II. Một số giải pháp cơ bả n:
2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay hộ sản xuất :
a. Lập kế hoạch cho vay :
Hoạt động cho vay hộ sản xuất tạo ra thu nhập hàng đầu của Ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ cấu vốn đầu tư và được đảm bảo khi có sự lựa chọn khách hàng cẩn thận. Tất cả những điều này nằm trong chính sách cho vay hay kế hoạch chiến lược các hoạt động cho vay của Ngân hàng. Cơ cấu kế hoạch có thể chia ra 2 phần cụ thể là :
- Xác định thị trường : Là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng bao gồm việc lựa chọn các ngành hoặc hoạt động kinh tế có phát triển phục vụ có hiệu quả và lâu dài, hạn chế cho vay ngành kém hiệu quả.
- Thiết lập đường lối tín dụng : Là xác định phương hướng chung phân bổ các khoản cho vay khách hàng thuộc các nhóm ngành. Điều này giúp Ngân hàng phân bổ một cách cân đối cơ cấu đầu tư nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững trong ngành được tài trợ trong khi vẫn cho phép đa dạng hoá hoạt động , phân tán rủi ro cho vay.
Việc lập kế hoạch căn cứ trên mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như định hướng của ngành, phân định chức năng rõ ràng
với từng đơn vị cơ sở. Các chi nhánh Ngân hàng huyện, thị (Ngân hàng cấp III) cung cấp dữ liệu kinh tế xã hội, báo cáo về cơ cấu cho vay, phân tích cung cầu tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn hoạt động. Yêu cầu đặt ra là thông tin phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời và thường xuyên được cập nhật. NHNo huyện Từ Liêm sẽ tổng hợp và sàng lọc thông tin lập ra kế hoạch cho vay thường xuyên và thời kỳ 3 năm, 5 năm. ..
Việc lập kế hoạch chính xác và khoa học sẽ hướng dẫn các nhân viên Ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng tập trung nỗ lực vào đối tượng khách hàng chính một cách hiệu quả hơn.
b. Tăng cường tiếp cận đến từng hộ sản xuất :
Việc xây dựng và củng cố mạng lưới Ngân hàng cơ sở rộng khắp với nhiều điểm giao dịch và điều kiện thuận lợi giúp Ngân hàng tiếp xúc gần hơn đến các hộ gia đình nhưng chưa đủ để các khách hàng nhỏ đến với Ngân hàng. Một số lý do các hộ sản xuất còn ít tiếp cận đến tín dụng chính thức (tín dụng Ngân hàng ) đã được tổng kết lại :
1. Thiếu thông tin bao gồm sự thiếu quan tâm của Ngân hàng , thiếu một nền văn minh Ngân hàng và các chương trình tín dụng.
2. Nhiều vùng còn xa với các điểm giao dịch của Ngân hàng 3. Chi phí cho vay cao
4. Yêu cầu thế chấp ngặt nghèo 5. Hồ sơ giấy tờ phức tạp.
6. Rủi ro trong nông nghiệp có thể dẫn đến không trả đươc nợ
Do vậy việc tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận. Ngân hàng cần một hệ thống thông tin, tuyên truyền về lợi ích khi quan hệ với Ngân hàng cũng như giúp đỡ tìm ra vướng mắc của họ để cùng nhau tháo gỡ. Để mở rộng tiếp cận đến từng hộ sản xuất , Ngân hàng cần thực hiện một số vấn đề sau :
- Đối với các món vay nhỏ dưới 5 triệu đồng, Ngân hàng nên đơn giản hoá quy trình cho vay để đẩy mạnh tiến độ mở rộng khả năng tiếp cận. - Cần tăng cường lực thẩm định các món vay nhỏ và quy trình thẩm định cũng nên được hoàn thiện với những thủ tục riêng để đơn giản hoá hoạt động phân tích dự án. Cần soạn thảo các bẳng tham khảo nhanh về doanh thu và chi phí dưới hình thức một danh sách kiểm tra đối với từng hoạt động sản xuất khác như : chăn nuôi, trồng trọt. ..
- Khi đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng, nên bổ sung thêm một tiêu thức đó là số lượng người vay do cán bộ tín dụng quản lý.
- Cán bộ tín dụng không nên bị bắt buộc phải đình chỉ hoạt động cho vay của mình trong trường hợp đã tuân thủ đầy đủ các quy chế cho vay trong quá trình thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. Nếu như cán bộ tín dụng đã tuân thủ đầy đủ các quy chế cho vay, họ không nên bị quy trách nhiệm đối với những rủi ro đã xảy ra. Rủi ro của các khoản vay trong trường hợp đó là mang tính chất thể chế hơn là rủi ro của cá nhân cán bộ tín dụng
c. Đa dạng hoá các loại hình cho vay, phương thức cho vay :
Đa dạng hoá các loại hình cho vay, phương thức cho vay, mạnh dạn áp dụng các phương thức cho vay mới khi có điều kiện. Hiện nay Ngân hàng chủ yếu cho vay theo phương thức từng lần. Phương thức này thích hợp với hộ vay vốn không thường xuyên sản xuất theo mùa vụ, chu chuyển vốn chậm. Do thủ tục vay vốn còn phức tạp, cần nhiều giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng thường xuyên. Đối với những khách hàng có vòng quay vốn thường xuyên và quá trình vay trả sòng phẳng, có tín nhiệm trong quan hệ giao dịch, Ngân hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng. Phương thức này cho phép khách hàng có thể duy trì một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn cho vay khách hàng chỉ phải lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí quản lý hồ sơ của Ngân hàng.
Về lâu dài, khi tỉnh có vùng chuyên canh trồng lúa có hai vụ liền kề, Ngân hàng có thể cho vay lưu vụ nếu xét thấy phương án sản xuất của hộ đang có hiệu quả và lãi món vay trước đã trả đủ. Theo phương thức này, hộ nông dân sau một chu kỳ sản xuất chỉ cần trả hết lãi có thể xin vay lưu vụ mà không cần làm lại thủ tục vay từ đầu. Cho vay bằng phương thức này giúp các hộ sản xuất có điều kiện chủ động về vốn, giảm chi phí giao dịch, giảm các thủ tục phiền hà và gắn bó người nông dân với Ngân hàng hơn.