Chuyển dịch tương đương

Một phần của tài liệu Hoán dụ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch hoán dụ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 78)

2. Cách chuyển dịch hoán dụ có phạm trù nguồn là từ chỉ bộ phận cơ thể

2.1. Chuyển dịch tương đương

a. Tương đương hoàn toàn

Qua khảo sát của chúng tôi thì hiện tượng tương đương hoàn toàn tuyệt đối, tức là TĐDT tương đương với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ ngữ hoán dụ chứa bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh so với tiếng Việt là không có. Loại tương đương hoàn toàn không xuất hiện vì hai lý do sau:

- Tiếng Anh và tiếng Việt là những ngôn ngữ khác nhau về loại hình, tiếng Anh là ngôn ngữ đa tiết còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết. Ngoài ra hai ngôn ngữ này không có quan hệ họ hàng gần gũi hay có quan hệ tiếp xúc, vay mượn lâu đời.

- Các từ ngữ hoán dụ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh: ear, eye, lip, head, mouth và tongue là những từ không nằm trong hệ thống từ vay mượn nhằm làm phong phú thêm cho tiếng Việt.

Thông qua khảo sát thì chúng tôi không nhận ra bất cứ một tương đương nào của các từ ngữ hoán dụ chứa từ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh với tiếng Việt vì các từ này không đáp ứng được tiêu chí về ngữ âm.

Hiện tượng tương đương hoàn toàn tương đối nghĩa là các từ ngữ hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt tương đương với nhau trên ba bình diện là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Để dễ hình dung về từ được xét ở cả hai văn bản nguồn và văn bản đích, chúng tôi đưa ra mô hình tương đương hoàn toàn tương đối như sau:

T

S1 = S2

S1: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh S2: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt

T : Phạm trù đích của hoán dụ trong hai ngôn ngữ : Quan hệ giữa phạm trù nguồn và phạm trù đích

Chúng tôi xin phân tích một số ví dụ sau đây để minh họa cho kiểu chuyển dịch tương đương hoàn toàn tương đối. Ví dụ:

(197) If you try to persuade her, you just bang your head against a brick wall.

(Nếu anh cố gắng thuyết phục cô ấy thì chỉ đâm đầu vào tường) Trong ví dụ trên, ngữ “bang your head against a brick wall” được dịch sang tiếng Việt là “đâm đầu vào tường”. Head (được hiểu là đầu trong tiếng Việt) là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn đầu là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt. Đầu trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dựa trên chức năng của head trong ngữ bang your head against a brick wall nên cả head đầu (đầu trong đâm đầu vào tường) đều có đích giống nhau chỉ khả năng làm một việc gì đó khó khăn và vô ích. Vậy khả năng tương đương giữa head đầu ở (197) là tương đương hoàn toàn tương đối. Quan hệ giữa từ head trong bang your head against a brick wall và đầu trong đâm đầu vào tường có thể hình dung qua mô hình sau:

Việc khó khăn

Head = Đầu (trong đâm đầu vào tường)

Một trường hợp khác. Ví dụ:

(198) He is all mouth and no action

(Anh ta chỉ nói suông chẳng hành động gì cả)

Phương án dịch của luận văn: Anh ta chỉ nói mồm thôi chẳng làm gì được cả.

Trong (198), nếu theo cách dịch của tác giả thì chúng ta thấy phát ngôn (He is all mouth and no action) trong VBN (tiếng Anh) đã không được dịch tương đương trong VBĐ (Anh ta chỉ nói suông chẳng hành động gì cả). Nhưng nếu lựa chọn phương án dịch của luận văn thì ta thấy

mouth và mồm trong hai ngôn ngữ giống về cách gọi tên sự vật. Mouth

(được hiểu là mồm trong tiếng Việt) là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn mồm là phạm trù nguồn của hoán dụ trong tiếng Việt. Mồm

trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dịch dựa trên thuộc tính của mouth nên cả mouth và mồm đều có đích giống nhau là khả năng nói năng. Vậy khả năng tương đương giữa mouth và mồm ở (198) là tương đương hoàn tàn tương đối. Mô hình dưới đây sẽ thể hiện quan hệ về mouth (mồm) trong ví dụ trên:

Khả năng nói năng

Mouth = Mồm (ở trong nói mồm)

Một ví dụ khác:

(199) Everything I say to my son goes in one ear and out of the other.

(Tất cả mọi thứ tôi nói với con trai đều vào tai này và ra tai kia)

Tương tự với cách lập luận như hai ví dụ trên thì từ ear và tai trong hai ngôn ngữ cũng giống nhau về cách gọi tên sự vật. Ear (được hiểu là

tai trong tiếng Việt) là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn tai là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt. Tai trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dịch dựa trên chức năng của ear nên cả tai và ear đều có đích giống nhau là năng lực nghe. Vậy khả năng tương đương

giữa ear và tai trong ví dụ trên là tương đương hoàn toàn tương đối. Ear (tai) trong ví dụ trên được hình dung dưới mô hình sau:

Năng lực nghe

Ear = Tai (ở trong vào tai này ra tai kia)

Chúng ta xem xét một ví dụ khác:

(200) You don’t have to worry so much about your looks, Sally, beauty is in the eye of the beholder.

(Sally, cậu không phải lo lắng quá nhiều về nhan sắc của mình, đẹp tùy thuộc vào mắt người nhìn mà!)

Trong ví dụ này eye và mắt trong hai ngôn ngữ giống nhau về cách gọi tên sự vật. Eye (được hiểu là mắt trong tiếng Việt) là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn mắt là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt.

Mắt trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được chuyển dịch dựa trên chức năng của eye nên cả eye và mắt đều có đích giống nhau là nơi tiếp nhận hình ảnh của con người và biểu đạt quan điểm nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc. Vậy khả năng tương đương giữa eye và mắt trong trường hợp này là tương đương hoàn toàn tương đối. Mô hình dưới đây minh họa cho sự tương đương của mắt và eye:

Quan điểm nhìn nhận, đánh giá

Eye = Mắt (ở trong mắt người nhìn)

Tóm lại, trong các hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh có chuyển dịch tương đương hoàn toàn tương đối với tiếng Việt chiếm tỉ lệ khá câu (có 43 câu trong khoảng 145 câu có từ ngữ hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, chiếm 29,6 %). Điều này cho thấy rằng một số nghĩa hoán dụ của ear, eye, lip, head, tongue và mouth được dùng quá phổ biến trong đời sống hàng ngày nên người ta thường dùng trực tiếp các nghĩa đó để gọi tên các từ.

b. Tương đương không hoàn toàn

Không giống với tương đương hoàn toàn là các phát ngôn được chuyển dịch từ VBN sang VBĐ sẽ tương đương với nhau trên ba bình diện (ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng) thì tương đương không hoàn toàn là các tương đương dịch thuật chỉ tương ứng với nhau trên một hoặc hai bình diện. Trong các trường hợp mà luận văn khảo sát thì các từ ngữ ở VBN và VBĐ đều giống nhau về mặt ngữ pháp, có chức năng là danh từ hoặc động từ trong câu nên khi chuyển dịch hoán dụ có yếu tố gốc chỉ bộ phận cơ thể người từ tiếng Anh sang tiếng Việt phổ biến là tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra mô hình chuyển dịch tương đương không hoàn toàn tổng quát:

T

S1 ≈ S2

S1: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh S2: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt

T : Phạm trù đích của hoán dụ trong hai ngôn ngữ : Quan hệ giữa phạm trù nguồn và phạm trù đích

≈ : Quan hệ giữa các phạm trù nguồn (của tiếng Anh và tiếng Việt)

Chúng tôi xin phân tích một số ví dụ sau đây để minh họa kiểu chuyển dịch tương đương không hoàn toàn.

Ví dụ thứ nhất:

(201) Don’t worry, I will not tell anybody. My lips are sealed.

(Anh đường lo lắng. Tôi sẽ không nói với ai đâu. Miệng tôi đã bịt kín) Trong ví dụ này, lip và miệng trong hai ngôn ngữ khác nhau về cách gọi tên sự vật. Lip (được hiểu là môi trong tiếng Việt), là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn miệng là phạm trù nguồn của hoán dụ trong tiếng Việt. Miệng trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dịch dựa trên thuộc tính của lip nên cả lip và miệng đều có đích giống nhau là nơi phát ra tiếng nói của con người. Vậy khả năng tương đương giữa lip và miệng ở ví dụ trên là tương đương không hoàn toàn. Mô hình dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự chuyển dịch tương đương không hoàn toàn của lip và miệng trong (201):

Nơi phát ra tiếng nói

Lip ≈ Miệng (ở trong miệng tôi đã bịt kín)

(202) The teacher could see that Ralph had his head in the clouds when she was teaching.

(Cô giáo thấy Ralph thả hồn trên mây xanh trong khi cô ấy giảng bài) Trong (202), head và hồn trong hai ngôn ngữ khác nhau về cách gọi tên sự vật. Head (được hiểu là đầu trong tiếng Việt), là phạm trù nguồn hoán dụ tiếng Anh còn hồn là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt. Hồn

trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dịch tương đương với

head là vì cả head và hồn đều có đích giống nhau là trung tâm suy nghĩ của con người. Vậy khả năng tương đương giữa head và hồn ở ví dụ trên là là tương đương không hoàn toàn. Từ head và hồn trong (202) sẽ hình dung cụ thể hơn qua mô hình sau:

Trung tâm suy nghĩ của con người

Head ≈ Hồn (ở trong thả hồn trên mây xanh)

Ví dụ thứ ba:

(203) Be careful what you tell Sam- she has got a very loose tongue, you know.

(Hãy cẩn thận với những gì mà anh nói với Sam vì cô ta không biết giữ miệng đâu!).

Trong ví dụ trên, tongue và miệng trong hai ngôn ngữ khác nhau về cách gọi tên sự vật. Tongue (được hiểu là lưỡi trong tiếng Việt), là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn miệng là phạm trù nguồn của hoán

dụ trong tiếng Việt. Miệng trong phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt được dịch dựa trên chức năng của tongue nên cả tongue và miệng đều có đích giống nhau là nơi phát ra tiếng nói của con người. Vật khả năng tương đương giữa tongue và miệng ở (203) là tương đương không hoàn toàn. Mô hình đưới đây sẽ cụ thể hóa quá trình chuyển dịch tương đương không hoàn toàn của tongue và miệng:

Nơi phát ra tiếng nói

Tongue ≈ Miệng (ở trong không giữ miệng)

Thông qua một số ví dụ ở trên và theo thống kê của chúng tôi thì số lượng chuyển dịch tương đương không hoàn toàn không có nhiều lắm (có 30 câu trong 145 câu có từ ngữ hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, chiếm 20,9% ).

2.2. Chuyển dịch không tương đương

Trong qua trình dịch thuật, không phải lúc nào người dịch cũng có thể chuyển dịch tương đương từ VBN sang VBĐ, chính vì vậy trong số các hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh khi chuyển dịch sang tiếng Việt cũng có nhiều trường hợp là chuyển dịch không tương đương. Chúng tôi xin đưa ra mô hình chuyển dịch không tương đương như sau:

S1 ≠ S2

S1: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh S2: Phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Việt

T : Phạm trù đích của hoán dụ trong hai ngôn ngữ : Quan hệ giữa phạm trù nguồn và phạm trù đích

≠ : Quan hệ giữa các phạm trù nguồn (của tiếng Anh và tiếng Việt) Luận văn xin đưa ra một số trường hợp chuyển dịch không tương đương.

Ví dụ thứ nhất:

(204) The writer is always in the public eye.

(Nhà văn đó rất nổi tiếng)

Trong ví dụ trên, public eyenổi tiếng trong hai ngôn ngữ khác nhau về cách gọi tên sự vật. Public eye (được hiểu là mắt của công chúng trong tiếng Việt), là phạm trù nguồn củah hoán dụ tiếng Anh còn nổi tiếng là phạm trù nguồn của tiếng Việt nhưng không có nghĩa hoán dụ.

Nổi tiếng trong phạm trù nguồn của tiếng Việt được dịch dựa trên thuộc tính của public eye nên cả public eyenổi tiếng đều có đích giống nhau là nhiều người biết đến. Vậy giữa public eye và nổi tiếng là chuyển dịch không tương đương. Từ public eye (nổi tiếng) trong (204) sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nhiều người biết đến

Public eye ≠ Nổi tiếng (trong nhà văn ấy rất nổi tiếng)

Ví dụ thứ hai:

(205) Our request for money fell on deaf ears.

(Yêu cầu tăng tiền của chúng tôi bị phớt lờ)

Trong (205), deaf earsphớt lờ trong hai ngôn ngữ khác nhau về cách gọi tên sự vật. Deaf ears (được hiểu là đôi tai điếc trong tiếng Việt), là phạm trù nguồn của hoán dụ tiếng Anh còn phớt lờ là phạm trù nguồn trong tiếng Việt nhưng không có nghĩa hoán dụ. Phớt lờ trong phạm trù nguồn của tiếng Việt được dịch dựa trên trạng thái của deaf ears nên cả

deaf ears và phớt lờ đều có đích giống nhau là không nghe thấy. Vậy giữa

deaf ears và phớt lờ là chuyển dịch không tương đương. Mô hình dưới đây minh họa cho sự chuyển dịch giữa deaf ears và phớt lờ:

Không nghe thấy

Deaf ears ≠ Phớt lờ (ở trong chúng tôi bị phớt lờ)

Bên cạnh những trường hợp chuyển dịch không tương đương như ở trên thì chúng tôi còn nhận thấy một trường hợp khác của chuyển dịch không tương đương đó là từ ở phạm trù nguồn của hoán dụ trong tiếng Anh đã bị lướt, không dịch sang phạm trù nguồn trong tiếng Việt. Ví dụ: (206) He thought that her eyes looked hungry because she had perhaps had nothing to eat for a long time.

( Anh ta nghĩ rằng con bé đang đói bởi vì có lẽ nó chẳng có gì để ăn từ lâu rồi).

(LP, 78)

Trong ví dụ này ta thấy, eye trong phạm trù nguồn của tiếng Anh mang nghĩa hoán dụ nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì đã bị lướt

không dịch. Nếu dịch theo cách đầy đủ thì câu có thể là: Anh ta nghĩ rằng nhìn mắt của con bé thấy rất đói vì có lẽ nó chẳngđược có gì để ăn từ lâu rồi. Nhưng khi so sánh hai câu dịch này ta thấy câu dịch thứ hai không tự nhiên mà trong khi đó, câu dịch thứ nhất thì rất tự nhiên mà vẫn chuyển tải đầy đủ ý nghĩa nội dung của văn bản nguồn (tiếng Anh) và không ảnh hưởng gì đến ngữ pháp, ngữ nghĩa hay ngữ dụng.

(207) There is no point in paying the rental for a telephone, and they change you and fingure that comes into there heads.

(Không cần gì phải trả tiền thuê bao điện thoại, tôi nói để chị biết, họ tính cho chị số cuộc gọi bao nhiêu tùy ý).

(NTDP, 21) (208) She accussed the journalist of putting words in her mouth. (Bà ấy tố cáo nhà báo đã đặt điều cho bà ấy).

Trong (206), (207), (208) cho thấy từ hoán dụ ở VBN không có đơn vị được chuyển dịch tương đương trong VBĐ. Nói chung số lượng từ ngữ hoán dụ chuyển dịch không tương đương từ tiếng Anh sang tiếng Việt chiếm tỉ lệ khá cao (72 câu trên tổng số 145 câu có từ hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, chiếm 49,5%). Sự chuyển dịch không tương đương trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng nên cách chuyển dịch này không có đích. Việc chuyển dịch không tương đương có nhiều lý do khác nhau. Lý do khách quan là có thể không có sự trùng hợp trong quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích và cũng có thể do cách sử dụng của người bản ngữ khác nhau. Lý do chủ quan là có thể do phong cách và phương pháp của người dịch. Trong quá trình chuyển dịch, người dịch có chuyển dịch đầy đủ các từ theo VBN và câu dịch đó vẫn được chấp nhận nhưng cũng có thể người dịch muốn chuyển tải ý nghĩa và cách dùng từ theo cách của người Việt nên một số đơn vị dịch thuật không được dịch tương đương sang

VBĐ. Hiện tượng chuyển dịch không tương đương thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học, thơ ca.

3. TIỂU KẾT

Trên đây chúng tôi đã phân tích một số phương pháp chuyển dịch từ ngữ hoán dụ (chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người) từ tiếng Anh sang tiếng Việt, với hai phương pháp phổ biến nhất là chuyển dịch tương đương và chuyển dịch không tương đương.

Như vậy trong chương này, luận văn đã xem xét về các thủ pháp chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt gồm có chuyển dịch tương đương (tương đương hoàn toàn và tương đương không hoàn toàn) và chuyển dịch không tương đương. Dựa trên các thủ pháp dịch trên, chúng tôi đã xem xét và phân tích một số trường chuyển dịch các từ ngữ hoán dụ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người: eye (mắt), ear (tai), lip (môi), mouth (mồm, miệng), head (đầu) và tongue (lưỡi). Thông qua các kết quả mà luận văn đã khảo sát và thống kê thì bước đầu làm sáng tỏ khả năng chuyển dịch hoán dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và phần nào đó giúp

Một phần của tài liệu Hoán dụ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch hoán dụ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)