1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện Từ Liêm : của NHNo Huyện Từ Liêm :
Huyện Từ Liêm là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ có diện tích tự nhiên là 219.214 ha, dân số 2,3 triệu người, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, 80 % dân số sống ở nông thôn, tổng số khoảng 53 vạn hộ, trong đó hộ nghèo là 12 %. Địa bàn hành chính gồm 2 thị xã, 12 huyện, 15 xã trong đó 1/ 4 số xã có làng nghề Tiểu thủ công nghiệp với 130 nghìn lao động có tay nghề.
Năm 2000 kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cụ thể là :
- Sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 1.027.000 tấn tăng 10,3% so với năm 1999.
- Tổng sản phẩm trong tình (GDP) tăng 7,2 % so với năm 1999. - Giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng 4,6 % so với năm 1999.
- Cơ cấu kinh tế : nông nghiệp 44 %, công nghiệp 31,65 %, dịch vụ 24,35 %.
Đặc điểm kinh tế xã hội có nhiều ảnh hưởng thuận lợi cũng như khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện Từ Liêm nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
a. Thuận lợi :
Huyện Từ Liêm là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng có lợi thế về cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm. Tỉnh có hệ thống đường liên huyện, liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hơn nữa, tỉnh tập trung nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề tiểu thủ công nổi tiếng đang được khôi phục và phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.
Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, cơ cấu trong nông nghiệp có su hướng tăng, tỷ trọng ngành chăn nuôi. Công tác chuyển đổi HTX nông nghiệp theo mô hình kiểu mới thực hiện tốt, đã xây dựng được 494/ 533 HTX nông nghiệp đạt 96 %. Bước đầu thực hiện chuyển đổi kinh tế từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn đạt 112/ 315 xã. Đây là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Một số ngành có điều kiện phát huy tiềm năng đã mạnh dạnh áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thức của người nông dân về sự cần thiết đưa các giống mới năng suất cao vào trồng trọt, chăn nuôi ngày càng cao tạo điều kiện đầu tư vốn có hiệu quả.
Ngành Ngân hàng dần dần hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp với thực tế địa bàn nông thôn, cũng như việc ban hành một số văn bản, chính sách của tỉnh cụ thể hoá các chính sách kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước , từ đó hoạt động của Ngân hàng được thuận lợi hơn trước.
b. Khó khăn :
Nền kinh tế của cả nước nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng phát triển chưa ổn định gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Công cuộc phục vụ nông nghiệp như cơ khí, chế biến trên địa bàn tỉnh chưa phát triển đã hạn chế rất lớn đến sức sản xuất của các hộ gia đình. Giá cả sản phẩm nông nghiệp so với giá hàng công nghiệp, dịch vụ có sự chênh lệch khá lớn theo hướng thiệt hại cho người nông dân. Vì vậy không khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến đời sống các hộ nông dân. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của tỉnh chưa tìm lại được hướng đi sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu. Do đó không tạo được động lực phát triển sản xuất nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp hiệu quả theo hướng có lợi cho nông dân.
Từ Liêm là một huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, do đó rất nhiều những người có trình độ KHKT cao sau khi được đào tạo đã ở lại Hà Nội làm việc. Vì vậy, nguồn nhân lực của Huyện Từ Liêm đã mất đi rất nhiều lợi thế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Huyện Từ Liêm trong
quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Huyện Từ Liêm nói riêng. Từ đó tạo một lực cản hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện Từ Liêm.
Bên cạnh những đặc điểm kinh tế xã hội là những khó khăn tác động đến hoạt động của NHNo Huyện Từ Liêm ở trên thì sức cạnh tranh của các chi nhánh NHTM khác và các quỹ tín dụng nhân dân ngày càng tăng đã gây trở ngại không nhỏ trong NHNo. Mặc dù NHNo Huyện Từ Liêm chiếm ưu thế hơn hẳn về thị trường hoạt động nguồn vốn kinh doanh cũng như dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo , cán bộ nhưng sức ép cạnh tranh của các tổ chức trên qua những chính sách lãi xuất huy động tiền gửi, chính sách thu hút khách hàng vay vốn. .. cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà trực tiếp là lợi nhuận NHNo. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu bền bỉ, kiên quyết tự đổi mới hoạt động kinh doanh từng bước vượt qua những khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2000.
2. Quá trình hình thành, phát triển và chức năng của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm : PTNT huyện Từ Liêm :
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển , Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.
NHNo & PTNT Việt Nam thành lập ngày 26/ 3/ 1988 theo NĐ 53/ HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) NHNo & PTNT Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước dạng đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước , tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
NHNo & PTNT huyện Từ Liêm là thành viên của NHNo & PTNT Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ thágn 7/ 1988 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 6 đơn vị thuộc NHNo thành phố Hà Nội. Về mô hình tổ chức toàn tỉnh có 14 chi nhánh NHNo huyện, thị xã, 45 Ngân hàng loại 4 và 8 Ngân hàng lưu động thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách hàng trên mạng lưới máy vi tính.
NHNo & PTNT huyện Từ Liêm thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng đối
với khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội; uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước trong các ngành kinh tế , trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong kinh tế đối ngoại NHNo Huyện Từ Liêm cung ứng các dịch vụ : thanh toán quốc tế, tài trợ XNK, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thanh toán biên giới. NHNo Huyện Từ Liêm chịu sự quản lý của NHNo Việt Nam, NHNN huyện Từ Liêm.
NHNo huyện Từ Liêm từ một Ngân hàng bao cấp chuyển sang Ngân hàng thương mại quốc doanh, đối tượng đầu tư chủ yếu phục vụ nông nghiệp - nông thôn và nông dân, do đó chịu ảnh hưởng rất lớn vào thiên nhiên, nên hoạt động kinh doanh NHNo huyện Từ Liêm gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy NHNo huyện Từ Liêm đã kiên trì và kiết quyết tập trung chỉ đạo trong nhiều năm qua theo hướng hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với những định hướng lớn , đó là :
- Có nguồn vốn lớn
- Có mạng lưới rộng khắp chất lượng - Có đội ngũ cán bộ tốt.
- Có công nghệ và công cụ điều hành hiện đại. - Có nguồn tài chính thường xuyên có lãi.
3. Đặc điểm khách hàng của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm :
Đối tượng phục vụ chủ yếu của NHNo huyện Từ Liêm là các hộ nông dân. Toàn tỉnh có 53 vạn hộ gia đình, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp hơn 49 vạn hộ. Trong đó, số hộ giầu là 4,7 vạn hộ chiếm tỷ trọng 85%, hộ khá có 95,6 vạn hộ, chiếm tỷ trọng 21,6 %, số hộ trung bình 28,1 vạn hộ chiếm tỷ trọng 53,0 %, hộ nghèo 6,4 vạn hộ tỷ trọng chiếm 12 % chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 112 làng nghề thủ công, mỹ nghệ, chế biến... đang được khôi phục và phát triển , 403 hộ gia đình làm kinh tế trang trại đang đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả.
Với những đặc điểm về tự nhiên - kinh tế - xã hội riêng có của Hà Tây đã tác động đến đặc điểm của khách hàng chủ yếu của NHNo huyện Từ Liêm.
Người nông dân là người bạn đáng tin cậy của NHNo huyện Từ Liêm, họ có sức lao động cần cù, chịu khó và sòng phẳng trong quan hệ vay trả. Đây là một trong những lý do của NHNo thực hiện chủ trương cho các HSX vay dưới 5 triệu đồng không cần tài sản thế chấp trước khi chính phủ ban hành quyết định 67/ 1999/ QĐ - TTg. Hiện nay theo quyết định 67, Chính phủ quyết định cho phép NHNo cho vay hộ nông dân dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp.
Tuy nhiên, hộ nông dân có thu nhập rất thấp, công cụ sản xuất thủ công, kỹ thuật lạc hậu, hoạt động sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng lớn của thời tiết, môi trường tự nhiên, trình độ KHKT, trình độ quản lý của hộ rất thấp. Do đó khả năng mở rộng cho vay của NHNo huyện Từ Liêm cũng bị hạn chế.
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhỏ trong quy mô hộ gia đình, chưa hướng tới xuất khẩu, do đó thường những món vay có giá trị nhỏ, nhưng số lượng món vay rất lớn, địa bàn rộng nên chi phí cho một món vay còn cao.
Mặc dù, hộ sản xuất còn một số hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhưng hộ có nhu cầu vay vốn rất lớn để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, hộ sản xuất rất cần tới sự giúp đỡ về vốn của NHNo huyện Từ Liêm.