáng kể diện mạo và hình ảnh của nước Nhật vốn không được nhiều thiện cảm của nhân dân thế giới kể từ sau Thế chiến II. Những thành tựu mà nền kinh tế Nhật Bản đạt được trong thời gian qua là minh chứng sống động nhất cho thấy vai trò của văn hoá đã được người Nhật nâng cao và tận dụng triệt để vào công cuộc

phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ hợp tác quốc tế trên mọi mặt của Nhật Bản trên cơ sở được củng cố niềm tin về một nền văn hoá hoà bình, một dân tộc hoà bình.

Một phần của tài liệu Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)